Đổi mới chuỗi liên kết hướng đến sản xuất bền vững
Tất yếu phải hình thành chuỗi liên kết | |
Hà Nội hình thành được chuỗi 21 liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm |
Giải pháp nào cho ngành chăn nuôi
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách, Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT) đưa ra tại Hội thảo "Đổi mới quản lý chuỗi sản xuất thịt lợn theo định hướng quốc tế" cho thấy, vấn đề liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được đánh giá là giải pháp quan trọng cho phát triển ngành chăn nuôi hiện đại, bền vững ở Việt Nam.
Đổi mới chuỗi liên kết đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Ảnh: Đỗ Đạt |
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều quy định bất cập về quản lý, kiểm soát chăn nuôi, giết mổ, kiểm dịch…gây cản trở và chưa tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là trong vấn đề truy xuất nguồn gốc.
Trước vấn đề này, tại hội thảo, các chuyên gia trong ngành nông nghiệp cũng cho rằng, thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi tại Việt Nam là làm sao để kiểm soát hệ thống thương lái, vì khâu này đang chiếm lợi nhuận cao trong chuỗi cung ứng nhưng chưa có quy định để đảm bảo sự bình đẳng, minh bạch.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát, giám sát hệ thống thương lái còn góp phần tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm và quyền lợi người tiêu dùng. Vì thế, vấn đề liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị một lần nữa được các chuyên gia đánh giá là giải pháp quan trọng cho phát triển ngành chăn nuôi hiện đại. Đồng thời, là giải pháp đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy kết nối sản xuất với thị trường, tăng tính dự báo; đảm bảo chất lượng, an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; điều tiết cung cầu, phân bổ lợi nhuận hợp lý.
Đề cập đến những khó khăn của ngành chăn nuôi tại địa phương, ông Nguyễn Trường Giang – Phó Chi cục Thú y Đồng Nai cho rằng, hiện tại đa số các hộ, trang trại chăn nuôi chưa chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, con giống để giảm giá thành sản phẩm. Trong khi đó, khâu tổ chức liên kết sản xuất ngành theo chuỗi còn yếu, phụ thuộc nhiều vào khâu trung gian và khó kiểm soát, chưa truy xuất được nguồn gốc...
Cùng với đó, việc triển khai quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi gặp nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng trong vùng quy hoạch chưa đồng bộ, số lượng trang trại tham gia vùng quy hoạch còn hạn chế…
Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong việc xây dựng chuỗi liên kết, giảm thiểu rủi ro khi nguồn cung – cầu chưa phù hợp, ông Đặng Xuân Thành – đại diện Công ty TNHH thực phẩm Vạn Phát cho rằng, đối với ngành chăn nuôi, vấn đề kiểm soát chất lượng cần được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh trên thị trường.
Vì vậy, cần xây dựng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt từ truy xuất nguồn gốc, giết mổ và sản phẩm sau giết mổ không chỉ cần những giải pháp khuyến khích, vận động, mà phải có nhiều công cụ quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn một cách chặt chẽ dựa trên cơ sở pháp lý.
Đổi mới hợp tác liên kết chuỗi giá trị
Có thể thấy rằng, việc xây dựng và hình thành chuỗi giá trị cho các sản phẩm chăn nuôi hay hàng hóa cần phải được thực hiện liên tục và củng cố để nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng lên mức cao nhất.
Chuỗi giá trị sản phẩm phải đảm bảo từ khâu chăn nuôi, sản xuất, chế biến... cho đến cung ứng sản phẩm ra thị trường tiêu thụ; hay có thể hiểu là đảm bảo quy trình chăn nuôi, sản xuất từ trang trại đến bàn ăn. Trong đó, truy xuất nguồn gốc là công cụ để quản lý chuỗi; còn chuỗi giá trị hàng hóa được đo bởi các yếu tố như mức đầu tư thấp, giá thành cạnh tranh và thu về lợi nhuận cao.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 7/2017, trên cả nước có gần 700 chuỗi nông sản, trong đó có hơn 330 chuỗi được cấp Giấy xác nhận "Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn". Còn đối với chuỗi sản phẩm chăn nuôi có tại 37 tỉnh, thành phố với số lượng khoảng 160 chuỗi; có 90 chuỗi được cấp Giấy xác nhận "Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn".
Đối với TP Hà Nội, hiện trên địa bàn TP đã hình thành được 20 chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm đã thu hút gần 3.000 hộ chăn nuôi…Mỗi ngày, các chuỗi này cung cấp cho thị trường Hà Nội 57,4 tấn thịt lợn, 0,75 tấn thịt bò, 14,3 tấn gia cầm, 296.000 quả trứng và khoảng 78 tấn sữa tươi…
Việc hình thành các chuỗi liên kết đã khó, nhưng để duy trì và đổi mới chuỗi liên kết còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu muốn ngành chăn nuôi phát triển bền vững, thì vấn đề đổi mới chuỗi liên kết, nâng tầm chuỗi liên kết có vai trò rất quan trọng. Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, hiện những mô hình sản xuất theo chuỗi là công cụ hiệu quả góp phần giải quyết những tồn tại của ngành chăn nuôi, sản xuất thịt lợn, thịt gia cầm tại Việt Nam.
Vì thế, để người chăn nuôi và ngành chăn nuôi phát triển bền vững thì cần phải có chuỗi liên kết mạnh và bền vững. Trong đó, vấn đề đổi mới hợp tác liên kết chuỗi giá trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Tuy nhiên, đổi mới hợp tác liên kết chuỗi giá trị cần chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai liên kết chuỗi; đồng thời hỗ trợ xây dựng, phát triển khung thể chế mới về liên kết chuỗi giá trị hàng hóa cũng như các sản phẩm chủ lực của địa phương. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với mô hình hợp tác mới như Hiệp hội sản xuất lợn, gà an toàn…
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tài chính 24/01/2025 15:58
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước
Tài chính 21/01/2025 09:02
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng
Tài chính 18/01/2025 09:23
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
Tài chính 17/01/2025 16:44
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày
Tài chính 17/01/2025 16:42
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ
Tài chính 13/01/2025 09:57
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1
Tài chính 12/01/2025 14:56
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tài chính 11/01/2025 17:35