-->

Đón gần 30.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước: Mệnh lệnh đến từ trái tim

Với thông điệp “không để ai bị bỏ lại phía sau”, từ đầu tháng 4/2020 đến nay, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai được hơn 100 chuyến bay đưa gần 30.000 công dân Việt Nam từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.
Việt Nam tiếp tục thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước
Thêm 3 chuyến bay đón hơn 820 công dân Việt Nam về nước
Đưa công dân Việt Nam từ Hoa Kỳ và Nhật Bản về nước

Chia sẻ về công tác bảo hộ công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, ông Vũ Việt Anh - Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao - cho biết: Thời gian qua, công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lây lan trên toàn cầu. Cùng với đó là tình hình an ninh chính trị, an ninh phi truyền thống, khủng bố, khủng hoảng tại một số quốc gia diễn ra gay gắt với nhiều hình thức khác nhau, quy mô, tính chất, mức độ khác nhau.

2038 2
Công dân Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) có con nhỏ được hỗ trợ về nước. Ảnh: B.N.G

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, của tập thể lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Cục Lãnh sự đã thường xuyên, kịp thời hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng các cơ quan chức năng trong nước triển khai mọi biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.

Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, từ ngày 10/4/2020, thời điểm Chính phủ phê duyệt chủ trương đưa công dân Việt Nam về nước đến nay, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hơn 100 chuyến bay, đưa gần 30.000 công dân từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước.

Theo ông Vũ Việt Anh, để có kết quả trên, trước hết là sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống Covid-19, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, cũng như sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành địa phương, đặc biệt là các Bộ: Quốc phòng, Y tế, Công an, Giao thông vận tải.

Chia sẻ về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành, Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết: Thời gian qua, cán bộ Cục lãnh sự thường xuyên rà soát, cập nhật số liệu về công dân Việt Nam ở nước ngoài, tổng hợp, thống kê số người có nhu cầu về nước để phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai đưa công dân về nước phù hợp với khả năng cách ly y tế trong nước. Đồng thời, thường xuyên duy trì các kênh liên lạc để kịp thời hỗ trợ công dân gặp khó khăn, hoạn nạn.

Đặc biệt, Cục Lãnh sự đã chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài liên tục liên hệ với cơ quan sở tại, kịp thời hỗ trợ công dân khi có hoàn cảnh khó khăn như: Không có nơi ở, cần nhân viên chăm sóc y tế…

“Cán bộ Cục lãnh sự phải phân tích mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh, tính cấp thiết của vấn đề bảo hộ công dân tại từng khu vực, quốc gia để đề xuất phương án hỗ trợ cho phù hợp, hiệu quả, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân”, ông Vũ Việt Anh cho biết.

Đón gần 30.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước: Mệnh lệnh đến từ trái tim
Đại sứ Hà Kim Ngọc chụp ảnh với các du học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ trước giờ lên máy bay về nước. Ảnh: B.N.G

Thông tin thêm về những khó khăn khách quan trong quá trình bảo hộ công dân, Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết: Trong bối cảnh lo ngại ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã thực hiện lệnh cấm xuất cảnh, nhập cảnh, dừng vận chuyển hàng không… khiến việc xin phép bay gặp rất nhiều phức tạp, vì Việt Nam không có chuyến bay trực tiếp đến một số quốc gia chúng ta có đông công dân, do đó phải chờ xin qua con đường ngoại giao, thủ tục phải chờ đợi và phụ thuộc. Một số quốc gia, thủ tục rất phức tạp như Hoa Kỳ, Canada, Angola, Guinea Xích đạo…

"Công tác bảo hộ công dân đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, trở thành điểm nhấn trong nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ nói chung và Bộ Ngoại giao nói riêng, là điểm sáng trong dư luận Việt Nam cũng như quốc tế, và là điểm tực vững chắc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài", ông Việt Anh chia sẻ.

Bên cạnh đó, có những địa bàn xa xôi, số lượng công dân Việt Nam không nhiều, mắc kẹt rải rác ở khắp nơi nên việc thu xếp để đi đến địa điểm đón công dân rất khó khăn. Đó là chưa kể, nhiều trường hợp công dân ở nước ngoài đăng ký thông tin không chính xác, làm khó cho cán bộ chuyên trách khi rà soát, sàng lọc đối tượng để sắp xếp đưa về nước…

Theo ông Vũ Việt Anh, qua nắm bắt nhu cầu của công dân, số lượng công dân Việt Nam có nhu cầu về nước còn rất nhiều - khoảng 40-50 ngàn người và tiếp tục tăng lên, dịch bệnh khả năng còn kéo dài, nguy cơ lây nhiễm cao, trong khi khả năng trong nước của chúng ta phải cân đối, do vậy, đây là thách thức lớn.

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng ông Vũ Việt Anh cho biết, với tinh thần thi đua yêu nước và phương châm bảo hộ công dân “chủ động, kịp thời, chuyên nghiệp và hiệu quả”, Cục Lãnh sự sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện tốt, hiệu quả công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài.

3003 ynh tyi san bay canada 02
Công dân Việt Nam tại Canada bày tỏ lòng biết ơn tới Đảng, Chính phủ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada đã hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục cần thiết để lên máy bay nhanh chóng và an toàn. Ảnh: B.N.G

Chia sẻ thêm về công tác bảo hộ công dân trong dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết: "Có những chuyến bay cần tính toán rất kỹ về thời điểm cũng như địa điểm phù hợp do phải cùng lúc đón công dân từ nhiều quốc gia. Có những chuyến bay rất phức tạp và thách thức như phải đón công dân, người lao động đã được chẩn đoán hoặc bị nghi nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm và coi công tác bảo hộ, đưa công dân về nước trong bối cảnh đại dịch không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là “mệnh lệnh đến từ trái tim”, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, tổ chức, tham gia nhiều cuộc họp liên ngành để cùng các Bộ: Quốc phòng, Y tế, Giao thông vận tải xây dựng chi tiết các kế hoạch bay và thực hiện cách ly, giám sát y tế. Qua đó, chúng ta đã tổ chức thành công và an toàn nhiều chuyến bay, đáp ứng được nguyện vọng về nước chính đáng của công dân, đồng thời đảm bảo cân đối chung, phù hợp với năng lực cách ly và các biện pháp phòng, chống dịch trong nước theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Xem thêm
Phiên bản di động