-->

Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang: Cần sớm xem xét kiến nghị của người dân

Báo Lao động Thủ đô nhận được phản ánh của một số hộ dân có đất tại khu vực gò Ba Xã, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng... triển khai dự án Khu đô thị (KĐT) mới Phùng Khoang không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ...
Tăng cường phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh Xử lý dứt điểm, toàn diện tồn tại trong quản lý, đầu tư hạ tầng tại các khu đô thị Chưa có cơ sở mở rộng phân khu đô thị sông Hồng trên địa bàn huyện Thường Tín

Người dân bức xúc

Phản ánh tới Báo Lao động Thủ đô, một số hộ dân có đất tại khu vực gò Ba Xã cho biết, khu vực đất của các hộ dân có diện tích khoảng 5.293m2 (trước đây thuộc sở hữu của 7 hộ dân tại xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm cũ) được mua lại từ năm 1993.

Khu đất cũng đã được công nhận tại nhiều văn bản pháp lý của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Thanh tra thành phố Hà Nội, Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội; UBND quận Đống Đa, trước năm 1997, và UBND quận Thanh Xuân năm 1997… Qua các thời kỳ, khu đất được xác định là “Đất nông nghiệp xen kẹt, nằm trong khu dân cư, phù hợp với quy định về đất ở, có căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở…”.

Bà Trịnh Thị Liên, nguyên cán bộ báo Thiếu niên Tiền phong (TNTP), một trong những người đầu tiên mua đất ở khu vực gò Ba Xã, cho biết, tháng 6/1993, do khó khăn về nhà ở nên 10 cán bộ báo TNTP mua lại đất của người dân ở khu vực gò Ba Xã.

Từ tháng 9/1993 đến năm 2005, báo TNTP và các hộ dân có đất tại khu vực gò Ba Xã đã nhiều lần gửi văn bản đến UBND xã Nhân Chính và Văn phòng Kiến trúc huyện Từ Liêm (trước đây), và UBND quận Thanh Xuân, UBND thành phố Hà Nội… về việc xin hợp thức đất cho cán bộ, nhân viên xây dựng nhà.

Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang: Cần sớm xem xét kiến nghị của người dân
Một số hộ dân có đất tại khu vực gò Ba Xã chưa đồng thuận về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai dự án KĐT mới Phùng Khoang

Sau nhiều lần gửi văn bản đề nghị, năm 1997, Sở Địa chính Hà Nội có văn bản phúc đáp gửi báo TNTP và yêu cầu Báo đến Văn phòng của Sở để được hướng dẫn lập hồ sơ xin sử dụng đất…

Tiếp đó, ngày 10/9/2001, UBND quận Thanh Xuân có Công văn số 426/UB-ĐCNĐ trả lời báo TNTP, trong đó UBND quận ủng hộ về nguyên tắc và đề nghị của Báo về việc hợp thức hóa khu đất gò Ba Xã để làm nhà ở cho cán bộ, công nhân viên nếu được các cấp có thẩm quyền cho phép.

Công văn cũng đề nghị: Báo TNTP liên hệ với Kiến trúc sư trưởng Thành phố để xin thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc, xác định chỉ giới đường đỏ và lập quy hoạch tổng mặt bằng của khu đất; Liên hệ với đơn vị có tư cách pháp nhân để lập dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, phóng viên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt… Tuy nhiên, dự án chưa tiến hành được do một số vướng mắc. Sau đó, ngày 16/9/2002, báo TNTP thực hiện ký Hợp đồng giao nhận thiết kế “xác định chỉ giới đường đỏ tỉ lệ 1/500” với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tại khu vực gò Ba Xã …

“Do vướng mắc trong việc xác nhận hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, nên khi khu vực đất tại gò Ba Xã được quận Thanh Xuân thực hiện thu hồi, giải phóng mặt bằng triển khai dự án KĐT mới Phùng Khoang, đất của chúng tôi đã bị áp mức giá bồi thường chỉ với mức giá là 252.000 đồng/m2, điều này là không hợp lý”, bà Liên phản ánh.

Một cư dân khác là ông Chu Phương Chí cho biết, hiện các hộ dân có đất tại khu vực gò Ba Xã đều có giấy xác nhận đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đại Hà Nội; thậm chí nhiều hộ dân đã làm nhà trên diện tích đất tại đây.

“Không hiểu tại sao dù căn cứ pháp lý có, nhưng rất nhiều lần chúng tôi đề nghị quận Thanh Xuân xin cấp GCN quyền sử dụng đất mà không được giải quyết; việc chậm trễ này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân khi dự án được triển khai”, ông Chí bày tỏ.

Xem xét kiến nghị của người dân

Qua tìm hiểu, khu đất gò Ba Xã được quy hoạch nằm trong dự án KĐT mới Phùng Khoang, trong đó, diện tích đất thu hồi đất tại phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) theo Quyết định số 1290/QĐ-UBND ngày 18/3/2009 của Thành phố là 5.837m2 (tổng diện tích đất thu hồi là 276.711m2).

Trước đó, UBND Thành phố có Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 26/1/2007 Phê duyệt Quy hoạch chi tiết KĐT mới Phùng Khoang, tỉ lệ 1/500 bao gồm xã Trung Văn, Mễ Trì, huyện Từ Liêm (cũ) và phường Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân.

Năm 2008, UBND Thành phố tiếp tục ban hành Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 15/12/2008 về việc cho phép đầu tư dự án xây dựng KĐT mới Phùng Khoang; theo quyết định, dự án có quy mô sử dụng đất 283.775,5m2; thời gian khởi công quý IV/2008; thời gian hoàn thành dự án quý IV/2013; tiến độ thực hiện dự án là 60 tháng.

