Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội
Khai mạc Hội chợ hàng Việt năm 2016 | |
Nâng cao vai trò tiên phong của mỗi công nhân Thủ đô | |
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết một số đơn vị |
Dự buổi làm việc còn có các đồng chí Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN: Trần Thanh Hải, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng; Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Vũ Đức Bảo - Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy; Nguyễn Lan Hương - Trưởng Ban Dân vận Thành ủy; Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội và đại diện lãnh đạo các ban, ngành của TP Hà Nội.
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường và Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chủ trì hội nghị |
Hơn 28 tỉ đồng chăm lo Tết cho CNLĐ
Báo cáo về kết quả hoạt động CĐ năm 2016, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP Hà Nội Vũ Kim Sơn cho biết: Năm 2016, các cấp CĐ đã tập trung đôn đốc, tuyên truyền vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Kết quả, đã thành lập mới 500/400 CĐCS (đạt 125% kế hoạch năm); kết nạp mới 74.902/70.000 đoàn viên (đạt 107% kế hoạch năm); trong đó số thực tăng là 506 CĐCS và 61.848 đoàn viên CĐ. Năm 2016, Ủy ban kiểm tra CĐ các cấp đã tiến hành 5.735 cuộc kiểm tra việc chấp hành Điều lệ CĐVN; 5.194 cuộc kiểm tra về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của CĐ. Qua đó, truy thu được hơn 1,8 tỉ đồng cho ngân sách CĐ.
Trong Quý I/2017, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN và Thành ủy Hà Nội về chăm lo đời sống cho CNVCLĐ trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, 100% các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, CĐ ngành, CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở có văn bản chỉ đạo các CĐCS phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp chăm lo Tết cho CNVCLĐ, đặc biệt quan tâm tới CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP Hà Nội Vũ Kim Sơn báo cáo kết quả hoạt động CĐ năm 2016. |
Qua khảo sát, các doanh nghiệp tuy còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đã đảm bảo thưởng Tết đúng với cam kết đã thông báo cho người lao động và mức thưởng có tăng hơn so với Tết năm 2016 - mức bình quân từ 3,6 đến 5 triệu đồng/người. LĐLĐ TP cũng đã đôn đốc và nắm bắt tình hình CNLĐ tại các đơn vị về triển khai và thực hiện Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động trong doanh nghiệp.
Dịp Tết Nguyên đán, các cấp CĐ từ Thành phố đến CĐCS đã hỗ trợ trên 28 tỉ đồng cho hoạt động chăm lo Tết: Trợ cấp 38.708 CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn; thăm, tặng quà các gia đình chính sách; tổ chức trên 700 chuyến xe đưa trên 28.000 CNLĐ làm việc tại các KCN-CX, cụm công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố về quê đón Tết sum vầy cùng gia đình. Riêng LĐLĐ Thành phố trao 1.000 suất quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn (500.000 đồng/suất); UBND Thành phố trao 1.000 suất quà cho CNLĐ (500.000 đồng/suất); tổ chức 35 chuyến xe ô tô miễn phí đưa 1.400 CNLĐ về quê đón Tết và tổ chức “Tết Sum vầy năm 2017” trong CNLĐ các KCN-CX Hà Nội.
Kiến nghị nhiều chính sách đảm bảo quyền lợi cho CNLĐ
Tại buổi làm việc, từ kiến nghị của CNVCLĐ và các cấp CĐ Thành phố, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã kiến nghị với Đảng, Nhà nước 4 chế độ, chính sách liên quan đến người lao động. Cụ thể, đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Tiền lương tối thiểu và khi sửa đổi Bộ luật Lao động, nên giữ nguyên các chính sách ưu đãi đối với nữ CNVCLĐ; Bổ sung nghề duy tu sửa chữa cầu đường bộ vào danh mục chức danh nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐVN và Thành ủy Hà Nội nhiều chính sách, chế độ liên quan đến người lao động |
Đề nghị Đảng và Nhà nước nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích đặc biệt đối với khu vực doanh nghiệp tham gia đầu tư vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho CNLĐ và khai thác có hiệu quả nguồn lao động hiện nay, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt đối với những CNLĐ đã qua đào tạo; phát triển mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa công tác đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ cho CNLĐ làm việc trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
Đề nghị Nhà nước cần có quy định cụ thể trong việc chốt sổ BHXH cho người lao động ở những doanh nghiệp nợ đọng BHXH. Hiện nay, việc thực hiện theo Văn bản số 856/LĐTBXH ngày 19/3/2013 của Bộ LĐTB&XH và Văn bản số 2266/BHXHVN ngày 20/6/2013 của BHXH Việt Nam rất bất cập, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Với Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch LĐLĐ TP Nguyễn Thị Tuyến kiến nghị 10 chế độ, chính sách liên quan đến việc thành lập CĐCS theo phương thức của Điều 17; đề nghị Tổng LĐLĐVN kiến nghị với Nhà nước sửa đổi Điều 20 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về “Quy định chi tiết một số điều của Luật ATVSLĐ”; đề nghị Tổng Liên đoàn có ý kiến với BHXH Việt Nam, chỉ đạo BHXH địa phương thực hiện nghiêm túc việc cho phép đóng riêng để chốt sổ cho những trường hợp CNVCLĐ chấm dứt hợp đồng lao động chuyển công tác, bị TNLĐ hoặc đến tuổi nghỉ hưu ở những doanh nghiệp nợ đọng BHXH; đề nghị Tổng Liên đoàn phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao sớm ban hành văn bản hướng dẫn về thẩm quyển, trình tự, thủ tục để CĐ tham gia tố tụng dân sự khởi kiện những doanh nghiệp vi phạm pháp luật về Lao động, Công đoàn, BHXH...
