--> -->

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tiếp tục gỡ vướng để triển khai nhanh

Sau 6 tháng thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, 7 quận, huyện đã cơ bản phê duyệt và thu hồi được trên 763 hecta đất, đạt trên 96,5%. Từ cơ sở này, các nhà thầu đã triển khai đồng loạt 46 mũi thi công tại Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh nhằm bám sát kế hoạch.
Mê Linh đồng loạt triển khai 8 mũi thi công dự án đường Vành đai 4 Công tác giải phóng mặt bằng Dự án Vành đai 4 hiện được triển khai tới đâu?

Đồng loạt triển khai

Theo báo cáo tổng hợp chung về tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, tính đến thời điểm đầu năm 2024, 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên đã phê duyệt phương án và thu hồi đất được 1.306,06/1.390,63ha, đạt 93,92%, di chuyển 11.540/15.556 ngôi mộ, đạt 74,18%. Trong đó, thành phố Hà Nội hoàn thành với tỷ lệ cao nhất, cụ thể thu hồi đất 764,0/791,35 ha, đạt 96,54%, di chuyển 8.718/10.082 ngôi mộ, đạt 86,42%.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tiếp tục gỡ vướng để triển khai nhanh
Sau 6 tháng thi công dự án đường Vành đai 4, các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản phê duyệt và thu hồi được trên 763 ha đất.

Ở các địa phương khác, tỉnh Hưng Yên đã thu hồi đất 195,6/230,2ha, đạt 85%, di chuyển 2.587/3.743 ngôi mộ, đạt 69%. Tỉnh Hưng Yên cũng đã tổ chức thi công xây dựng 5/11 khu tái định cư và 2/7 khu cải tạo mở rộng nghĩa trang, các khu tái định cư và khu cải tạo mở rộng nghĩa trang còn lại, hiện đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công. Tỉnh Bắc Ninh đã thu hồi đất 346,46/369,08 ha, đạt 93,87%, di chuyển 1.071/1.731 ngôi mộ, đạt 61,87%. Tỉnh Bắc Ninh cũng đã tổ chức thi công xây dựng 2/12 khu tái định cư, các khu còn lại dự kiến triển khai xây dựng trong quý II/2024.

Đáng chú ý, công tác thi công xây dựng các dự án thành phần tại dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang đạt được kết quả khả quan. Các nhà thầu đang triển khai đồng loạt 46 mũi thi công tại Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Cụ thể, dự án thành phần 2.1, trên toàn tuyến đường song hành đã tổ chức 32 mũi thi công, bao gồm 23 mũi thi công đường và 9 mũi thi công cầu. Tổng giá trị hợp đồng của 4 gói thầu thuộc dự án thành phần 2.1 là 4.691 tỷ đồng, sản lượng thi công đến nay đạt 422 tỷ đồng (tương đương 9% giá trị hợp đồng).

Với dự án thành phần 2.2 (trên địa bàn tỉnh Hưng Yên), đã tổ chức 4 mũi thi công đường, đến nay bóc đất hữu cơ lên khuôn đường khoảng 59.107/794.024m3, đắp cát khoảng 49.256/727.675m3, đang chuẩn bị triển khai thi công cắm bấc thấm và các công tác khác. Tổng giá trị hợp đồng của gói thầu thuộc dự án thành phần 2.2 khoảng 1.253 tỉ đồng, sản lượng thi công đến nay đạt 13,0 tỉ đồng (đạt 1,1%). Với dự án thành phần 2.3 (trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh), tuyến đường song hành chia thành 3 phân đoạn tương ứng với 3 gói thầu xây lắp, trong đó 3/3 phân đoạn đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

Trong đó đoạn từ giáp ranh với tỉnh Hưng Yên đến Quốc lộ 38 sẽ tổ chức 10 mũi thi công (trong đó 8 mũi thi công đường, 2 mũi thi công cầu) và triển khai thi công đồng loạt các mũi thi công trong tháng 1/2024. Đoạn từ Quốc lộ 38 đến cầu Hoài Thượng: Lựa chọn xong nhà thầu xây lắp và bắt đầu triển khai thi công trong tháng 1/2024. Đoạn thuộc địa phận thị xã Quế Võ và thành phố Bắc Ninh: Phê duyệt và lựa chọn nhà thầu xây lắp, triển khai thi công trong quý I/2024.

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Mặc dù các dự án thành phần vẫn bám sát tiến độ, nhưng theo ông Nguyễn Chí Cường - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, phía trước vẫn còn nhiều khó khăn mà nguyên nhân vẫn là ở công tác giải phóng mặt bằng. Điển hình như tại dự án thành phần 2.1, mặc dù các nhà thầu đã tổ chức 32 mũi thi công nhưng lại bị vướng không liên tục do còn một bộ phận đất thổ cư chưa giải phóng.

“Tuyến đường song hành chủ yếu đi qua nền đất yếu, thời gian xử lý nền, đắp gia tải và thời gian chờ lún mất từ 8 đến 10 tháng. Mặt khác, từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm là mùa mưa dẫn tới ngập úng khiến nhà thầu không thể thi công. Chúng tôi đã đề nghị các quận, huyện (Hà Đông, Thanh Oai) hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30/4/2024 để nhà thầu xử lý nền đất yếu. Nếu không bàn giao mặt bằng vào thời điểm trên thì tuyến đường song hành sẽ khó hoàn thành trước 31/12/2025”, ông Nguyễn Chí Cường cho hay.

