Du lịch sông Hồng: Đầu tư nhiều vẫn không thu hút du khách
Đánh thức tiềm năng du lịch sông Hồng |
Tour du lịch sông Hồng dù đầu tư nhiều song lượng khách vẫn đìu hiu. Ảnh: T.L |
Đầu tư nhiều nhưng vắng khách
Xí nghiệp đầu tư phát triển du lịch sông Hồng đã đưa vào đầu tư sử dụng 3 tàu thủy chạy liên tục gồm tàu Thăng Long 18 (150 khách), tàu Thăng Long 333 (60 khách), tàu Sông Hồng 5 (40 khách) đảm bảo phục vụ một lượng khách vừa và nhỏ. Lịch trình xuất phát từ Chương Dương - bến sông lịch sử nổi tiếng thời Trần, xuôi dòng sông dừng ở đền Dầm, đền Đại Lộ (huyện Thường Tín), đền Chử Đồng Tử ở Khoái Châu (Hưng Yên), và điểm cuối cùng ghé làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm...
Một chương trình du lịch khác cũng được xây dựng có tên “Sông Hồng - Những nhịp cầu” xuất phát từ bến tàu chùa Bồ Đề, đưa du khách chiêm ngưỡng nhịp sống sông nước với nhiều tàu bè xuôi ngược dòng sông Hồng. Trên hành trình, du khách có thể ghé tham quan các điểm di tích lịch sử, đồng thời kết hợp đạp xe tới các di tích, làng nghề tiêu biểu nằm trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, dự án này chạy thử một thời gian nhưng không có khách, phải tạm ngừng vô thời hạn.
Ông Nguyễn Thái Dũng - Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long - cho biết, hiện đang là mùa nước cạn nên tuyến du lịch sông Hồng vắng khách. Do bến Chương Dương nước cạn nên công ty đã xin phép làm cầu tạm để xuất phát từ hướng chùa Bồ Đề (Long Biên). Ngoài ra, tuyến du lịch sông Hồng đông khách chủ yếu từ tháng 10 cho đến tháng 4 sang năm, lúc đó đa phần nhu cầu của người dân đi du lịch tâm linh.
Theo ông Phan Huy Cường - Trưởng phòng lưu trú (Sở Du lịch Hà Nội), người tham gia xây dựng đề án du lịch sông Hồng, thì Quy hoạch du lịch Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Hà Nội sông Hồng nằm trong quy hoạch vành đai du lịch bao gồm vành đai sông Hồng và vành đai sông Đáy. Theo đó, vành đai sông Hồng xuất phát từ Ba Vì đến Mỹ Đức, khai thác với các sản phẩm du lịch sinh thái cùng các di tích lịch sử văn hóa khác. “Chỉ có tour du lịch sông Hồng do Công ty đầu tư phát triển du lịch sông Hồng khai thác với tuyến truyền thống đi hướng đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung và Bát Tràng. Hạ tầng tuyến du lịch này vẫn chưa được đầu tư nhiều do đang chờ phê duyệt quy hoạch hai bên sông Hồng của thành phố, từ quy hoạch chung đó sẽ có quy hoạch phân khu, trong đó sẽ có quy hoạch hạ tầng du lịch. Từ đó mới có thể có cơ sở để đầu tư cho tuyến du lịch ven sông Hồng” - ông Phan Huy Cường nói thêm.
Cần chú trọng lợi thế, tiềm năng
Hiện nay giá tour mà các công ty du lịch “chào khách” là khoảng 450 nghìn đồng/người/chuyến, xuất phát từ bến Chương Dương, bao gồm tất cả dịch vụ tham quan đưa đón, ăn uống, giải trí, tiền bảo hiểm - một chi phí được cho là vừa phải cho chuyến đi du ngoạn ngày nghỉ cuối tuần. Nhưng ông Đặng Thanh Tùng - Giám đốc Công ty Neworld Travel lại có quan điểm ngược lại, khi nhìn nhận rằng mặc dù công ty luôn có sẵn lịch trình tour tham quan sông Hồng, nhưng chủ yếu là khách đoàn và hầu như không có khách lẻ. Theo ông Tùng, sở dĩ tour sông Hồng không chạy thường xuyên là bởi một phần quan trọng liên quan đến vụ mùa, thời điểm đẹp nhất cho tuyến này rơi vào cuối năm đến hết Tết Âm lịch. Du khách vừa đi tham quan trên sông vừa kết hợp đi lễ chùa.
Còn ông Nguyễn Hồng Nguyên - Trưởng phòng phát triển thị trường Hanoitourist có cái nhìn khả quan hơn, khi tin rằng tour du lịch đường sông luôn hấp dẫn với du khách, bởi bất cứ nước nào cũng đều có tour đi thuyền trên sông. Với nền văn minh sông Hồng, thì tour thăm quan sông Hồng là lợi thế, tiềm năng của du lịch Hà Nội. Tiếc rằng trên thực tế hiện chỉ có loại hình tour thăm quan của Công ty du lịch sông Hồng, nhưng chưa thực sự hấp dẫn khi chưa có sự đầu tư bài bản, cảnh quan không có nhiều thay đổi. Chưa kể vệ sinh môi trường dọc bờ sông Hồng rất đáng lo ngại, làm mất cảnh quan, không nhận được sự thiện cảm từ du khách.
Ông Nguyên cũng kiến nghị rằng, muốn thu hút khách cho tour đường sông cần có chính sách đầu tư của thành phố, sự hỗ trợ của doanh nghiệp, đội tàu, người thuyết minh, đồng thời với sản phẩm cụ thể thì xác định điểm tham quan theo mùa, theo từng đối tượng.
“Dưới góc độ doanh nghiệp, tôi chưa thấy sự phát triển, định hình rõ ràng của tour sông Hồng. Việc quảng bá không thường xuyên, tàu bè chưa được nâng cấp cũng là một trong những yếu tố “gây khó” cho chúng tôi trong việc giới thiệu với du khách”. ĐẶNG THANH TÙNG - Giám đốc Công ty Neworld Travel |
Theo Mai Châu/laodong.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội
Cộng đồng 01/02/2025 06:11
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết
Xã hội 30/01/2025 09:12
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Cộng đồng 30/01/2025 06:38
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?
Cộng đồng 29/01/2025 22:17
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Cộng đồng 29/01/2025 22:15
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản
Cộng đồng 29/01/2025 14:46
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 29/01/2025 14:30
Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa
Cộng đồng 29/01/2025 10:42