--> -->

Đón vận hội mới

Để hoàn thành tốt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đã đề ra và tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong năm Nhâm Dần 2022 và thập niên tới, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới tư duy và hành động. Lao động Thủ đô giới thiệu đến bạn đọc một số tâm huyết của các nhà kinh tế, doanh nhân, với mong muốn góp phần đưa đất nước thịnh cường.
Chào năm mới 2021, đón vận hội mới! Sẵn sàng đón vận hội mới Hà Nội đón vận hội mới với tâm thế mới

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:

9 vấn đề cần giải quyết để nền kinh tế phát triển

Để đạt mục tiêu phát triển đất nước năm 2022, Việt Nam đã có chiến lược, kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế hậu Covid-19 giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua trong tiến trình phát triển trên lộ trình.

Thứ nhất, để tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, chúng ta cần khẳng định rằng, khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài nhà nước là động lực chính trong phát triển kinh tế phục hồi và thích ứng với bối cảnh biến đổi trong nước cũng như thế giới. Vì vậy, việc cải thiện môi trường đầu tư cho khu vực này là rất cần thiết.

Đón vận hội mới

Thứ hai, cần tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp để tăng sức chống chịu và phục hồi nhanh hơn. Đó là một gói hỗ trợ đủ lớn để tái thiết và phục hồi chứ không chỉ là những gói hỗ trợ nặng về an sinh xã hội, gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp “đứng vững tạm thời” mà cần phải có những bước tiến dài hơi hơn.

Thứ ba, qua dịp này, cần tranh thủ cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng mới với các mục tiêu: Tiết kiệm, đúng hướng và được đẩy nhanh, mạnh.

Thứ tư, tăng cường xử lý vi phạm của những cá nhân, đơn vị để tăng cường phòng, chống tham nhũng, chống nhũng nhiễu trong môi trường kinh doanh cũng như trong cán bộ quản lý.

Thứ năm, quản lý tài sản công là rất cần thiết trong việc phát triển đất nước. Cần tạo môi trường lành mạnh, tránh thất thoát nguồn tài chính công, tài sản công.

Thứ sáu, tiếp tục gia tăng phối kết hợp xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn với các hoạt động lưỡng dụng trong kinh tế, trong công nghiệp, sản xuất công nghệ cao, quân sự, quốc phòng…

Thứ bảy, tích cực truyền thông để nâng cao vị thế của Việt Nam đối với nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ tám, năm 2022 cần sớm xử lý về nợ công và đặc biệt nâng cao hiệu quả giữ ổn định hệ thống ngân hàng quốc gia

Thứ chín, phát triển kinh tế đối ngoại, vừa đa phương vừa linh hoạt theo hướng khai thác tốt các cơ hội, vượt qua các thách thức để phát triển và hòa nhập.

-----------------------------------------------------

Ông Đào Xuân Thiệp - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Hải Anh, Chủ tịch CLB Đầu tư và Khởi nghiệp Thái Nguyên:

Cần có chính sách đặc biệt cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp

Để đạt mục tiêu phát triển đất nước năm 2022 và những năm tiếp theo, theo tôi cần tiếp tục ổn định về an ninh, chính trị đặc biệt là giải quyết thấu đáo các chính sách an sinh xã hội cho người lao động.

Cũng cần xem xét chế độ lương trong khối công chức để làm sao họ sống được bằng chính đồng lương và thu nhập của mình để giảm thiểu hiện tượng tham nhũng vặt trong khối công chức hiện nay… Bên cạnh đó, tập trung hơn nữa vào các hoạt động xã hội và minh bạch các chính sách công trên các kênh thông tin đại chúng để định hướng người lao động thêm tin tưởng và thấu đáo các quyết sách của Chính phủ.

Đón vận hội mới

Đối với chính sách về đất đai cần phải có những quy định cụ thể và phù hợp để đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất. Tránh chính sách đền bù không đảm bảo quyền lợi của người dân, dẫn đến triển khai các mục tiêu về phát triển hạ tầng không đạt hiệu quả.

