-->

Đội ngũ cán bộ Pháp chế EVNNPC góp phần nâng cao vai trò thực thi pháp luật

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổ chức Hội nghị công tác Pháp chế năm 2022, nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác pháp chế và Chỉ thị số 7479/CTEVN ngày 17/11/2020 của Tổng Giám đốc Tập đoàn, Đề án nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động pháp chế trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam, đồng thời thảo luận đưa ra những giải pháp phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Ban Pháp Chế HĐND TP nâng cao chất lượng giám sát Đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn và phục vụ các sự kiện lớn Địa chỉ đỏ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tổng Công ty Điện lực

Trong thời gian qua, công tác pháp chế của EVN được thể hiện trong các Quy chế quản lý nội bộ của EVN và yêu cầu quản lý, điều hành của Lãnh đạo EVN, đơn vị với các nhiệm vụ cụ thể. Theo quy định, hiện nay Ban Pháp chế EVN được giao chủ trì 18 nhiệm vụ. Tại Chỉ thị số 7479/CT-EVN ngày 17/11/2020, Đề án pháp chế EVN đã đưa ra các yêu cầu, chỉ tiêu và giải pháp thực hiện công tác pháp chế.

2
Lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo các Tổng công ty thực hiện nghi thức kích hoạt "Hệ thống Pháp điển QCQLNB trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam"

Ngoài ra, tổ chức pháp chế còn thực hiện một số nhiệm vụ Lãnh đạo giao như công tác cải cách hành chính, công tác quản trị nhãn hiệu... Nhận thức và đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác pháp chế trong doanh nghiệp, bộ phận pháp chế, người làm công tác pháp chế đã chủ động chủ trì các công việc liên quan đến nghiệp vụ pháp chế theo chức năng nhiệm vụ.

Đồng thời, CBCNV trong toàn Tập đoàn, đơn vị đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật, QCQLNB của EVN, đơn vị. Đây là một nhiệm vụ, trách nhiệm đối với tất cả các đơn vị và CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

Để thực hiện Chỉ thị và Đề án Pháp chế EVN, Ban Pháp chế EVN phối hợp cùng các Ban, đơn vị triển khai, tham mưu Lãnh đạo có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đồng thời đưa các nội dung vào các Kế hoạch công tác pháp chế hàng năm, Chương trình, kế hoạch công tác khác của EVN, đơn vị.

Theo đó, đã thực hiện 42 nhiệm vụ trong Chỉ thị và Đề án, tính đến nay (năm 2022) qua theo dõi và báo cáo của các đơn vị, cơ bản các chỉ tiêu, yêu cầu công tác pháp chế đều tăng về số lượng, chất lượng so với năm 2020.

Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số theo Đề án của EVN và giúp các đối tượng thi hành, khai thác, theo dõi, năm 2021 EVN đã phối hợp đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng Phần mềm Pháp điển QCQLNB của EVN, đồng thời kết nối với trang Luật Việt Nam.

Đây là một chuyên đề chuyển đổi số mà Lãnh đạo Tập đoàn giao Ban Pháp chế EVN triển khai. Sau quá trình tập trung thực hiện, ngày 02/7/2021, Phần mềm này đã chính thức vận hành đưa vào sử dụng tại địa chỉ www.phapdien.evn.com.vn.

3

Cùng với thành tích của Tập đoàn, những cán bộ làm công tác Pháp chế của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cũng đã cố gắng, nỗ lực và giành được những kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, trong 10 tháng năm 2022 một số nội dung quan trọng đã được thực hiện như: Xây dựng Quy chế quản lý nội bộ (QCQLNB), đã làm tốt vai trò tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành Chương trình xây dựng QCQLNB trong năm 2022 theo quy định của Quy chế Quản trị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

Công tác rà soát, hệ thống hóa QCQLNB được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao Ban Pháp chế tích cực, chủ động thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty có chỉ đạo kịp thời trong công tác này đây là một nhiệm vụ có tính chất thay đổi về chất, nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, ban hành văn bản đảm bảo nhất quán, ổn định, xác định được mức độ thực thi, hiệu quả, đánh giá tác động của văn bản trong thực tiễn, phát hiện những chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật và nội dung quy định trong các QCQLNB hiện hành của EVNNPC không còn phù hợp với quy định mới của EVN. Kịp thời cập nhật các quy định mới có liên quan, đảm bảo các QCQLNB của EVNNPC luôn đáp ứng tốt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Tham gia góp ý 09 văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền/EVN gửi, yêu cầu có ý kiến góp ý, đặc biệt là các dự thảo có liên quan trực tiếp đến hoạt động của EVN, của EVNNPC và đơn vị.

Tuyên truyền phổ biến pháp luật, QCQLNB, theo đó Nội dung tập huấn pháp luật chủ yếu là các quy định của pháp luật về quản trị doanh nghiệp, quản lý vốn trong doanh nghiệp, quản lý sử dụng lao động, quản lý ký kết thực hiện hợp đồng, quản trị rủi ro pháp lý, công tác Văn phòng... Đây là các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động của EVNNPC, giúp các đơn vị và cán bộ công nhân viên trong EVNNPC nắm bắt triển khai thực hiện cho phù hợp;

Đàm phán, ký kết, thẩm định và thực hiện hợp đồng, đây là cũng là một trong công tác quan trọng của pháp chế, tham gia đàm phán và đóng góp tích cực về khía cạnh pháp lý của các hợp đồng, thỏa thuận nhằm bảo vệ quyền lợi của EVNNPC theo quy định của pháp luật. Ban Pháp chế đã trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến/ thẩm định tính pháp lý cho các dự thảo hợp đồng trước khi trình Lãnh đạo Tổng công ty ký kết với các đối tác.

Thực hiện đơn giản hóa chế độ báo cáo công tác pháp chế theo chủ trương trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam chuyển báo cáo công tác pháp chế sang cập nhật trên các phần mềm dùng chung EVNPortal/NPCPrortal và tích hợp báo cáo CCHC vào báo cáo công tác pháp chế. Qua đó đã tiết giảm chi phí cho EVNNPC, số liệu báo cáo chính xác và kịp thời.

Thực hiện công tác chuyển đổi số của EVN và EVNNPC, Ban Pháp chế EVNNPC đã tích cực phối hợp với Ban Pháp chế EVN triển khai Trang pháp điển QCQLNB của EVNNPC trên Trang pháp điển QCQLNB của EVN đến nay Trang pháp điển đã đưa vào khai thác sử dụng phục vụ nhu cầu tra cứu và kiểm soát tuân thủ.

Để kịp thời ghi nhận và động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Pháp chế. Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quyết định tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Tư pháp.

4
Một số cá nhân tiêu biểu trong hoạt động Pháp chế của Tổng công ty Điện lực miền Bắc được nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp tư pháp
5

Việt Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động