-->

Giải bài toán liên kết vùng để phát triển nhanh và bền vững

Phát triển vùng là một quá trình lâu dài và phức tạp, cho nên cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công việc này; cần bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thuộc các cơ quan xây dựng chính sách có đủ trình độ, năng lực xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình, các chính sách phát triển vùng…
Hà Nội đẩy mạnh kết nối tiêu thụ đặc sản vùng miền vào siêu thị BigC Tăng cường liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa Hạ tầng liên kết vùng tiếp tục là yếu tố tạo hấp lực cho BĐS đô thị vệ tinh

Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện các đại hội VIII, X và XI, mới đây nhất là Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030. Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã quan tâm, từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách giúp thúc đẩy liên kết vùng. Trong đó, các chủ thể liên quan bao gồm các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, hộ gia đình… đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động liên kết vùng. Cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng bước đầu phát huy được hiệu lực và hiệu quả.

Giải bài toán liên kết vùng để phát triển nhanh và bền vững
Giải bài toán liên kết vùng để phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam

Mặc dù vậy, thể chế liên kết vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, chủ trương, chính sách về liên kết vùng chậm đi vào thực thi; vai trò của chủ thể tham gia liên kết vùng, đặc biệt là chính quyền trung ương, còn mờ nhạt; và cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng chưa phát huy hiệu lực và hiệu quả cao nhất.

Những hạn chế trên đây đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động liên kết vùng như: Các thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức, chưa có sự phối hợp thực chất; các liên kết về kinh tế giữa các địa phương chưa dựa trên sự chuyên môn hóa hay phân công lao động theo chuỗi giá trị, hay phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; các địa phương trong vùng chú trọng phát triển liên kết với những thành phố lớn, đóng vai trò đầu tàu (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh).

Cùng đó, các thỏa thuận cũng chưa quan tâm đến liên kết giữa các địa phương trong vùng; chưa có nhiều liên kết vùng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành cụm liên kết ngành; các nội dung liên kết vùng quan trọng (như liên kết trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch; liên kết đầu tư phát triển; liên kết trong việc đào tạo và sử dụng lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng, liên vùng…) chưa được triển khai một cách đầy đủ.

Trước thực trạng những hạn chế, tồn tại về liên kết vùng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, đòi hỏi cần phải có những chuyển biến cơ bản về công tác này trong những năm tới, góp phần vào việc thực hiện thành công các mục tiêu về kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vừa qua đã đề ra. Từ nay đến năm 2025, phấn đấu trở thành một nước đang phát triển, có công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình, GDP bình quân đầu người là 4.700-5.000 USD/năm. Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, bình quân 7.500 USD/năm. Đến năm 2045 là nước phát triển có thu nhập cao, GDP bình quân 12.535 USD/năm.

Muốn đạt được hiệu quả của liên kết vùng trong thời gian tới cần chú ý một số giải pháp cơ bản sau đây: Một là, xây dựng cơ chế pháp lý rõ ràng và mạnh mẽ về thể chế phát triển vùng và liên kết vùng. Theo đó, cần khẩn trương xây dựng và ban hành Luật về liên kết vùng. Luật về liên kết vùng cần cụ thể các nội dung liên quan đến hình thức liên kết; nội dung liên kết; cơ cấu tổ chức điều phối; quy chế hoạt động của tổ chức điều phối vùng; quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết; cơ chế phân chia và xác định lợi ích hay rủi ro giữa các bên tham gia; trình tự và thủ tục thực hiện liên kết…

Ngoài ra, Luật liên kết vùng có thể xem xét đề cập tới các nội dung về cơ chế thưởng/khuyến khích cho những sáng kiến liên kết hay liên kết mang lại hiệu quả chung cho toàn vùng hoặc cho quốc gia; và cơ chế phạt liên kết.

Hai là, tiếp tục nghiên cứu hình thành tổ chức quản trị - điều hành cấp vùng phù hợp, đủ sức đảm đương và điều tiết các nhu cầu cấp vùng và thực hiện quản lý Nhà nước về phát triển vùng. Có thể thành lập bộ máy vùng ở 6 vùng kinh tế - xã hội nhằm quản lý thống nhất và tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch vùng, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương trong điều phối chính sách, để các chủ trương chính sách chung của Trung ương thực sự gắn với các điều kiện cụ thể của địa phương.

Vùng không phải là một đơn vị hành chính hay một khu vực hành chính, đồng thời vùng cũng không phải là phép cộng đơn thuần của các đơn vị hành chính. Do vậy, để tăng cường khả năng phối hợp hoạt động các địa phương trong vùng có thể thành lập Hội đồng tư vấn phát triển vùng.