Hiện nay, Việt Nam là điểm đến của nhà đầu tư trên thế giới. Việt Nam hấp dẫn bởi sự ổn định về chính trị và có nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên cần phải lựa chọn các nhà đầu tư phải đảm bảo được yếu tố môi trường, không lấy giá trị kinh tế để đánh đổi về môi trường.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, việc cấp thiết lúc này là rất cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý hỗ trợ các doanh nghiệp bằng việc giãn thời gian đóng bảo hiểm, các loại thuế mà không tính lãi.

Đặc biệt, các tỉnh, thành cần hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc tiếp cận các dự án và các nhà đầu tư đến với địa phương để đảm bảo việc làm cho người lao động. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các thủ tục hành chính công nhanh và minh bạch. Cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.

-----------------------------------------------------

Ông Lê Thanh Hà - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hadico:

Phải có một định hướng dài hơi

Khi nhìn vào một đất nước, nhìn vào một nền kinh tế mạnh hay yếu, thì những nhà phân tích hay lấy tầng lớp trung lưu ra để nhìn nhận. Thu nhập của những bác sĩ, chuyên gia tài chính, chuyên viên hay doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là thước đo của ổn định hay chưa ổn định của một đất nước. Nên việc hỗ trợ, "nâng đỡ" các doanh nghiệp là điều mà mọi Chính phủ cần làm.

Đón vận hội mới

Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ đã làm tốt công việc của mình, mà kết quả của sự phát triển mạnh mẽ thời gian qua chính là thước đo năng lực của chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số điều tôi nghĩ chính phủ có thể tập chung các chuyên gia, để định hướng một cách dài hơi hơn, để kết quả được mỹ mãn hơn.

Thứ nhất, nên có một định hướng, kế hoạch dài hơi hơn hiện tại. Xác định ngành nghề nào là trọng tâm để phát triển đất nước, từ đó có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ cụ thể.

Thứ hai, cần hỗ trợ doanh nghiệp một cách thực sự. Ví dụ: Những gói giảm lãi suất ngân hàng, những gói hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn của Nhà nước sẽ vướng vào điều kiện cho vay của ngân hàng.

Doanh nghiệp không khó khăn thì không được vay theo gói trên, còn doanh nghiệp khó khăn thì ngân hàng lại không cho vay vì sợ rủi ro. Chính vì vậy, những gói này chỉ giải ngân được con số hết sức khiêm tốn và doanh nghiệp “đói” vốn vẫn hoàn “đói” vốn.

Thứ ba, công khai minh bạch những tiến trình, dự án, chính sách mà Nhà nước sắp triển khai. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thời gian để chuẩn bị tiền bạc, nhân sự, thiết bị máy móc cũng như làm thủ tục giấy tờ để tham gia dự án theo đúng quy định. Nên việc cho biết trước về thời gian để chuẩn bị là vô cùng cần thiết, tránh những xì xào không đáng có, không chính xác, tạo hiểu lầm về “sân sau” của một định hướng hay dự án mang tính quốc gia.

Ví dụ, muốn đầu tư làm cột điện gió thì phải thuê hoặc mua đất, hợp thức hoá tư cách pháp nhân, chuẩn bị máy móc thiết bị, nhân sự cũng như tài chính chuẩn bị cho dự án. Với tất cả các thủ tục hiện tại, thì một nhà thầu bình thường sẽ không đủ thời gian để tham gia và hoàn thành dự án kịp tiến độ "ưu đãi", nếu như không biết trước được hoạch định của chính phủ trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho người dân, đóng thuế phát triển đất nước. Đó là cách duy nhất giúp đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

-----------------------------------------------------

Ông Nguyễn Xuân Hợp - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bồ Câu:

3 vấn đề các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mong hỗ trợ

Trong quá trình nghiên cứu và quan sát cũng như đồng hành với các chính sách kinh tế của Nhà nước và Chính phủ, tôi nhận thấy chúng ta đang phải đối mặt với những khó khăn mang tính thời điểm. Năm 2022 cũng như các năm tiếp theo, kinh tế toàn cầu chắc chắn vẫn sẽ có nhiều biến động lớn. Trong một thế giới thay đổi liên tục với nhiều thách thức thì tương ứng, cũng sẽ có nhiều cơ hội cho sự phát triển.

