Đổi thay từ những khu đô thị mới
Nên phát triển đồng bộ đô thị vệ tinh | |
Thêm một dự án nhà ở xã hội chuẩn bị được khởi công |
Đô thị mới đưa làng ra phố
Ngày 1/8/2008, thành phố Hà Nội đặt dấu ấn đậm nét trong tâm thức của mọi người dân khi quyết định mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) về Thủ đô Hà Nội. Thời điểm đó, dẫu có nằm mơ người dân Hà Nội cũng như người dân cả nước không thể hình dung ra được diện mạo đô thị của Hà Nội lại có sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng như hiện nay.
Các khu đô thị làm thay đổi bộ mặt đô thị Hà Nội |
Nếu như 10 năm trước, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam với những cánh đồng lúa chín vàng, những thửa ruộng nhỏ xíu đan xen vào nhau…ngay bên cạnh một Hà Nội hiện đại. Thì hiện nay, chỉ cần mất mươi, mười lăm phút chạy xe từ trung tâm nội thành Hà Nội, chúng ta dễ dàng bắt gặp những khu đô thị mới, hiện đại mọc lên san sát từ chính những vùng đất ven đô một thời hoang vắng.
Không phải nói ở đâu xa, chỉ cần đi về phía Tây Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 7 – 10 km, ít ai có thể hình dung được những cánh đồng quanh làng Phú Diễn, Nhổn, Đông Ngạc…(quận Bắc Từ Liêm); hay những thửa ruộng đan chéo nhau tại khu vực làng bún Phú Đô, Mỹ Đình quận Nam Từ Liêm, nay lại có thể biến thành các khu đô thị mới văn minh, sầm uất như: Khu đô thị Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, khu đô thị mới Phạm Văn Đồng…
Nhà ở xã hội, một trong những dấu ấn trong việc phát triển đô thị thành phố Hà Nội. |
Hay xa hơn nữa, nếu chúng ta đi về khu vực cửa ngõ phía Tây Hà Nội thuộc địa bàn quận Hà Đông (tỉnh Hà Tây cũ) như: Văn La, Văn Phú, Dương Nội…sự đổi thay ở đây được người đánh giá là “thần kỳ”. Bởi lẽ, chỉ vài năm trước đây thôi, hình ảnh những cánh đồng lúa một vài vụ, người dân khó khăn khi phải bám với nghề nông để sinh sống, thì nay các khu đô thị mới mọc lên san sát đã làm thay đổi hoàn toàn nếp sống, nếp sinh hoạt của người dân.
Hay chỉ mới đây thôi, cửa ngõ Hà Nội nhiều khu vực vẫn còn là những ao, hồ, dân cư thưa thớt…và nay, trên những vùng đất ấy là đô thị, là nhà cao tầng nối tiếp nhau mọc lên. Hẳn nhiều người dân Thủ đô vẫn còn nhớ, khu vực Linh Đàm (Hoàng Mai) trước vẫn là vùng trũng ngập, thế nhưng, với sự vào cuộc của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị (HUD), một thời gian sau diện mạo của khu đô thị Linh Đàm với 184,09ha đã bừng sáng và trở thành niềm mơ ước của nhiều người dân mong muốn được về đây sinh sống. Thậm chí, với hàng nghìn căn nhà mới xây, cùng các căn hộ chung cư cao cấp, các nhà ở xã hội xen lẫn nhau đã tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa, đưa khu đô thị Linh Đàm trở thành đô thị kiểu mẫu một thời.
Nếu như 10 năm trước, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam với những cánh đồng lúa chín vàng, những thửa ruộng nhỏ xíu đan xen vào nhau…ngay bên cạnh một Hà Nội hiện đại. Thì hiện nay, chỉ cần mất mươi, mười lăm phút chạy xe từ trung tâm nội thành Hà Nội, chúng ta dễ dàng bắt gặp những khu đô thị mới, hiện đại mọc lên san sát từ chính những vùng đất ven đô một thời hoang vắng. |
Chị Đào Thị Nữ ở phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính đến nay, điều thay đổi dễ nhận thấy nhất chính là những ruộng đồng giờ đã trở thành khu đô thị hiện đại. Theo đó, đời sống kinh tế của người dân cũng được nâng lên. Đặc biệt, nhiều khu vực làng, xã đã thay da đổi thịt trở thành những phố, phường văn minh; người nông dân chân lấm, tay bùn một thời giờ “một bước” đã biến thành dân phố.
Cũng giống như chị Nữ, anh Bùi Văn Nghị ở Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) không thể tin được rằng, chỉ trong vòng một thập kỷ thành phố Hà Nội lại có sự đổi thay mạnh mẽ đến vậy. “Không thể phủ nhận các khu đô thị mới đã làm thay đổi diện mạo của Thủ đô, thế nhưng, điều khiến người dân chúng tôi cảm nhận được nhiều nhất đó chính là sự chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
Người dân được hưởng các chính sách, dịch vụ xã hội tốt hơn. Đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên. Đặc biệt, đó chính là sự thay đổi trong nhận thức, nếp sống văn hóa hiện đại, văn minh đã giúp người dân ngoại thành xích lại gần hơn với thành thị”, anh Nghị bộc bạch.
