Đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao năng lực thoát nước
Tấm gương sáng trong công tác phục vụ cấp thoát nước | |
Kế hoạch cấp nước và thoát nước mùa hè năm 2019 | |
Các doanh nghiệp Đức - Việt thảo luận về cơ hội hợp tác trong ngành nước |
Đã từ lâu phố Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai là địa điểm thường xuyên bị ngập úng khi trời mưa cục bộ. Để xóa điểm úng ngập này, Công ty Thoát nước Hà Nội đã nghiên cứu hệ thống thoát nước khu vực và tiến hành đấu nối đường thoát nước cục bộ bên cạnh việc thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật… Nhờ đó, điểm úng ngập này đã cơ bản được khắc phục.
Công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội nạo vét khơi thông dòng chảy. |
Cùng với việc xóa điểm úng ngập tại phố Nguyễn Chính, điểm úng ngập tại đường Giải Phóng, khu vực Bến xe khách phía Nam cũng vừa hoàn thành dự án cải tạo hệ thống thoát nước. Một số điểm úng ngập cục bộ như Hoàng Tích Trí, Phan Văn Trường; cải tạo thoát nước quốc lộ 6 tại tổ 1 - 4 Yên Nghĩa (quận Hà Đông), khu vực gần cây xăng Đồng Mai...
Bênh cạnh việc thực hiện một số giải pháp xử lý các điểm úng ngập cục bộ, theo ông Võ Tiến Hùng – Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, để nâng cao năng lực tiêu thoát nước, ngay từ quý I, các đơn vị đã tăng cường công tác duy tu, duy trì hệ thống thoát nước; tập trung nhân lực, trang thiết bị nạo vét cống rãnh, khơi thông dòng chảy.
13 điểm úng ngập tại 10 quận trên địa bàn Hà Nội: - Phố Đội Cấn, đường Phạm Văn Đồng, đường Thanh Đàm đã được đầu tư, chờ mùa mưa để đánh giá hiệu quả - Phố Nguyễn Khuyến, công trình đã được giao cho quận Đống Đa thực hiện, dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2019. - Phố Trường Chinh: Dự án đường vành đai 2 đang được thực hiện, việc úng ngập vẫn xảy ra nhưng sẽ giảm hơn so với năm 2018. - Ngã tư Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt vẫn lệ thuộc vào việc công trình nhà ga S12 hoàn thành hạng mục di chuyển, hoàn trả. - Phố Hoa Bằng: Hiện quận Cầu Giấy đang triển khai thi công, sau khi hoàn thành sẽ cải thiện tình trạng úng ngập cho khu vực. - Các điểm còn lại là Ngã năm Đường Thành – Bất Đàn- Nhà Hỏa; Cao Bá Quát đoạn trước cửa Công ty Môi trường đô thị; Ngã ba La Pho - Thụy Khuê (quận Tây Hồ); Phố Minh Khai, đoạn chân cầu Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng); đường Ngọc Lâm, từ ngã ba Long Biên 1 đến XN Môi trường đô thị Gia Lâm; Phố Hoàng Như Tiếp, Trường Tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ (quận Long Biên) tiếp tục là trọng điểm úng ngập trong mùa mưa 2019 do các dự án đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước trong khu vực chưa được thi công. |
Trạm bơm Yên Sở sau thời gian lắp đặt 15 máy bơm khẩn cấp, phát huy hiệu quả trong mùa mưa năm 2018, đến nay đã hoàn thành công tác bảo dưỡng, kiểm tra máy móc, sẵn sàng hoạt động trong mọi tình huống, giảm thời gian úng ngập khu vực nội thành.
Đối với hệ thống thoát nước tại các thị trấn ở khu vực ngoại thành, đơn vị đã nạo vét, duy tu, duy trì hệ thống, kết hợp bổ sung ga thu nước. Một điểm mới năm nay là đơn vị đã sử dụng rô-bốt để kiểm tra hệ thống cống thoát nước, thay thế việc công nhân phải chui vào cống để kiểm tra như trước đây.
Rô-bốt được gắn ca-mê-ra có khả năng luồn lách sâu vào hệ thống cống, nhất là đối với những đường cống nhỏ, vừa giúp cho việc kiểm tra chính xác hơn, vừa hạn chế nhiễm độc, bảo đảm sức khỏe cho công nhân. Từ kết quả kiểm tra của rô-bốt, việc nạo vét, duy tu, duy trì hệ thống cống ngầm cũng hiệu quả hơn.
