-->

Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II: Loay hoay giải phóng mặt bằng

Là dự án trọng điểm của thành phố, sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, sau 9 năm khởi động, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2015. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, dự án này vẫn đang loay hoay với công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trong khi hiệp định vay ưu đãi với đối tác chỉ kéo dài đến hết năm nay.
Dự án trọng điểm Giao thông đô thị “đội giá”: Vì đền bù giải phóng mặt bằng
Hà Nội giải phóng mặt bằng kiểu ‘cuốn chiếu’

Dự án “rùa bò”

Theo phê duyệt ban đầu, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II (DA) đi qua địa bàn 8 quận nội thành và huyện Thanh Trì, có tổng diện tích đất thu hồi trên 311 ha, liên quan đến gần 8.991 trường hợp sẽ phải GPMB. Thời gian thực hiện DA từ tháng 12/2006 đến tháng 10/2010. Sau đó, đến ngày 12/6/2008, thành phố đã ra quyết định “Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu của dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II”, bổ sung một số hạng mục đầu tư như: Cống hóa mương Vôi Ba Nhất, chiều dài khoảng 250m, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nối ra sông Sét; cống hóa mương Giáp Nhị chiều dài khoảng 150m và cải tạo cầu L1 trên địa bàn quận Hoàng Mai; cống hóa mương Phương Mai, từ phố Lương Định Của đến sông Lừ dài khoảng 320m, trên địa bàn quận Đống Đa… Cải tạo, nạo vét một số hồ như hồ Hạ Đình, hồ Đầm Chuối. Xây dựng kênh E dài khoảng 1.000m nối từ hồ Linh Đàm vào hạ lưu sông Kim Ngưu. Cải tạo tuyến cống cũ Lò Đúc, xây dựng tuyến cống Trần Khát Chân… Do đó, thời gian thực hiện DA được điều chỉnh đến hết năm 2011.

Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II: Loay hoay  giải phóng mặt bằng
Công tác GPMB phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 2 sẽ phải hoàn thành trước 30/8.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn 481 phương án đã phê duyệt nhưng người dân chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Số này chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất cần thu hồi, nhưng đều nằm ở những vị trí quan trọng của các gói thầu, không thu hồi thì không thể thi công được. Trong các phương án tồn đọng nói trên, địa bàn quận Ðống Ða chiếm số lượng nhiều nhất, với 180 phương án đền bù, quận Hoàng Mai còn 135 phương án, chủ yếu nằm trên địa bàn các phường Hoàng Liệt, Thịnh Liệt. Ðịa bàn quận Thanh Xuân có 110 phương án, chủ yếu là các hộ dân ở ven hồ Khương Trung 1, ven sông Lừ, trong đó có 103 phương án thuộc hạng mục cải tạo hồ Khương Trung đã được phê duyệt bổ sung chính sách đền bù. Các quận Ba Ðình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Tây Hồ và huyện Thanh Trì cũng đang tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân nhận tiền và bàn giao mặt bằng, đồng thời lập kế hoạch cưỡng chế để sẵn sàng triển khai khi cần thiết.

Có kịp tiến độ

Nhằm bảo đảm tiến độ dự án, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ đạo các quận, huyện phải khẩn trương hoàn thành các thủ tục cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, chống đối, dù đã giải quyết đầy đủ cơ chế, chính sách và tiến hành tuyên truyền, vận động. Hoàn thành công tác GPMB trước ngày 30/8.

Điều đáng nói, nguồn vốn vay ưu đãi của phía Nhật Bản chiếm tới 75,43% tổng mức đầu tư chỉ kéo dài đến hết năm nay, nếu quá thời hạn này dự án sẽ không được giải ngân. Nếu để chậm quá thời hạn nói trên, rất có thể DA sẽ bị “đội giá” vì sẽ phải trả phí cam kết cho việc kéo dài hợp đồng. Trao đổi về việc này, ông Đào Duy Cường, Phó Ban quản lý dự án, cho biết, vướng mắc lớn nhất dẫn đến chậm tiến độ là do GPMB, trong phạm vi chỉ giới đỏ của DA có nhiều hộ dân lấn chiếm, nhiều thửa đất đã được mua bán trao tay qua nhiều chủ, nhất là đất tại các khu vực rìa sông, nơi xen kẹt nên rất khó xác định phương án đền bù và chủ lô đất. Bên cạnh đó, chính sách về đất đai luôn thay đổi, mức tính đền bù cũng khác nhau trong các thời kỳ và mức đền bù thường có xu hướng tăng, nên một số hộ dân có tâm lý chây ỳ với hy vọng hưởng lợi hơn. “Nếu các quận, huyện vào cuộc một cách quyết liệt, bàn giao mặt bằng trong tháng 8, ban và các đơn vị liên quan sẽ nỗ lực bảo đảm hoàn thành cơ bản dự án đúng tiến độ đã đề ra”, ông Cường cho biết.

Được biết, ngoài công tác gỡ vướng trong tiến độ GPMB, đơn vị xây dựng còn đang gặp một số khó khăn trong quá trình thi công. Cụ thể, trong hạng mục cải tạo mương T6A Thành Công, thuộc địa bàn quận Ba Ðình, có một số phương án thu hồi đất nhỏ lẻ ngoài chỉ giới chưa được thực hiện. Sở TN&MT cần sớm ban hành giá đất để làm cơ sở lập bổ sung phương án để đơn vị sớm có mặt bằng hoàn thiện hạng mục. Tại khu vực thi công tuyến mương TE3 Thụy Khuê, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, có khoảng 20 hộ dân nằm ngoài chỉ giới thu hồi đất nhưng lại có ban công đua ra từ 1 đến 2m, đơn vị thi công không thể đóng được cọc cừ, do đó cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương để khắc phục tình trạng này.

Nhằm bảo đảm tiến độ dự án, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ đạo các quận, huyện phải khẩn trương hoàn thành các thủ tục cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, chống đối, dù đã giải quyết đầy đủ cơ chế, chính sách và tiến hành tuyên truyền, vận động. Hoàn thành công tác GPMB trước ngày 30/8. Thành phố rất quyết tâm trong việc hoàn thành DA đúng tiến độ, tuy nhiên để giải quyết 481 phương án trong vòng vẻn vẹn 1 tháng là không dễ, điều này rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, BQL dự án và cả các đơn vị thi công, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ, nhất là công tác GPMB.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Xem thêm
Phiên bản di động