Hội đồng vùng không phải là một cấp hành chính mà chỉ là một tổ chức được Chính phủ và các địa phương trong vùng ủy quyền thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến liên kết phát triển kinh tế xã hội, chẳng hạn: Xây dựng kế hoạch và lập kế hoạch hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng: chọn và đề xuất các chương trình, dự án đầu tư có tính liên kết vùng; Phê duyệt quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương; Theo dõi, giám sát liên kết chính quyền địa phương trong vùng, quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phát hiện các vấn đề phát sinh và giải quyết các vấn đề đó hoặc đề xuất/báo cáo kịp thời những vướng mắc gửi Văn phòng Ban chỉ đạo; Đề xuất các chính sách có liên quan tới phát triển kinh tế xã hội vùng; Huy động nguồn lực phục vụ phát triển nội vùng; và Xây dựng mạng lưới chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Ba là, xây dựng quy hoạch vùng theo hướng phải là quy hoạch tổng thể, các quy hoạch ngành đơn lẻ (quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất…) phải tuân thủ theo quy hoạch tổng thể, có như vậy mới tránh khỏi lãng phí và sự chồng chéo trong các quy hoạch. Đặc biệt, trong quy hoạch vùng cần phải đổi mới quan niệm, đó là sự “phá vỡ” ranh giới hành chính, điều này đã được các cơ quan chức năng chú ý khi quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội với không gian mở rộng ra các tỉnh lân cận trong khoảng bán kính từ 50-100 km. Tương tự như vậy, quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận cũng có bán kính lan tỏa tương tự.

Bốn là, phát triển vùng là một quá trình lâu dài và phức tạp, cho nên cần nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của công việc này; cần bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thuộc các cơ quan xây dựng chính sách có đủ trình độ, năng lực xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình, các chính sách phát triển vùng

Kinh nghiệm cho thấy rằng: Muốn đạt được những mục tiêu đề ra của sự liên kết vùng ở Việt Nam cần nhấn mạnh những vấn đề hết sức cụ thể và thiết thực sau đây: Chúng ta phải công nhận rằng một thực tế là: Tính liên kết giữa những người Việt Nam với nhau, các doanh nghiệp với nhau, các địa phương, các vùng với nhau so với một số nước khác có trình độ liên kết cao hơn, tự giác hơn, khoa học hơn, thì chúng ta còn phải học tập rất nhiều. Chúng nào sự gắn kết giữa các cá nhân, tổ chức của chúng ta được nâng lên một bước cao hơn thì hiệu quả đem lại của sự liên kết sẽ bền vững hơn, nhanh hơn góp phần vào việc phát triển kinh tế từng vùng trong cả nước.

Cần chuẩn bị một cách đầy đủ cả về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, các thể chế để phát triển ở các vùng và của cả nước. Cần có “nhạc trưởng” vùng để thực hiện các chủ trương nghị quyết, quy định đã đề ra một cách nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả

Trước hết trong 5-10 năm tới có lẽ chúng ta nên chọn 3 vùng trọng điểm để thực hiện trước, sớm sơ kết đánh giá, để sau đó tiêp tục nhân rộng sang các vùng còn lại của cả nước. Đó là vùng đồ bằng sông Cửu Long, vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, vùng đồng bằng Bắc bộ.

Cuối cùng cần chú trọng đến việc đánh giá những tác động rõ rệt của sự liên kết vùng sau một thời gian nhất định như: Thu nhập bình quân đầu người tăng lên một cách hợp lý, đời sống nhân dân được cải thiện, năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong vùng được nâng lên, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu vùng tạo được dấu ấn ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Chúng ta tin tưởng rằng từ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, hỗ trợ của các bộ, ngành và sự cố gắng nỗ lực của các địa phương, chắc chắn Nghị quyết 57 Chính phủ sẽ được thực hiện hiệu quả, đem lại niềm tin mạnh mẽ cho sự nghiệp đổi mới sâu sắc và toàn diện về kinh tế xã hội ở nước ta.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Sáng nay (19/4), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.898 VND/USD, tăng 5 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 99,24 điểm, giảm 0,29%.
Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (19/4), giá dầu thế giới tăng hơn 3%, được hỗ trợ bởi hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
Giá vàng hôm nay (19/4): Vàng nhẫn, vàng miếng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay (19/4): Vàng nhẫn, vàng miếng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay (19/4): Trong khi thị trường vàng thế giới đang trong kỳ nghỉ lễ Phục Sinh thì giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh.
Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá

Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu không để xảy ra việc thao túng, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng. Đồng thời thực hiện ngay các biện pháp để ổn định tâm lý xã hội.
Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

Hôm nay (18/4), giá dầu thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,10 USD/thùng, tăng 1,9%, giá dầu WTI ở mốc 63,82 USD/thùng, tăng 2,16%.
Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (18/4): Trong khi giá vàng thế giới đã quay đầu giảm, giá vàng trong nước vẫn tiếp đà tăng “phi mã”, với mức tăng cao nhất lên tới 4 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Hôm nay (18/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 6 đồng, hiện ở mức 24.893 đồng.
Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cộng đồng doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn vai trò chủ động, tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh, chuyển đổi số, áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu, tham gia các dự án hạ tầng xanh theo mô hình công tư, thực hiện ESG, hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chủ động đóng góp xây dựng chính sách phát triển bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động