Theo đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội, đối với các trận mưa nhỏ hơn 50mm/2 giờ, cơ bản trên địa bàn chỉ tồn tại một số điểm ứ đọng nước do đường trũng hoặc xuất hiện một số điểm úng ngập cục bộ khi có mưa tập trung trong thời gian ngắn (30-40 phút), gây quá tải cho hệ thống thu, thoát nước.
Tuy nhiên, khi mưa tạnh, sau khoảng thời gian ngắn, nước sẽ rút hết, giao thông đi lại bình thường. Riêng với các trận mưa có lượng mưa 50 - 100mm/2 giờ, tại các quận còn tồn tại 13 trọng điểm úng ngập. Tại một số điểm úng ngập cố hữu như ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa, Cao Bá Quát, ngã ba La-pho - Thụy Khuê, Ngọc Lâm chưa có giải pháp khắc phục. Thành phố cũng khó tránh khỏi úng ngập khi lượng mưa tập trung lớn, đổ dồn vào một thời điểm do hệ thống thoát nước chưa đồng bộ, hoàn chỉnh theo quy hoạch, ảnh hưởng khả năng tiêu thoát.
Như vậy đến thời điểm hiện tại, công tác duy tu, duy trì hệ thống đã thực hiện đúng tiến độ đề ra, bảo đảm năng lực tiêu thoát trước mùa mưa 2019. Các phương án tiêu thoát nước cụ thể cho từng khu vực, vị trí đã được hoàn tất. Hệ thống các trạm bơm, phương tiện thiết bị cơ giới, nhân lực đã sẵn sàng ứng trực khi có mưa.
Để ứng phó với các tình huống cục bộ, Công ty Thoát nước Hà Nội sẽ chủ động cung cấp thông tin úng ngập khi mưa bão, các sự cố trên hệ thống thoát nước cho người dân Thủ đô qua ứng dụng HSDC trên điện thoại di động. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ tăng cường phối hợp các địa phương, lực lượng cảnh sát, ban quản lý các dự án, đơn vị thi công… để vận hành hệ thống, bảo đảm khả năng tiêu thoát nhanh nhất, giảm ngập úng.
Công bằng mà nói, đây vẫn chỉ là những giải pháp tình thế, theo Quy hoạch thoát nước Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, thành phố Hà Nội được chia thành 3 vùng tiêu thoát nước chính, gồm vùng tả sông Đáy, vùng hữu sông Đáy và vùng phía Bắc thành phố.
Đến nay hệ thống thoát nước của Hà Nội mới chỉ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước ở nội thành thuộc khu vực các sông: Tô Lịch, Lừ, Kim Ngưu, Sét với diện tích 77,5km2, có thể giải quyết được tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ 300mm/2 ngày. Ở các khu vực khác, hệ thống thoát nước chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh, chủ yếu tiêu thoát tự chảy nên công tác tiêu thoát nước còn gặp khó khăn. Do đó, để giải bàn toán bền vững lâu dài, cần sự đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước theo đúng quy hoạch.
Theo đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội, đối với các trận mưa nhỏ hơn 50mm/2 giờ, cơ bản trên địa bàn chỉ tồn tại một số điểm ứ đọng nước do đường trũng hoặc xuất hiện một số điểm úng ngập cục bộ khi có mưa tập trung trong thời gian ngắn (30-40 phút), gây quá tải cho hệ thống thu, thoát nước. Tuy nhiên, khi mưa tạnh, sau khoảng thời gian ngắn, nước sẽ rút hết, giao thông đi lại bình thường. Riêng với các trận mưa có lượng mưa 50 - 100mm/2 giờ, tại các quận còn tồn tại 13 trọng điểm úng ngập. Tại một số điểm úng ngập cố hữu như ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa, Cao Bá Quát, ngã ba La-pho - Thụy Khuê, Ngọc Lâm chưa có giải pháp khắc phục. Thành phố cũng khó tránh khỏi úng ngập khi lượng mưa tập trung lớn, đổ dồn vào một thời điểm do hệ thống thoát nước chưa đồng bộ, hoàn chỉnh theo quy hoạch, ảnh hưởng khả năng tiêu thoát. |
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26