Dự án được giao cho Liên danh Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng đô thị làm chủ đầu tư. Quyết định này là cơ sở để Liên danh Tổng Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng đô thị triển khai các thủ tục tiếp theo của Dự án Xây dựng tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài theo hình thức BT...

Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang: Cần sớm xem xét kiến nghị của người dân
Sau 14 năm dự án KĐT mới Phùng Khoang mới được gia hạn

Nằm “án binh bất động” một thời gian, đầu năm 2022, UBND quận Thanh Xuân ra Quyết định kiện toàn Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để tiếp tục thực hiện dự án. Cùng đó, ngày 31/8/2022, UBND thành phố Hà Nội cũng có Quyết định số 3162/QĐ-UBND chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Theo đó, dự án KĐT mới Phùng Khoang được điều chỉnh lùi tiến độ thực hiện từ quý IV/2013 sang quý IV/2024.

Trước việc điều chỉnh này, người dân có đất tại gò Ba Xã đặt câu hỏi, tại sao Quyết định phê duyệt đầu tư được cấp từ năm 2008, nhưng đến tháng 4 và tháng 8/2022 UBND quận Thanh Xuân mới ban hành các Quyết định kiện toàn Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện Dự án?

Để làm rõ những kiến nghị của người dân, phóng viên đã làm việc với ông Hoàng Tùng - Phó Chủ tịch UBND phường Nhân Chính. Liên quan thắc mắc của người dân tại khu vực gò Ba Xã về mức giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thu hồi đất với mức giá 252.000 đồng/m2, ông Tùng cho biết, mức giá áp dụng bồi thường, hỗ trợ người dân thuộc diện thu hồi đất tại khu vực gò Ba Xã được áp dụng theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND của Thành phố về giá đất, theo đó, tất cả đất nông nghiệp nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đều áp dụng theo Quyết định này.

Căn cứ vào giấy tờ của người dân nộp lên phường, thì tất cả đất khu vực gò Ba Xã đến thời điểm này vẫn là đất nông nghiệp. Vì thế, việc áp dụng giá đền bù 252.000 đồng/m2 là đúng theo quy định. Tuy nhiên, trước những bức xúc của người dân về mức giá bồi thường thu hồi đất, cũng như nguồn gốc đất…, phường sẽ tập hợp để trình lên cấp có thẩm quyền làm sao có phương án hỗ trợ tốt nhất cho người dân.

Cũng liên quan đến thắc mắc về việc đơn giá bồi thường, vấn đề tái định cư và đặc biệt là sự chậm trễ của chính quyền quận Thanh Xuân khi người dân đề nghị được cấp GCN quyền sử dụng đất nhưng không được giải quyết; ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất quận Thanh Xuân, cho biết, việc cấp GCN quyền sử dụng đất quan trọng là hồ sơ giấy tờ phải đủ, thì cơ quan chức năng mới có đủ căn cứ để giải quyết. Mặc dù việc mua bán đất của các hộ dân là có căn cứ pháp lý khi có giấy tờ mua bán từ năm 1993, nhưng hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.

Đề cập phương án bồi thường và các trường hợp được hỗ trợ tái định cư, ông Cường cho biết: “Với đất nông nghiệp thì không có quy định nào ngoài đền bù 252.000 đồng/m2. Tuy nhiên, đối với những vướng mắc của các hộ dân tại đây, chúng tôi sẽ xem xét lịch sử, quá trình sử dụng để có đề xuất tháo gỡ”, ông Cường cho hay...

Liên quan đến phản ánh về việc, tại sao ngày 30/6/2022 đã có Thông báo thu hồi đất, nhưng ngày 31/8/2022 UBND Thành phố mới có Quyết định gia hạn dự án, ông Cường cho biết, từ ngày 21/1/2022 UBND Thành phố đã có Thông báo số 32/TB-VP yêu cầu quận Thanh Xuân khẩn trương thực hiện giải phóng mặt bằng cho hai dự án Trạm biến áp 220/110kV Thanh Xuân và KĐT mới Phùng Khoang. Đây là căn cứ để UBND quận ra thông báo thu hồi đất.

“Quận Thanh Xuân được yêu cầu giải phóng mặt bằng thì chỉ tiến hành giải phóng mặt bằng, còn việc đầu tư gì là do Thành phố quyết định. Việc người dân thắc mắc tại sao đến nay 14 năm rồi lại gia hạn cho KĐT mới Phùng Khoang để thu hồi đất, vấn đề này thì phải cơ quan chức năng đủ thẩm quyền mới trả lời được”, ông Cường nói...

Giải thích từ chính quyền là vậy, nhưng theo các hộ dân, đất của họ sử dụng là đất nông nghiệp xen kẹt, đủ điều kiện được cấp GCN quyền sử dụng đất nhưng nhiều năm không được giải quyết đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi đất bị thu hồi để thực hiện dự án.

Đề nghị các cơ quan chức năng sớm xem xét nội dung kiến nghị nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân.

Tuấn Trần - Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

Đại diện cho Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quốc Oai tham dự Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Long Thành thể hiện tinh thần quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo ngay từ những trận đấu đầu tiên của vòng bảng.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; hợp tác quốc tế trên nguyên tắc "các bên cùng thắng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi số, xác định chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố then chốt và động lực đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời góp phần từng bước hiện thực hóa các cam kết tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về bằng "0" vào năm 2050.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Thời gian qua, LĐLĐ huyện Chương Mỹ xác định rõ việc “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Qua phong trào, tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn đồng hành cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tiến bộ, văn minh.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Xem thêm
Phiên bản di động