Dự án cao tốc Bắc - Nam: Nên tạo cơ chế để doanh nghiệp trong nước tham gia
Rà soát triển khai Dự án cao tốc Bắc - Nam |
Nhìn lại những dự án do doanh nghiệp Việt làm chủ đầu tư
Với tư cách là chủ thể của nền kinh tế, những năm qua đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả số lượng và chất lượng. Không ít doanh nghiệp Việt Nam đã tự chủ về công nghệ, huy động tài chính làm được những dự án lớn.
Điển hình như Tập đoàn Vingroup hiện về xây dựng đã làm chủ công nghệ xây dựng được những tòa tháp cao 50- 81 tầng mà không cần liên danh, liên kết với các đối tác nước ngoài. Về giao thông đã và đang làm các tuyến đường trên cao của TP Hà Nội với chất lượng tốt mà không đội vốn và thời gian thi công. Điển hình như tuyến đường Vành đai 2 trên cao, đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở có tổng vốn khoảng 9.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Phức tạp và cần vốn lớn như sân bay, doanh nghiệp trong nước còn làm được (ảnh Sân bay Vân Đồn do Sungroup làm chủ đầu tư đã đưa vào vận hành) |
Đến nay cơ bản chính quyền giao mặt bằng đến đâu thi công xong đến đó. Rồi cũng chính tập đoàn này đã bắt đầu đầu tư vào sản xuất ô tô, điện thoại thông minh và các lĩnh vực công nghệ cao, rau an toàn…
Còn Tập đoàn Sungroup thì đầu tư vào sân bay Vân Đồng trong một thời gian ngắn đã đưa vào hoạt động. Tập đoàn kinh tế Nhà nước như Viettel đã làm chủ về công nghệ viễn thông đang chuẩn bị cho ra đời mạng di động 5G đầu tiên ở khu vực; các doanh nghiệp như Vinamilk, True Milk thương hiệu sữa đã vươn tầm khu vực và toàn cầu.
Còn một số đơn vị về sản xuất cũng làm tổng thầu các công nghệ xây dựng. Ví khó như lĩnh vực khai thác dầu khí, cách đây 3 năm dự án Giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị trên 200 triệu USD do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) làm tổng thầu đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Chỉ sau 32 tháng thi công với nhiều nỗ lực, Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 đã vừa được chính thức khánh thành và bàn giao tại Vũng Tàu. Việc bàn giao đúng tiến độ giàn khoan Tam Đảo 05 giúp sớm đưa giàn vào hoạt động từ tháng 10, trước mùa biển động năm 2016. Tổng Công ty Lilama cũng làm tổng thầu một số dự án về mía đường, xi măng… Ngay hầm đường bộ Đèo Cả một “lĩnh vực” khá khó của ngành Giao thông cũng do các doanh nghiệp trong nước thi công…
Dẫn chứng những ví dụ trên để thấy, các doanh nghiệp trong nước đã dần lớn mạnh cả về phương diện tài chính, công nghệ và biết vươn lên làm chủ công nghệ để thực hiện các dự án lớn và khó chứ không chịu thân phận “gia công”, “làm thuê”.
Vậy tại sao cao tốc Bắc- Nam lại khó thế?
Sáng 22/11, 2017 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV, với trên 83% đại biểu nhất trí, Quốc hội thông qua Nghị quyết xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Theo đó, trong giai đoạn 2017 - 2020, dự án cao tốc Bắc - Nam được đầu tư 654 km, chia làm 11 dự án thành phần, với các đoạn từ Cao Bồ, Nam Định đến Bãi Vọt, Hà Tĩnh; từ Cam Lộ, Quảng Trị đến La Sơn, Thừa Thiên Huế; từ Nha Trang, Khánh Hòa đến Dầu Giây, Đồng Nai, Cầu Mỹ Thuận 2, Tiền Giang và Vĩnh Long.
Tổng mức đầu tư dự án trên 118.000 tỷ đồng, trong đó 55.000 tỷ đồng vốn nhà nước đầu tư và hơn 63.000 tỷ đồng huy động ngoài ngân sách; sơ bộ nhu cầu sử dụng đất trên 3.700 ha, trong đó hơn 1.000 ha đất trồng lúa.
Quốc hội yêu cầu thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô 6 làn xe trên tất cả các dự án thành phần, riêng dự án Cam Lộ - La Sơn theo quy mô 4 làn xe theo quy hoạch đã được phê duyệt. Trường hợp giải phóng mặt bằng rộng hơn, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Về tiến độ, Quốc hội giao Chính phủ chuẩn bị đầu tư để thực hiện dự án từ năm 2017 và cơ bản hoàn thành năm 2021. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật và bảo đảm công khai, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; đối với các dự án thành phần đầu tư theo hình thức BOT cần khắc phục những hạn chế, bất cập.
Nhìn vào dự án có thể nhận thấy vốn ngân sách chỉ chiếm một nửa, còn lại sẽ kêu gọi đối tác theo hình thức BOT (xây dựng, hợp tác, chuyển giao). Với doanh nghiệp, khi xét thấy dự án đầu tư có lời mời tham gia, còn không “đứng ngoài” đó là quyền của họ. Bổn phận của các cơ quan chức năng cụ thể là chủ đầu tư (Bộ GTVT) chỉ công bố dự án và phê duyệt hồ sơ các nhà thầu, mở thầu công khai các nhà đầu tư có năng lực tham gia dựa trên các tiêu chí về kỹ thuật, vốn…
Tuy nhiên, cái dở của Bộ chủ quản trong khi trên website của bộ hay các phương tiện thông tin vẫn không tìm ra các thông số, các yêu cầu về kỹ thuật hay khả năng tài chính để tham gia làm đường cao tốc ra sao?
Hay có bao nhiêu doanh nghiệp trong nước tham gia làm dự án, mà tại phiên thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện Bộ GTVT lại thông báo “cái khó của 8 dự án BOT hiện nay là nhà đầu tư tư nhân trong nước không đủ năng lực tham gia theo quy định, còn các nhà đầu tư của Nhật, Mỹ, Anh, Pháp không mặn mà, chỉ có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm”.
Với đường cao tốc dự án Bắc - Nam về mặt kỹ thuật không quá khó so với những dự án mà các doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai xây dựng như sân bay Vân Đồn, giàn khoan dầu khí mà cái chính về vốn.
Bởi vậy, khi phát biểu 8 đoạn đầu tư theo hình thức BOT, doanh nghiệp trong nước không đáp ứng tiêu chí nào phải nói rõ. Còn các doanh nghiệp thuộc các nước phát triển Mỹ, Nhật, Tây Âu vì sao không mặn mà cũng phải giải trình thấu đáo.
Vì vậy, vấn đề mà dư luận quan tâm Bộ GTVT phải công khai rõ ràng các “quy định” về tham gia xây dựng dự án đường cao tốc là gì để rộng đường dư luận. Đồng thời, nên tham mưu với Đảng, Chính phủ có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp trong nước tham gia, tự làm đường cao tốc cho đất nước mình.
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17
Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có Tư lệnh mới
Tin mới 17/01/2025 11:43