-->

Doanh nghiệp nhỏ “thờ ơ” gói hỗ trợ thuế, vì sao?

Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn nộp tiền thuê đất, thuế thu doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân năm 2021 đã được Chính phủ ban hành từ ngày 19/4/2021 nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn do dịch Covid-19. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể vẫn chưa nắm bắt được các chính sách này, nên nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ. Trong khi, chính những nhóm doanh nghiệp này bị ảnh hưởng rất lớn do hệ lụy của đại dịch Covid-19.
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số Bổ sung kinh phí phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa

Muốn được hỗ trợ, nhưng chưa nắm bắt hết thông tin!

Làn sóng dịch thứ 4 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải giãn cách, cách ly xã hội, một lần nữa đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn. Trước khi làn sóng dịch thứ 4 bắt đầu bùng phát, Chính phủ và các bộ ngành cũng đã đưa ra một số quyết sách để hỗ trợ doanh nghiệp trước tình hình bình thường mới, điển hình là Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, thuế thu doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân năm 2021.

Doanh nghiệp nhỏ “thờ ơ” gói hỗ trợ thuế, vì sao?
Nhiều doanh nghiệp lo chi phí mặt bằng hơn lo nộp thuế. Ảnh: BT

Tuy nhiên, khi được hỏi về các chính sách giãn thuế theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, ông Đinh Văn Hải - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Anh Anh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, do công ty hiện đã trả trụ sở, làm việc theo hình thức online vì không đủ tiền chi trả mặt bằng nên không biết đến các chính sách này. Sản phẩm của công ty liên quan đến dịch vụ giáo dục nên khi dịch Covid-19 xảy ra, các trường học nghỉ sớm hoặc chuyển sang hình thức học online, dịch vụ của công ty cung cấp chỉ đạt 30%, trong khi tiền thuê mặt bằng trước đây mỗi tháng phải chi trả 50 triệu đồng. Khi thu không đủ bù chi, công ty đã cắt giảm nhân sự và làm việc theo hình thức online toàn bộ.

Tuy nhiên ông Hải cũng cho rằng, dù có được giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể có doanh thu cũng như phát sinh lãi nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hầu như không có tác dụng. “Nếu như có chính sách gia hạn tiền thuê đất, thì cũng nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiền thuê mặt bằng, văn phòng, điều này sẽ làm giảm áp lực để chúng tôi tiếp tục duy trì hoạt động”, ông Hải đề xuất.

Là một hộ kinh doanh cá thể chuyên sản xuất đồ gỗ nằm trên địa bàn huyện Thường Tín, ông Nguyễn Anh Xuân cho hay: “Tôi chỉ nghe mang máng có chính sách hỗ trợ cho các hộ kinh doanh cá thể về thuế nhưng cũng chưa thực sự hiểu rõ mình có thuộc đối tượng được hỗ trợ hay không, hỗ trợ cái gì. Hiện nay chúng tôi gánh nặng nhất là tiền thuê mặt bằng, nhà xưởng, còn nhân công thì do dịch đã cho nghỉ một nửa vì lượng hàng bán ra chỉ còn 50%, trong khi tiền thuê mặt bằng thì phải trả theo năm, giờ doanh thu thấp, khó duy trì sản xuất”.

Một số doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Hà Nội cho biết, với diễn biến dịch bệnh Covid-19 khá phức tạp thời gian qua, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn, đình trệ sản xuất và sụt giảm doanh số, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hộ cá thể đã phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động nên chính sách giãn, hoãn thuế ít được quan tâm. Các hộ kinh doanh mong muốn có chính sách miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế VAT xuống mức thấp nhất có thể.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp

Ngày 21/5, Cục Thuế Hà Nội cũng đã có văn bản hướng dẫn người nộp thuế thực hiện Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo từng nhóm đối tượng. Theo đó, Nghị định đã quy định bổ sung đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng); sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị; thoát nước và xử lý nước thải.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng, cũng nằm trong đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất. Thời hạn nộp thuế được gia hạn là 5 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng từ tháng Ba đến tháng Sáu và quý 1, quý 2; gia hạn 4 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng tháng Bảy; gia hạn 3 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng tháng Tám.

Nghị định cũng quy định gia hạn 3 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý 1, quý 2 của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021. (Thời gian gia hạn là 3 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế). Ngoài ra, Nghị định quy định gia hạn 6 tháng tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 và thời gian gia hạn là 6 tháng kể từ ngày 31/5.

Để được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định 52/2021/NĐ-CP, người nộp thuế phải nộp đủ số tiền theo từng sắc thuế được gia hạn bao gồm cả các khoản nợ phát sinh trước khi được gia hạn và các khoản nợ được gia hạn theo Nghị định số 41 (theo đúng thứ tự thanh toán tiền thuế tại Điều 57 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019) trước ngày 30/7. Bên cạnh đó, người nộp thuế tự xác định và chịu trách nhiệm về việc đề nghị gia hạn đảm bảo đúng đối tượng được gia hạn theo quy định.

Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ giải pháp công tác thuế 6 tháng cuối năm 2021, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cũng cho biết, tính đến hết ngày 23/6/2021 cơ quan thuế đã nhận được 52.384 đơn đề nghị gia hạn, trong đó, có 47.514 doanh nghiệp, tổ chức nộp đơn xin gia hạn; có 3.547 đơn cá nhân xin gia hạn. Tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn là 33.032 tỷ đồng. Tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn đã nộp ngân sách là 9.834 tỷ đồng. Tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn còn phải nộp ngân sách là 23.197 tỷ đồng.

Để tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế trong năm 2021 Bộ Tài chính đã chỉ đạo địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo thuận lợi cho người nộp thuế tiếp cận và được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên toàn cầu và ở Việt Nam, dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2021 sẽ gặp rất nhiều khó khăn, cùng với đó, các chính sách giãn, giảm thuế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, công tác thu ngân sách sẽ gặp nhiều thách thức.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, bà Vũ Thị Mai yêu cầu ngành Thuế tiếp tục nghiên cứu những giải pháp thuộc thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó lưu ý, cần đẩy mạnh tuyên truyền những quyền lợi của người dân, doanh nghiệp được hưởng trong các gói hỗ về thuế, phí để người dân nắm bắt và thực hiện quyền lợi của mình đúng quy định của pháp luật. Tổng cục Thuế cũng cần phối hợp chặt chẽ với Vụ Chính sách thuế để đề xuất các giải pháp về các sắc thuế cụ thể, các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến cho biết, các đơn vị đã xét chọn để khen thưởng trong Tháng Công nhân với 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở; 30 công nhân giỏi, lao động giỏi biểu dương cấp quận.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, sự sáng tạo, sự tận tâm và lòng yêu nghề; 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP dịch vụ Bảo vệ chuyên nghiệp An ninh miền Bắc không chỉ ngày một lớn mạnh, mà còn khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Đặc biệt, việc xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn về văn hóa, không chỉ tạo ra môi trường đào tạo cơ bản, chính quy, chuyên nghiệp, lành mạnh... mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri và Nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng đấu tranh quyết liệt, kiên quyết xử lý chặn đứng, đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, chấm dứt tình trạng lừa đảo, đăng tin thất thiệt, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội.

Tin khác

Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030

Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều ngày 22 và sáng 23/4/2025, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ khoá XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Việt Nam đang sở hữu các điều kiện thuận lợi hiếm có để trở thành điểm đến chiến lược trong làn sóng vốn tư nhân khu vực châu Á - Thái Bình Dương...
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động