Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn
Ưu tiên các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế
UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các Chương trình, Đề án về PBGDPL bám sát chỉ đạo của ngành, lĩnh vực, chủ động tham mưu UBND Thành phố ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, trong đó cần ưu tiên các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, địa bàn vùng sâu, vùng xa, gắn thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố; có các giải pháp đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ công tác PBGDPL.
![]() |
Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội trợ giúp pháp lý cho người dân phường Ngọc Lâm, quận Long Biên |
Đồng thời, đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lấy người dân làm trung tâm.
Về nội dung, cần chú trọng tuyên truyền các chính sách pháp luật, bám sát các vấn đề nóng, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau cần định hướng dư luận xã hội; các nội dung về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn PBGDPL với xây dựng, hoàn thiện thể chế và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành pháp luật.
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có các vấn đề an sinh như y tế, giáo dục, việc làm cho người dân, những nội dung theo nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch số 321/KH-UBND ngày 29/12/2021 của UBND Thành phố .
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
Bên cạnh các hình thức, biện pháp PBGDPL truyền thống, UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác triệt để các ứng dụng, phần mềm có tính năng trực tuyến, tương tác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, Cổng/Trang thông tin điện tử… để PBGDPL.
Đồng thời, tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Trang thông tin điện tử PBGDPL Thành phố (https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/); Tổ chức đối thoại, giải đáp vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành pháp luật; chủ động, linh hoạt áp dụng các cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả và nhân rộng việc thực hiện.
Năm 2022 là năm thứ 10 tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trên phạm vi cả nước. Để Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 thực sự là điểm nhấn, sự kiện chính trị pháp lý tiêu biểu trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ điều kiện thực tiễn chủ động, linh hoạt tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam.
![]() |
Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2021 của quận Thanh Xuân |
Trong đó, gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với tổng kết 10 năm thi hành Luật PBGDPL; tổ chức phổ biến nội dung cơ bản của các luật, pháp lệnh, văn bản mới ban hành có hiệu lực năm 2021, 2022; những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; chú trọng tuyên truyền những nội dung cơ bản của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, sửa đổi Luật Thủ đô, bảo vệ môi trường, giao thông, trật tự an toàn xã hội, trật tự văn minh đô thị;, xây dựng, đất đai; xử lý vi phạm hành chính….
Kịp thời thông tin, phản ánh, lan tỏa, tôn vinh gương sáng trong xây dựng, thi hành pháp luật, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội; tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” ngay khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Về hình thức tổ chức, phát huy đầy đủ vai trò của các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh cơ sở tham gia công tác PBGDPL; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật trực tiếp; tổ chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc các hình thức khác phù hợp với địa phương.
UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Tư pháp tham mưu ban hành Kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp năm 2022 thiết thực, hiệu quả, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro
Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:27

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:25

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:19

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:14

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 14:24

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:51

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:49