Đón vận hội mới

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có số lượng chiếm tới 98%, đồng thời là lực lượng đóng góp chính vào việc phát triển tương lai đất nước. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là lực lượng hết sức linh hoạt trước các thay đổi của vận thế cũng như chính sách của Nhà nước. Để tạo điều kiện cho đội ngũ này, thì cần thấu hiểu các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần gì, đang vướng ở đâu.

Tôi cho rằng có 3 vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần sự hỗ trợ. Một là về vốn: Cần có các cơ chế hỗ trợ nguồn vốn một cách sâu sát, cụ thể. Tránh tình trạng có rất nhiều các chương trình hỗ trợ nhưng rất khó để tìm thấy các doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn.

Hai là về nguồn nhân lực: Cần đầu tư hơn nữa vào công tác đào tạo, cụ thể như các trường nghề, các cơ sở vừa học vừa làm để tạo ra một lực lượng lao động năng động và linh hoạt giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng có được một thị trường nhân sự rộng lớn để lựa chọn và tuyển dụng.

Ba là về tri thức: Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thường yếu về các kỹ năng quản trị và thường mất kiểm soát khi doanh nghiệp tăng trưởng. Ban đầu, mới khởi nghiệp, họ có thể làm rất tốt nhưng sau đó năng lực của họ không theo kịp được sự phát triển của doanh nghiệp và thường làm doanh nghiệp “chết yểu” như vậy sẽ rất phí cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Chính vì vậy, cần có các chương trình quốc gia về đào tạo, huấn luyện cho các chủ doanh nghiệp đơn giản, miễn phí và có tính phổ cập cao, linh hoạt thời gian để các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận với việc nâng cấp năng lực lãnh đạo, quản trị của mình.

Bằng việc chuyển đổi số hiệu quả, đơn giản hóa thủ tục hành chính và hỗ trợ để từng tế bào của nền kinh tế được khỏe mạnh, tôi tin chắc rằng, Việt Nam sẽ bứt phá. Và chúng tôi vừa ở vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa trăn trở với việc phát triển kinh tế đất nước luôn sẵn sàng đóng góp, phụng sự cho mục tiêu đó!.

Bảo Thoa - Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân

Sáng 18/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan Triển lãm về những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và các gian hàng trưng bày sản phẩm.
Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) mùa vải 2025

Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) mùa vải 2025

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai vừa thông báo phân luồng phương tiện chở hàng hoá xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành trong mùa vải 2025.
Giải đáp chính sách mới về BHXH và an toàn lao động cho người lao động Thủ đô

Giải đáp chính sách mới về BHXH và an toàn lao động cho người lao động Thủ đô

Mới đây, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về bảo hiểm xã hội (BHXH) và an toàn, vệ sinh lao động”. Sự kiện thu hút đông đảo cán bộ công đoàn, công nhân, viên chức, lao động tham gia, đặt nhiều câu hỏi thiết thực và nhận được sự giải đáp cụ thể từ các chuyên gia, đại diện cơ quan chức năng.
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025

Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025

Mới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025.
Giải cứu nhóm người đi lạc trong đêm trên núi Hàm Lợn, Sóc Sơn

Giải cứu nhóm người đi lạc trong đêm trên núi Hàm Lợn, Sóc Sơn

Bị lạc giữa rừng núi trong màn đêm mưa gió và địa hình trơn trượt, 5 người bị lạc đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Thủ đô đã giúp họ trở về an toàn.
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Sáng nay (18/5), tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất

Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội: Khẩn trương lên phương án tái định cư, giải phóng mặt bằng

Tin khác

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hướng tới phát triển bền vững và toàn diện, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Trung tâm Ngọc Ân) không ngừng đổi mới, sáng tạo. Đây là phương thức hoạt động một mô hình doanh nghiệp điển hình kết hợp hài hòa giữa kinh tế và trách nhiệm xã hội, đồng thời là hình mẫu tiên phong trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội.
Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Cùng với Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên thành một trong những địa phương được các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn làm cứ điểm nhờ cơ chế chính sách minh bạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, thuận lợi.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quý 1/2025 có 36.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,2 lần so với các giai đoạn trước đó. Đặc biệt, vốn doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024. Qua đó, có thể thấy rằng năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Xem thêm
Phiên bản di động