--> -->

Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Gỡ vướng để sớm về đích

Là dự án giao thông trọng điểm của thành phố Hà Nội, tuy nhiên sau 6 năm triển khai, lũy kế giải ngân các gói thầu thi công dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục đến hết năm 2023 mới đạt 1.634/7.211 tỉ đồng. Để gỡ khó cho dự án, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định điều chỉnh dự án đầu tư với nhiều điểm mới. Tuy nhiên, để được tiến độ như dự kiến vẫn cần hơn nữa sự vào cuộc nhịp nhàng của các đơn vị liên quan.
Hoàn thành Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) trong năm 2024 Vành đai 1 Hà Nội chốt thời hạn thông xe

2km với hơn 2.000 hộ dân

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội, đến nay, các đơn vị liên quan đã thực hiện đo đạc hồ sơ kỹ thuật thửa đất và kiểm đếm tài sản được 1.969/2.005 hộ dân (98,2%); xác nhận nguồn gốc đất của 1.859/1.969 hộ dân đã kiểm đếm tài sản (94,4%). Qua đó, lập 1.197 phương án đền bù; phê duyệt 701 phương án đền bù và tiến hành chi trả tiền đền bù cho 548 hộ dân với giá trị 1.596,1 tỉ đồng.

Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Gỡ vướng để sớm về đích
Đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là đoạn tuyến cuối cùng được triển khai nhằm khép kín đường Vành đai 1.

Theo thống kê, đã có 104 hộ dân bàn giao mặt bằng; 96 hộ đã phá dỡ thu hồi mặt bằng. Còn lại 171 hộ đủ điều kiện thu hồi mặt bằng, UBND các phường liên quan đang khảo sát, lên phương án, dự kiến trong tháng 3 này tiến hành phá dỡ.

Hiện nay, còn 15 hộ dân khu vực góc cua nút giao Nguyễn Chí Thanh vẫn không đồng ý cho cán bộ địa chính đo đạc. Ban Quản lý dự án đã nhiều lần phối hợp với UBND phường Giảng Võ (quận Ba Đình) tổ chức tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, một số hộ dân tại phường Giảng Võ đang tranh chấp đất đai chưa giải quyết xong.

Ngoài ra, còn khoảng 317 hộ dân đã đủ điều kiện thu hồi mặt bằng (đã nhận tiền, nhận nhà tái định cư...) nhưng chưa bàn giao mặt bằng. Ban Quản lý dự án đang phối hợp và đôn đốc các phường tập trung vận động, tuyên truyền để thu hồi mặt bằng. Trong trường hợp các hộ vẫn kiên quyết không bàn giao mặt bằng, UBND các phường lập biên bản và báo cáo UBND các quận ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.

Về quỹ nhà tái định cư phục vụ dự án, Thành phố đã bố trí 2.589 căn tại CT3 khu đô thị Nghĩa Đô (Bắc Từ Liêm), nhà 30 T1, T2 khu đô thị Nam Trung Yên (Cầu Giấy), chung cư C1-289A Khuất Duy Tiến (Cầu Giấy), dự án nhà ở thương mại phục vụ tái định cư X2 Đại Kim (Hoàng Mai). Hai quận Đống Đa, Ba Đình đã tổ chức bốc thăm 581 căn hộ tái định cư cho các hộ dân, 898 căn đã đủ điều kiện bàn giao sẽ tổ chức bốc thăm trong thời gian tới.

Kinh nghiệm từ dự án Vành đai 4

Theo Quy hoạch Giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Đây được xem là bộ khung định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Thủ đô.

Có thể nói, trong số cả 7 tuyến Vành đai này, rất khó để xác định rõ tuyến nào là quan trọng nhất, cần được ưu tiên, chính vì vậy, giải pháp hiện nay đó là phân kỳ đầu tư cho từng tuyến ở từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, mâu thuẫn cũng nảy sinh từ đây khi Hà Nội chưa có một tuyến Vành đai nào được khép kín đúng như ý nghĩa của nó.

Cụ thể, trong tổng số 285,46km của 7 tuyến đường vành đai, đến nay, thành phố mới hoàn thành được 132,26km (đạt 46,33%); đang đầu tư xây dựng 20,51km (tương ứng 7,18%); đang triển khai chuẩn bị đầu tư 83,26km (tương ứng 29,16%); còn lại 49,43km (tương ứng 17,33%) chưa được nghiên cứu để hình thành dự án. Lý giải cho nguyên nhân này, đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng ngoài yếu tố vốn đầu tư lớn thì vướng mắc nhiều nhất vẫn là giải phóng mặt bằng (GPMB).

