-->

Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023

Nhằm tăng cường các hoạt động kết nối giao thương, liên kết vùng, đẩy mạnh khai thác nguồn hàng trái cây, nông sản đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ… phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, chiều ngày 9/11, tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023.
Hà Nội: Nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng Gần 50 doanh nghiệp tham gia Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023 Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023 tại huyện Thanh Trì

Với quy mô 6.000m2, Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023 được thiết kế độc đáo, ấn tượng, bao gồm 7 khu vực trưng bày, quảng bá sản phẩm được dàn dựng dựa trên những đặc trưng của Hà Nội và 6 vùng miền trên cả nước gồm: Khu vực đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc Bộ; khu vực trung du và miền núi phía Bắc; khu vực đồng bằng duyên hải Miền Trung; khu vực Tây Nguyên; khu vực Đông Nam Bộ; khu vực đồng bằng sông Cửu Long và gần 100 gian hàng của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023

Bên cạnh đó, Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023 cũng là dịp để các địa phương giới thiệu sản phẩm trái cây, nông sản có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý rõ ràng, đảm bảo chất lượng cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, qua đó hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế.

Sự kiện cũng là dịp để các đơn vị phân phối Hà Nội có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc các tỉnh, thành phố để hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản trái cây, nông sản vùng miền đến các tỉnh, thành phố trên cả nước, đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trái cây nông sản phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán 2024.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, bà Trần Thị Phương Lan - Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm an toàn của người dân là rất lớn, trong đó nhu cầu sử dụng trái cây cho tiêu dùng hàng ngày tăng mạnh, nhất là các sản phẩm trái cây an toàn trong nước.

Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023
Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023 được thiết kế độc đáo, ấn tượng, bao gồm 7 khu vực trưng bày

Qua khảo sát, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng trái cây trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội vào khoảng 52.000 tấn/tháng. Hệ thống phân phối mặt hàng trái cây đa dạng và thuận tiện cho người dân lựa chọn mua sắm thông qua 28 trung tâm thương mại, 117 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 453 chợ (trong đó khoảng 4.000 hộ có kinh doanh trái cây), 1.389 cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố, khu dân cư, 93 cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP…

Trong những năm qua, với mong muốn giúp người dân được tiêu dùng các sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác quản lý, từng bước đưa hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát… thành phố Hà Nội đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu và kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản, đặc sản an toàn, có chỉ dẫn địa lý của các tỉnh, thành phố vào hệ thống phân phối của Hà Nội.

Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023
Các khu trưng bày tại Lễ hội được thiết kế độc đáo, ấn tượng

Kết quả, 10 tháng đầu năm 2023, Thành phố đã tổ chức, tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia khoảng trên 100 sự kiện, hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại tại Hà Nội và các tỉnh như: Hội chợ nông sản thực phẩm; Tuần hàng trái cây nông sản; các chương trình kết nối cung - cầu sản phẩm tỉnh Gia Lai, Tây Ninh, Hà Giang, Nghệ An, Kon Tum, Bắc Kạn, Quảng trị, Lâm Đồng….

Thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp về kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội; triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực Công Thương theo phân công, phân cấp quản lý; tăng cường các hoạt động kết nối, giao thương, liên kết vùng,… từ đó, giúp người tiêu dùng Thủ đô có nhiều lựa chọn đa dạng trong tiêu dùng với các sản phẩm an toàn, chất lượng, giá cả hợp lý.

Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023
Người dân hào hứng mua sắm tại Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023

Cũng trong khuôn Lễ hội, Ban Tổ chức cũng sẽ quảng bá rộng rãi các hoạt động của sự kiện trên phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, hỗ trợ khai thác, tiêu thụ, phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm trái cây, nông sản an toàn trên địa bàn Thành phố và giúp người tiêu dùng Thủ đô biết, ưu tiên lựa chọn tiêu dùng sản phẩm trái cây, nông sản đặc sản an toàn của Việt Nam.

Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023 diễn ra Công viên Thống Nhất, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng từ ngày 9 - 12/11/2023.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.

Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Cùng với việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững; thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.
Xem thêm
Phiên bản di động