Doanh nghiệp và người lao động đều hưởng lợi
![]() | Tạo sức bật mới cho doanh nghiệp và người lao động |
![]() | Doanh nghiệp và người lao động cùng hưởng lợi |
![]() | Doanh nghiệp và người lao động cùng hưởng lợi |
![]() |
Bà Paula Albertson - Giám đốc Better Work Việt Nam và ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm mô hình Better Work tại Công ty TNHH Viet Pan Pacific World (ảnh Công ty Cung cấp) |
Được khởi động tại Việt Nam vào năm 2009, Better Work - chương trình hợp tác giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) nhằm cung cấp gói hỗ trợ cho các nhà máy tham gia bao gồm hoạt động đánh giá, tư vấn, và đào tạo - hiện có mặt tại gần 400 nhà máy may ở khu vực miền Bắc và miền Nam, với 600.000 người lao động, tương đương với 1/4 lực lượng lao động ngành dệt may.
Đại diện ILO tại Việt Nam cho biết: Các nhà máy tham gia Better Work đã cho thấy mức độ gia tăng đáng kể trong việc tuân thủ pháp luật lao động quốc gia và các tiêu chuẩn lao động quốc tế, dẫn tới cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Phần lớn các nhà máy trong chương trình trả lương cho người lao động bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu. Tỷ lệ vi phạm liên quan đến thời giờ làm thêm cũng giảm từ 90% trong năm 2009 xuống chỉ còn 67% năm 2018.
Bên cạnh đó, tỷ lệ không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến cơ sở vật chất, như tiêu chuẩn về nhà ăn, nhà vệ sinh, cung cấp nước uống sạch, cũng giảm mạnh, từ con số 100% các nhà máy vi phạm cách đây 10 năm xuống còn chỉ 33% các nhà máy trong năm 2018. Better Work Việt Nam cũng đã giúp tăng cường đối thoại xã hội thông qua việc thành lập các Ban Tư vấn Cải tiến doanh nghiệp (PICC) có sự tham gia của cả người lao động, Công đoàn, và lãnh đạo doanh nghiệp. Vào năm 2012, sáng kiến này trở thành hạt giống để cơ chế đối thoại thường xuyên giữa người lao động và người sử dụng lao động được quy định trong Bộ Luật Lao động.
Bà Paula Albertson - Giám đốc Chương trình Better Work Việt Nam cho biết: Cải thiện điều kiện lao động luôn song hành với tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Better Work Việt Nam đã cho thấy những kết quả thực chất tại nhà máy, chứng minh rằng cả người lao động và người sử dụng lao động đều được hưởng lợi khi tiêu chuẩn lao động tăng lên. Trung bình, một nhà máy tham gia chương trình ghi nhận mức tăng lợi nhuận 25% sau 4 năm. Đặc biệt, các nhà máy có đầu tư vào đào tạo kỹ năng giám sát cho nữ chuyền trưởng đã tăng được năng suất thêm 22%.
“Đáng kể nhất phải nói đến lợi ích Better Work mang lại cho người lao động. Thông qua các đợt đánh giá và tư vấn của Better Work, người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi mà trước đó doanh nghiệp chưa thực hiện đủ”, Giám đốc Chương trình Better Work Việt Nam nhấn mạnh.
Thừa nhận những lợi ích chương trình mang lại, ông Kim Juhong - Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Viet Pan Pacific World (tỉnh Bắc Giang) cho hay: Điểm nổi bật là uy tín doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, số lượng công nhân, sản lượng, doanh thu tăng. Cụ thể, nếu như năm 2018, số công nhân là 4.540, đến năm 2019 đã tăng lên 4.821. Sản lượng sản phẩm năm 2018 là 5.273.307 đến nay đã tăng lên 6.032.747 sản phẩm. Tương ứng với đó, doanh thu tăng từ 25.485.620 đô la năm 2018 lên 28.133.919 đô la năm 2019.
“Cùng với các chương trình và dự án khác của ILO, Better Work giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện năng suất và quan hệ lao động, trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và trở thành một trung tâm của các chuỗi cung ứng toàn cầu,” TS Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam, nhận định.
Theo ông Chang-Hee Lee, cải thiện hệ thống quản lý nơi làm việc chính là động lực quan trọng để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Giám đốc ILO Việt Nam cũng cho biết, bước vào thập kỷ hoạt động thứ hai, Better Work Việt Nam cần tiếp tục vận hành và đem lại những tác động bền vững hơn để giúp tạo thêm nhiều việc làm tốt hơn trong ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng này.
Chương trình Better Work tại Việt Nam hiện được tài trợ bởi Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ, Bộ Ngoại giao Hà Lan, Bộ Ngoại giao Đan Mạch, và Liên minh Châu Âu. Ngày 12/12, tại TP Hồ Chí Minh, các đối tác ba bên của chương trình, gồm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã cùng gặp mặt để kỷ niệm 10 năm hoạt động của chương trình tại Better Work Việt Nam. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Prudential ra mắt thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo vệ tối đa

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập
Tin khác

Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025
Đời sống 13/05/2025 08:40

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án
Đời sống 12/05/2025 10:42

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường
Đời sống 08/05/2025 22:17

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan
Đời sống 06/05/2025 16:02

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động
Đời sống 29/04/2025 06:05

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”
Đời sống 28/04/2025 21:31

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người
Đời sống 26/04/2025 12:47

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?
Đời sống 23/04/2025 06:20

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9
Đời sống 20/04/2025 15:59

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức
Đời sống 12/04/2025 16:21