-->

Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất

Sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND, nhiều địa phương, doanh nghiệp tại “vùng xanh” đã nhanh chóng xây dựng phương án quay trở lại nhịp sản xuất trong trạng thái “bình thường mới”. Bên cạnh việc triển khai nhiều giải pháp để khôi phục sản xuất, các doanh nghiệp cũng phải cam kết thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch với địa phương. Trong đó, tùy từng loại hình sản xuất, doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”.
Quyết giữ “vùng xanh” bình yên Nhiều huyện của Thủ đô nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất an toàn tại các “vùng xanh” Bảo vệ vững chắc “vùng xanh” để thúc đẩy phát triển kinh tế

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất

Nhằm hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp sản xuất tại khu vực ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là sau khi Thành phố nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương “vùng xanh”. Ngay lập tức, nhiều địa phương “vùng xanh” đã xây dựng kế hoạch hành động nhằm từng bước hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới của dịch bệnh Covid-19.

Trong đó, để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất và trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, các địa phương ở “vùng xanh” như Thanh Oai, Thạch Thất, Mê Linh, Đông Anh… đã tiến hành kiểm tra thực tế tại các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn. Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, đa số các doanh nghiệp đều có ý thức tuân thủ các quy định, biện pháp phòng, chống dịch, thực hiện tốt khuyến cáo 5K, giảm 1/2 số lượng người tham gia sản xuất tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất
Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất, (Ảnh: Phương Ngân)

Đơn cử như tại huyện Quốc Oai, một trong những địa phương thuộc “vùng xanh” và cũng là địa phương hiện có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, thời gian qua, do thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng sản xuất để phòng, chống dịch. Do đó, sau khi Thành phố ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND, ngay lập tức các doanh nghiệp đã xây dựng phương án quay trở lại sản xuất bình thường. Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, đến thời điểm hiện tại, có hơn 60 doanh nghiệp trên địa bàn cơ bản xây dựng xong phương án sản xuất. Trong đó, 80% lao động nằm trong “vùng xanh” (tương đương hơn 5.000 công nhân) không phải thực hiện “3 tại chỗ” như trước sau khi có Chỉ thị số 20/CT-UBND.

Đồng thời, để tạo hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp xin giấy đi đường, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn cấp giấy đi đường cho theo doanh nghiệp bằng hình thức online. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tổng hợp danh sách người lao động được phép làm việc và gửi lên Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để cơ quan chức năng kiểm tra thông tin và cấp giấy đi đường, tránh gây phiền hà, giảm bớt thủ tục hành chính và thời gian đi lại cho người lao động cũng như các doanh nghiệp sản xuất.

Cùng với đó, đối với các cơ sở sản xuất, các Hợp tác xã kinh doanh trong khu dân cư, làng nghề truyền thống, huyện tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã về đảm bảo công tác phòng dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và thông điệp 5K phòng, chống dịch. Đồng thời, tổ chức phương thức sản xuất “3 tại chỗ” đối với lao động là người ngoài địa phương; giao cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định. Kiên quyết đình chỉ, tạm dừng sản xuất đối với các cơ sở nếu vi phạm, hoặc không chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

Cũng như huyện Quốc Oai, tại huyện Mê Linh, sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND chính quyền địa phương cũng đã ban hành một số quy định mới nhằm tạo điều kiện để một số lĩnh vực kinh tế dần khôi phục hoạt động trong bối cảnh “bình thường mới”. Ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh cho biết, nếu như trước đây, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chỉ có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình tổ chức sản xuất là “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”, thì nay huyện cho phép các đơn vị được áp dụng song song hai phương thức.

Tuy nhiên, đối với phương thức “1 cung đường, 2 điểm đến”, huyện Mê Linh linh động hơn khi công nhân được phép ở nhà thay vì phải ở tập trung tại một địa điểm do doanh nghiệp thuê. Theo đó, công nhân các xã, thị trấn sẽ tập trung tại 1 - 2 điểm trên địa bàn sinh sống và doanh nghiệp bố trí xe đưa đón hàng ngày. Đặc biệt, công nhân đang sinh sống tại hai thị trấn Quang Minh và Chi Đông đang làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh được phép đi - về hàng ngày.

Cũng theo lãnh đạo huyện Mê Linh, để trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, các doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài khu, cụm công nghiệp cũng cần xây dựng phương án sản xuất an toàn theo phương án của Thành phố đưa ra và tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp phòng, chống dịch hiện hành.

Doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất

Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, hoạt động của các doanh nghiệp, đặt biệt là trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam. Trước những khó khăn đó, để thích ứng trong tình hình mới, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã tổ chức lại hoạt động sản xuất để phù hợp và thích ứng với những diễn biến của dịch bệnh. Trong đó, tùy vào tình hình sản xuất cũng như việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch các doanh nghiệp sẽ linh ứng áp dụng các biện pháp sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”. Đây được xem là những phương án tạm thời, nhưng giúp cho nhiều doanh nghiệp không bị đứt gãy chuỗi sản xuất, cũng như kịp thời phục hồi hoạt động sau khi Thành phố ban hành Chỉ thị số 20.

Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất
Người lao động tại các doanh nghiệp "vùng xanh" đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi quay lại hoạt động sản xuất trong trạng thái bình thường mới.

Là một trong những doanh nghiệp sớm trở lại sản xuất trong trạng thái bình thường mới, sau khi Thành phố nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội tại các “vùng xanh”, bà Đỗ Việt Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh (Cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai) cho biết, việc được quay trở lại nhịp sản xuất bình thường giúp cho Công ty đẩy mạnh được sản xuất, đáp ứng đơn đặt hàng đã ký kết trước đó. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, để trở lại sản xuất Công ty phải ký cam kết với huyện về việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng dịch. Trong khi đó, công nhân khi đến Công ty làm việc cũng phải thực hiện quét mã, khử khuẩn, chia ca ăn cơm… để tránh tập trung đông người cùng một lúc.

“Để doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, bên cạnh việc đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, của chính quyền địa phương; doanh nghiệp cũng nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện rất kịp thời của chính quyền địa phương. Cụ thể như việc tạo điều kiện cấp giấy đi lại cho người lao động, doanh nghiệp cũng không phải thực hiện duy trì hoạt động “3 tại chỗ” như trước, do đó giảm thiểu được chi phí ăn, ở rất nhiều cho công nhân”, bà Đỗ Việt Hà cho hay.

Cũng như Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh, bà Nguyễn Thúy Hà (Trưởng phòng nhân sự) Công ty TNHH Nippont Paint Việt Nam cho biết, ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp đã xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh “3 tại chỗ” theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh. Hiện tại, toàn bộ công nhân của Công ty đều đang ăn ở, ngủ nghỉ và sản xuất tại chỗ. Và để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, doanh nghiệp tiến hành test Covid-19 cho 100% người lao động 1 lần/tuần.

Cũng theo bà Thúy Hà, với việc huyện Mê Linh nới lỏng một số quy định, công nhân tại doanh nghiệp hay các doanh nghiệp khác mà có người lao động sinh sống tại thị trấn Quang Minh, Chi Đông có thể lựa chọn sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”, người lao động có thể về nhà nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Phiên bản di động