Doanh nghiệp đã sẵn sàng đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân tài
![]() | Việt Nam “khát” nhân lực giỏi |
![]() | Việc làm và chất lượng nguồn nhân lực - tài nguyên quan trọng nhất trong nền kinh tế mới |
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo “Nguồn nhân lực và công nghệ cho kỷ nguyên số tại Việt Nam” do ManpowerGroup Việt Nam phối hợp Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cùng Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức ngày 14.11.
![]() |
Thiếu hụt nhân tài trong kỷ nguyên số là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Ảnh Mai Phương |
Tại hội thảo, ông Simon Matthews - Tổng Giám đốc ManpowerGroup Việt Nam, tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp nhân lực cho biết, với sự chuyển động của cách mạng công nghiệp 4.0, trong 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi mới có thể bắt nhịp kịp xu hướng và cạnh tranh của thời đại.
Kết quả khảo sát của ManpowerGroup từ 42.000 doanh nghiệp trên toàn cầu cho thấy, các loại công việc đòi hỏi tay nghề (thợ điện, thợ mộc, thợ nề…) vẫn được xếp vào loại công việc khó tìm nhân lực nhất trong 5 năm liên tiếp. Trong danh sách 10 ngành nghề khó tuyển dụng nhân sự nhất có thể kể đến các vị trí trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT); đại diện bán hàng; kỹ sư; kỹ thuật viên và tài xế; nhân viên tài chính kế toán; nhân viên văn phòng, sản xuất và vận hành máy…
Kết quả khảo sát của ManpowerGroup cũng cho thấy, tại Đông Nam Á, 46% doanh nghiệp tham gia khảo sát gặp khó khăn trong việc tuyển dụng. Và năm 2016 được xem là năm tuyển dụng nhân sự khó khăn nhất trong vòng 11 năm trở lại đây.
Tại Việt Nam, nhân sự quản lý cấp cao đang thiếu hụt trầm trọng, một phần do tình trạng “chảy máu chất xám” với con số người Việt Nam làm việc tại nước ngoài năm 2015 tăng 8% so với năm 2014.
Trước tình trạng trên, hiện có 53% doanh nghiệp đã sẵn sàng đối phó với việc thiếu hụt nhân tài bằng cách chọn đào tạo và phát triển nhân lực tại chỗ, 36% tuyển dụng nhân lực ngoài chuyên môn, 27% gia tăng các lợi ích cho người lao động….
Trước lo ngại sắp tới tự động hóa sẽ thay thế lao động chân tay, robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, đại diện các bên tham gia hội thảo đều cho rằng, cần có các chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người lao động, chú trọng phát triển kỹ năng ngoại ngữ và xây dựng các dự án đào tạo kỹ năng cho lao động nhằm đảm bảo khả năng tìm việc và phát triển bền vững của người lao động trong thời đại kỷ nguyên số.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Bộ trưởng Bộ Công an: Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người

Hội đồng Tiền lương quốc gia có chủ tịch mới

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia
Tin khác

Nghị quyết 68-NQ/TW: Đòn bẩy phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng
Doanh nhân 20/05/2025 14:43

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ
Kinh tế 19/04/2025 17:37

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế
Doanh nhân 17/04/2025 11:51

Elon Musk trở lại ngôi vương tỷ phú thế giới với 342 tỷ USD
Doanh nhân 02/04/2025 17:09

Doanh nhân và khát vọng cống hiến
Doanh nhân 31/01/2025 09:42

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16

Sốt ruột khi mục tiêu đầu năm đặt ra, cuối năm vẫn chưa hoàn thành
Doanh nhân 13/12/2024 10:05

"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng
Doanh nhân 30/10/2024 16:01

Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên
Doanh nhân 14/10/2024 21:05

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk
Doanh nhân 13/10/2024 11:19