Cần phải khẳng định, những “vướng mắc” này không phải là mới và “vướng mắc” vẫn sẽ mãi là “vướng mắc” nếu không có những giải pháp cụ thể. Từ kinh nghiệm triển khai dự án đường Vành đai 4 cho thấy rõ, mấu chốt để tạo “đột phá” chính là nhờ việc tách GPMB thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt. Từ đó, công tác GPMB không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật mang tính chất chuyên ngành của công trình, thực hiện GPMB ngay sau khi có chỉ giới đường đỏ được phê duyệt và khi dự án thành phần xây lắp được duyệt hồ sơ cắm mốc GPMB sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung cho phù hợp, nhằm đảm bảo có mặt bằng thi công trước khi trao thầu.

Ưu điểm của giải pháp tách công tác GPMB thành dự án thành phần độc lập là có thể triển khai song song công tác bồi thường GPMB (theo quy hoạch) đối với công tác lập dự án thành phần GPMB; việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thành phần GPMB thường sẽ triển khai nhanh hơn so với việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư do không có yếu tố kỹ thuật phức tạp, không phải thỏa thuận với nhiều đơn vị quản lý, khối lượng công việc ít hơn… Vì vậy, rút ngắn được thời gian thực hiện, việc ứng vốn từ quỹ đầu tư phát triển thành phố chi trả cho các phương án GPMB không phụ thuộc vào dự án được duyệt.

Với quyết tâm sẵn có, mong rằng dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ không lần nữa trượt tiến độ. Từ đó tạo sự đồng bộ với các tuyến vành đai, góp phần định hình mạng lưới giao thông của Thủ đô; tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững.

Dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài hơn 2,2 km, mặt cắt ngang 50 m. Điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa), điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Tổng đầu tư Dự án gần 7.800 tỉ đồng từ ngân sách Thành phố. Dự án được phê duyệt từ tháng 12/2017, dự kiến hoàn thành năm 2020, được gia hạn đến quý I/2025.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2024 - 2025, đồng thời tuyên dương 42 tập thể và 25 cá nhân tiêu biểu trong khối giáo dục, khẳng định vai trò tích cực của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành, chăm lo và động viên đội ngũ nhà giáo.

Tin khác

Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, ít ngày tới sẽ tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ thi công công trình nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long. Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long, đường Hoàng Tùng sẽ được điều chỉnh, các phương tiện cần chú ý để có lộ trình giao thông phù hợp.
Khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng Đỏ”

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng Đỏ”

Ngày 10/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ công bố ga Hải Phòng trở thành “Điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng Đỏ”.
Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Hôm nay (10/5), Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) tổ chức rào chắn và phân luồng giao thông phục vụ thi công Ga ngầm S12 thuộc Metro Nhổn - ga Hà Nội. Để tham gia giao thông trên khu vực, người dân cần chú ý thay đổi lộ trình giao thông.
Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Vào khoảng 21h tối ngày 9/5, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trước cửa số nhà 896 - 898 đường Kim Giang (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Một chiếc ô tô đã va chạm liên hoàn với 6 xe máy. Cú va chạm mạnh khiến 3 người bị thương.
Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2255/QĐ-UBND ban hành giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô trên địa bàn thành phố.
Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.
"Lật tẩy" chiêu trò che biển số của shipper Hà Nội: CSGT "ra tay" không khoan nhượng

"Lật tẩy" chiêu trò che biển số của shipper Hà Nội: CSGT "ra tay" không khoan nhượng

Trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, dịch vụ giao hàng nhanh đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống đô thị. Tuy nhiên, song hành với sự tiện lợi đó, lại xuất hiện tình trạng nhiều tài xế giao hàng (shipper) cố tình che lấp, làm mờ hoặc sửa đổi biển số xe khi tham gia giao thông.
Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 555 yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (chủ đầu tư) xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng công trình nhà ga T3 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.
Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, đặc biệt là việc tuân thủ quy định về thời gian làm việc và điều kiện sức khỏe của tài xế.
Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Những năm gần đây, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới xe buýt, đầu tư đổi mới phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành. Mục tiêu là để nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân tiếp cận xe buýt một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy vậy, để xe buýt trở thành lựa chọn cạnh tranh với phương tiện cá nhân vẫn là bài toán khó, khi phía trước còn nhiều rào cản - trong đó, đáng kể nhất chính là thói quen và tư duy sử dụng phương tiện của người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động