Đột biến di truyền giúp loài người có thể sống thọ trên 100 năm?
Nếu muốn sống thọ, đừng vấp phải 5 thói quen ăn uống này | |
7 đột phá mới giúp chúng ta sống lâu hơn |
Năm 2017, bà Ana Vela (công dân Tây Ban Nha) qua đời ở tuổi 116. Bà là người sống thọ nhất Châu Âu; là người thứ 3 trên thế giới, và cũng là biểu tượng của tuổi thọ của đất nước này.
Bà Kesi Karueva, sinh năm 1884, ở làng Goity ở quận Urus-Marta, Nga - Ảnh: RIA Novosti |
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sinh học Tiến hóa (UPF-CSIC), Trung tâm Quy định Genomic của Đại học Bristol và Đại học Liverpool (Anh) cho biết, bí mật của tuổi thọ được chứa trong 25 gen đột biến di truyền.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Biology Evolution, mối quan hệ giữa các biến thể gen và tuổi thọ giữa các loài linh trưởng và con người.
Các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng, loài người có những đột biến trong các gen, được kết nối với nhau, ví dụ, với khả năng chữa lành vết thương, đông máu và điều trị các bệnh tim mạch, làm con người kéo dài tuổi thọ.
Theo các nhà khoa học, những đột biến này mang lại lợi thế trong giai đoạn đầu của cuộc sống, nhưng, chúng lại trở nên có hại khi về già. Ví dụ, đột biến cho phép tích lũy canxi, có thể hữu ích cho sự hình thành của hệ thống xương ở tuổi trẻ. Tuy nhiên, ở người già, một lượng lớn canxi góp phần vào sự phát triển xơ vữa động mạch.
Gerard Muntané, một trong những nhà khoa học đầu tiên bắt đầu nghiên cứu vấn đề này tại Viện Nghiên cứu Y khoa Virgili nói rằng: "đột biến có những hiệu ứng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của cuộc sống: một số có ích, nhưng sau giai đoạn sinh sản chúng lại gây hại cho chúng ta".
Do các đột biến được phát hiện có liên quan đến quá trình lão hóa tế bào, các nhà khoa học tin rằng kết quả của nghiên cứu có thể góp phần vào sự phát triển của các tác nhân điều trị mới trong điều trị các bệnh liên quan đến lão hóa và chứng minh tiềm năng của phương pháp tiến hóa đối với y học.
Các nhà khoa học khẳng định, vẫn chưa thể xác định được tại sao "Homo sapiens" và linh trưởng có cùng một bộ 25 đột biến cho phép chúng kéo dài tuổi thọ nhưng chúng không sống thọ như ở người.
Theo Phong Lâm/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58