Có thể nói, với sự xuất hiện một số khu đô thị mới ven Hà Nội, cùng với sự đa dạng về thể loại nhà ở (nhà liền kề, biệt thự, chung cư...) đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không những đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân Thủ đô vốn đang bức bối, mà còn góp phần đô thị hóa, “thành thị hóa” người dân nông thôn.
Đồng thời, kéo theo đó là sự chuyển biến tích cực về mặt xã hội, hình thành lối sống văn minh, hiện đại… Thế nhưng, để xuất hiện được các khu đô thị mới và sự thành công trên, nhiều người cho rằng, đó là điều không hề đơn giản nếu như không có sự quan tâm và sát sao chỉ đạo của Nhà nước, của Đảng bộ, chính quyền UBND TP Hà Nội và sự đồng lòng của người dân.
Bước đột phá về đô thị
Số liệu từ Sở Xây Dựng Hà Nội cho thấy, hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 688 cụm, tòa nhà chung cư thương mại đã đưa vào sử dụng với tổng số căn hộ là 152.085 căn, tổng diện tích sử dụng là 10.403.911,8m2 và 180 tòa nhà chung cư tái định cư đã được đưa vào sử dụng với tổng số căn hộ là 16.905 căn…tổng diện tích sử dụng khoảng 1.098.667m2 trong đó có 12 tòa nhà thương mại có căn hộ tái định cư xen lẫn căn hộ thương mại. Đặc biệt, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị mới, các dự án nhà ở xã hội được coi là mô hình kiểu mẫu về môi trường sống hiện đại, tiện nghi, với sự hỗ trợ vay vốn từ chính sách của nhà nước đã góp phần tạo nên sự đa dạng và diện mạo mới cho Hà Nội. |
Số liệu từ Sở Xây Dựng Hà Nội cho thấy, hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 688 cụm, tòa nhà chung cư thương mại đã đưa vào sử dụng với tổng số căn hộ là 152.085 căn, tổng diện tích sử dụng là 10.403.911,8m2 và 180 tòa nhà chung cư tái định cư đã được đưa vào sử dụng với tổng số căn hộ là 16.905 căn…tổng diện tích sử dụng khoảng 1.098.667m2 trong đó có 12 tòa nhà thương mại có căn hộ tái định cư xen lẫn căn hộ thương mại.
Đặc biệt, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị mới, các dự án nhà ở xã hội được coi là mô hình kiểu mẫu về môi trường sống hiện đại, tiện nghi, với sự hỗ trợ vay vốn từ chính sách của nhà nước đã góp phần tạo nên sự đa dạng và diện mạo mới cho Hà Nội.
Theo ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây Dựng Hà Nội chia sẻ, sau một vài mô hình thí điểm thành công với các dự án nhà ở xã hội như: Đặng Xá (huyện Gia Lâm), Linh Đàm (quận Hoàng Mai), Ecohome (Bắc Từ Liêm)…trong giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Hà Nội sẽ dành thêm 6.220.861 m2 sàn nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp trong tổng số 27.838.862 m2 sàn nhà ở chung cư. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa nhu cầu về nhà ở cho người dân Hà Nội trong thời gian tới.
Là người được hưởng lợi ích từ chính sách nhà ở xã hội của thành phố Hà Nội, chị Nguyễn Thị Nụ ở phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, do điều kiện kinh tế khó khăn, hơn chục năm qua nhà tôi 3 thế hệ vẫn phải sống cùng nhau dưới một mái nhà.
Mặc dù cả hai vợ chồng đều làm công chức nhà nước, nhưng số tiền gom góp bao năm cũng không đủ mua được căn nhà để ra ở riêng. Thế nhưng, nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của thành phố Hà Nội, vợ chồng tôi cùng gia đình một người em chồng nữa đã mua được nhà ở xã hội, đồng thời cũng chấm dứt được tình trạng 3 thế hệ sống chung một nhà bao năm qua.
“Không chỉ phù hợp với thu nhập của gia đình tôi, dự án nhà ở xã hội còn mang lại rất nhiều cơ hội sở hữu nhà cho các gia đình có thu nhập thấp khác. Bên cạnh đó, tại các dự án này, người dân sinh sống ở đây đã được sử dụng nhiều dịch vụ hiện đại, văn minh, cuộc sống người dân được nâng lên”, chị Nụ hồ hởi chia sẻ.
Không thể phủ nhận diện mạo Thủ đô Hà Nội đã có sự thay đổi nhanh chóng bởi các khu đô thị mới, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các dự án nhà ở xã hội. Để có được sự thay đổi tích cực này, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành xây dựng, phát triển nhà ở xã hội là một trong những chủ trương đúng đắn và nhân văn, hiện thực hóa quan điểm của Ðảng và Nhà nước, của Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế thị xã hội.