Về dự kiến tiến độ trong năm 2024, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết, sẽ tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với 84,57ha còn lại (Hà Nội 27,35ha, tỉnh Hưng Yên 34,6ha, tỉnh Bắc Ninh 22,62ha) và di chuyển 4.016 ngôi mộ (Hà Nội 1.364 ngôi, tỉnh Hưng Yên 1.156 ngôi, tỉnh Bắc Ninh 660 ngôi), xong trước ngày 31/3/2024.

Với nhóm dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành, tập trung huy động toàn bộ nhân lực, thiết bị, máy móc tổ chức thi công đồng loạt các hạng mục công trình trên toàn tuyến, phấn đấu hoàn thành các đoạn tuyến đường song hành không phải xử lý nền đất yếu trong năm 2024, hoàn thành các đoạn tuyến còn lại trong năm 2025.

Được biết, để đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng, 7 địa phương của Hà Nội nơi có tuyến đường đi qua đang thi công xây dựng 12/13 khu tái định cư. Huyện Thường Tín đã cơ bản hoàn thành 4/4 khu tái định cư và đã tổ chức bốc thăm cho 137 hộ dân đủ điều kiện bố trí tái định cư. Còn huyện Hoài Đức hiện đang xây dựng 2 khu tái định cư Đức Thượng và Đông La; khu tái định cư xã Đức Thượng dự kiến xong và cho người dân bốc thăm trước Tết Nguyên đán; khu tái định cư Đông La dự kiến giải phóng mặt bằng xong trong tháng 1/2024 và trong tháng 3 bốc thăm và bàn giao trước 30/4/2024. Theo lãnh đạo huyện Hoài Đức, hiện địa phương này đang xin cơ chế đền bù đặc thù cho 2 doanh nghiệp may thuộc diện giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Huyện Thanh Oai xây dựng 1/2 khu tái định cư, hiện đang xây dựng khu tái định cư tại xã Tam Hưng, dự kiến đến hết tháng 1/2024 hoàn thành xong hạ tầng sẽ bàn giao đất cho quận Hà Đông phục vụ tái định cư cho các hộ dân ở quận Hà Đông. Còn đối với hạ tầng của xã Cự Khê hoàn thành cơ bản công tác kê khai, kiểm đếm xong và dự kiến đến hết tháng 2 sẽ bàn giao. Các địa phương khác cũng đang bám sát tiến độ và sẽ sớm triển khai bốc thăm nhằm đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Theo cơ quan khí tượng, dự báo trong 24 giờ tới, bão số 3 Wipha đạt cường độ cực đại, mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
Chung kết Siêu cúp Bỉ 2025 - Royale Union SG vs Club Brugge: Màn tái đấu đỉnh cao

Chung kết Siêu cúp Bỉ 2025 - Royale Union SG vs Club Brugge: Màn tái đấu đỉnh cao

Trận tranh Siêu cúp Bỉ 2025 sẽ diễn ra vào lúc 23h30 ngày 20/7, chứng kiến màn so tài đỉnh cao giữa hai thế lực của bóng đá Bỉ: Royale Union SG và Club Brugge. Đây không chỉ là một trận tranh cúp đơn thuần mà còn là cuộc tái đấu đầy duyên nợ giữa nhà đương kim vô địch giải VĐQG và đội đoạt cúp Quốc gia, hứa hẹn một đêm bóng đá hấp dẫn và kịch tính.
Nhận định U23 Indonesia vs U23 Malaysia: Chung kết bảng A hay cuộc chiến sinh tồn?

Nhận định U23 Indonesia vs U23 Malaysia: Chung kết bảng A hay cuộc chiến sinh tồn?

Trận đấu giữa U23 Indonesia và U23 Malaysia trong khuôn khổ lượt cuối bảng A giải U23 Đông Nam Á 2025, diễn ra vào lúc 20h00 ngày 21/7, không chỉ là một cuộc đối đầu thông thường mà đã trở thành một trận “chung kết bảng” thực sự. Giờ đây, cả hai đội sẽ phải chiến đấu hết mình để giành lấy tấm vé đi tiếp, đặc biệt là U23 Malaysia.
Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước hiện đang ổn định. Giá vàng thế giới đang dao động trong vùng cao, cho thấy khả năng duy trì ổn định bất chấp căng thẳng chính trị và bất định kinh tế.
Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.185 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,51%, lên mức 98,46.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo ngày 20/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông.

Tin khác

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tiềm năng tạo nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, nhưng cần thực hiện minh bạch, công bằng và có sự giám sát chặt chẽ.
Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Năm 2025, Thành phố Hà Nội có 282 dự án được cấp vốn đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó 233 dự án chuyển tiếp, 49 dự án xây mới. Đáng chú ý, một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đang có tiến độ triển khai khả quan.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, sau hơn 1 năm khởi công, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành, đã giải ngân 19,6% kế hoạch vốn.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Theo thông tin từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung quý IV và năm 2024, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành và đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành, các đơn vị hiện đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hiện tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 10,8%.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển hạ tầng được đẩy mạnh triển khai. Thực tế cho thấy, với công tác này, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai dự án, để phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
Xem thêm
Phiên bản di động