Trong đó, việc Thủ đô Hà Nội mở cửa các chính sách thu hút đầu tư, xây dựng cho các doanh nghiệp, cùng các chính sách về phát triển kinh tế, xã hội đã mang lại thay đổi nhanh chóng và tích cực cho diện mạo đô thị Thủ đô trong một thập kỷ qua.
Đánh giá về những thay đổi của Thủ đô Hà Nội, ông Lê Viết Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình cho biết, thời gian qua, Chính phủ cũng như thành phố Hà Nội đã có những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong việc chuyên môn hóa sản phẩm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đơn giản hóa các thủ tục hành chính…qua đó, tạo lực hút đối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào thành phố Hà Nội đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành xây dựng.
Cũng theo ông Hải, Hà Nội hiện nay có sự phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực xây dựng, nhiều khu đô thị mới hiện đại mọc lên khang trang hơn, tiện ích hơn đã làm thay đổi diện mạo của Thủ đô. Mặc dù vậy, nhu cầu về nhà ở đối với người dân Thủ đô vẫn còn rất lớn. Trong khi đó, với chính sách hợp lý và cởi mở của thành phố Hà Nội, sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, nguồn cung căn hộ mới cũng sẽ tăng mạnh theo nhu cầu phân khúc thị trường, cũng như tiêu chuẩn chất lượng dự án.
“Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, thời gian qua chúng tôi liên tiếp trúng các gói thầu xây dựng lớn tại Hà Nội, trong đó chủ yếu là các dự án chung cư cao cấp với yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật cao.
Với chính sách cởi mở từ thành phố Hà Nội, sự tin tưởng của các Chủ đầu tư và sự chủ động, tận tâm, tận lực hoàn thành đúng hạn, an toàn và bảo hành các công trình chu đáo…Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình đã và đang cùng với các Chủ đầu tư chung tay cùng thành phố Hà Nội xây dựng nên những tòa nhà, khu đô thị văn minh, tiện ích và hiện đại, góp phần mang lại bản sắc riêng cho Thủ đô ngàn năm tuổi”, ông Hải nhấn mạnh.
Vẹn nguyên bản sắc đô thị cổ
Sau một thập kỷ sáp nhập và mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội không ngừng phát triển, các khu đô thị mới được mở rộng làm khang trang hơn cho thủ đô. Tuy nhiên, theo TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên KTS Trưởng TP Hà Nội chia sẻ, thời gian đầu khi mở rộng địa giới hành chính, điều khiến nhiều người tỏ ra lo ngại nhất đó chính là tỷ lệ ngoại thành lớn, cơ sở vật chất, hạ tầng không đồng bộ, liệu Hà Nội đổi mới có thành công? Vì thế, thành tựu xây dựng nông thôn mới rất đặc biệt, nó có sự đột phá trong thành thị nông thôn, đưa ra các khái niệm mới như ngoại thành, nông nghiệp đô thị, diện mạo đô thị chuyển biến rõ nét, tích cực.
Đặc biệt, 10 năm sau sáp nhập Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái… Cụ thể, các xã ngoại thành Hà Nội đã phát triển với 76% trong 386 xã là xã nông thôn mới, 4 huyện nông thôn mới. Kết quả khẳng định sự chủ động và nỗ lực của Hà Nội trong việc giải quyết các khó khăn, thách thức, tạo ra niềm tin lớn cho người dân về việc phát triển đô thị bền vững, nhưng vẫn hài hòa, thanh lịch.
Bên cạnh đó, việc Thủ đô Hà Nội rút ngắn khoảng cách giữa Hà Nội cũ và Hà Nội mở rộng, sự hài hòa trong việc phát triển các khu đô thị mới hiện đại, đan xen với khu đô thị cổ, những nét văn hóa cổ đã hình thành theo suốt chiều dài lịch sử của Thủ đô đã góp phần giải tỏa áp lực dân số nội thành, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở những vùng ven đô vốn tụt hậu và hình thành lối sống hiện đại hơn.
Qua đó, tạo nên một đô thị Hà Nội đặc biệt. Nó đặc biệt là bởi, trong sự hiện đại của các khu đô thị mới, các dịch vụ tiện ích, hiện đại, thì đâu đó ở các khu đô thị cổ, người Hà Nội vẫn có những khoảng không gian mở ngồi thư thái nhâm nhi tách trà và nhìn dòng người hối hả qua lại giữa Thủ đô cổ kính, hoa lệ.
Có thể nói, sự xuất hiện của các khu đô thị mới kéo theo làng lên phố, xã lên phường, nông dân thành thị dân đang cuốn theo xu thế đô thị hóa để trở thành một Thủ đô hiện đại, văn minh. Nhưng hành trình ấy sẽ để lại một số hệ lụy nếu không có những giải pháp quyết liệt bảo đảm quy hoạch và trật tự, để có những không gian sống xứng đáng, hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa truyền thống và hiện đại.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26