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến báo cáo thêm một số hoạt động của các cấp CĐ Thành phố trong việc chăm lo đời sống cho người lao động |
Với Thành ủy Hà Nội, LĐLĐ TP Hà Nội cũng kiến nghị 5 điểm, trong đó đề nghị Thành ủy, UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở trong các KCN, KCX đến năm 2020” (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 20/3/2014) và Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN, KCX”. Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến đề nghị khi phê duyệt quy hoạch chi tiết các KCN, đề nghị quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng; đặc biệt là hạ tầng xã hội: khu nhà ở công nhân, nhà trẻ, trường mẫu giáo và các công trình phúc lợi gần KCN phục vụ CNLĐ. Đối với các dự án đã được phê duyệt hoặc đã xây dựng mà thiếu đồng bộ thì cần rà soát, bổ sung cho kịp thời.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trao đổi về những kiến nghị của LĐLĐ TP. |
Trao đổi về những kiến nghị của LĐLĐ Thành phố, ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: Với 2 triệu LĐ - đây là lực lượng có đóng góp quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Phó Chủ tịch UBND TP cũng cho biết, Hà Nội hiện có 10 KCN-KCX thu hút 624 doanh nghiệp, tạo việc làm cho hơn 14 vạn LĐ nhưng mới có 4 dự án nhà ở, giải quyết được hơn 22.000 nơi ở cho CNLĐ và cho thuê hơn 8.000 chỗ ở - điều này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu.
Về vấn đề này, Thành phố đã giao cho ngành Xây dựng chủ trì, đề xuất và thực hiện, trong năm nay sẽ cố gắng giải quyết 50% nhu cầu về nhà ở cho CNLĐ. Về nhu cầu trường lớp như mầm non, nhà trẻ, TP đã giao cho Sở Giáo dục & Đào tạo đề xuất giải quyết, với những khu xây dựng mới, sẽ điều chỉnh trong quy hoạch. Về điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, TP đang giao cho Sở Văn hóa Thông tin nghiên cứu, xây dựng.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính phát biểu tại buổi làm việc. |
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đề nghị: Năm 2017 được Tổng LĐLĐVN lấy là năm “Vì lợi ích đoàn viên CĐ”, vì vậy, trong nhiệm vụ của mình, TP cần chọn được hoạt động có tính chất trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá để triển khai, thực hiện hiệu quả.
Đông chí Trưởng Ban Dân vận thành ủy Hà Nội Nguyễn Lan Hương đánh giá cao kết quả đạt được của các cấp công đoàn Thủ đô. |
Cũng tại buổi làm việc, bà Nguyễn Lan Hương – Trưởng Ban Dân vận TP đánh giá cao những hoạt động của các cấp CĐ Thành phố thực hiện hiệu quả thời gian qua trong việc hướng về cơ sở, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đặc biệt là hoạt động tổ chức đối thoại với CNLĐ; về tổ chức các hoạt động thi đua nhân Tháng Công nhân, thi đua lao động giỏi - lao động sáng tạo và phát huy sáng kiến cải tiến trong CNVCLĐ; việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐ cơ sở với số thực tăng đoàn viên ấn tượng. Điều này đã minh chứng cho quyết tâm và đồng bộ của các cấp CĐ Thành phố. “LĐLĐ TP đã bám rất sát vào nhiệm vụ chính trị của TP và ngành dọc của mình, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển của khối đoàn thể nói riêng và kinh tế xã hội TP nói chung”, bà Hương khẳng định.
Ghi nhận những kết quả đáng khích lệ LĐLĐ TP đã làm cho người lao động trong năm qua, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ VN Trần Thanh Hải cho rằng những hoạt động của tổ chức công đoàn thực sự sâu sát hơn với người lao động. Theo Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải, năm 2017, Hà Nội cần đẩy mạnh đề án xây dựng văn phòng đại diện ở các khu công nghiệp. Đồng thời phải tìm ra thủ lĩnh thực sự ở các công đoàn cơ sở. Từ đó tiếp tục đại diện cho người lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ VN Trần Thanh Hải phát biểu tại hội nghị. |
Về vấn đề nợ đọng bảo hiểm xã hội, Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chúng ta tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển. Tuy nhiên cũng cần xử lý nghiêm những doanh nghiệp không tuân thủ về pháp luật lao động để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
Chú trọng chăm lo đời sống công nhân các KCN-CX
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định: Sự quan tâm của Thường vụ Thành ủy, phối hợp chặt chẽ giữa UBND TP - LĐLĐ TP; LĐLĐ TP với các tổ chức chính trị xã hội của TP. Theo Phó Bí thư Thường trực Ngô Thị Thanh Hằng, những kết quả toàn diện mà TP đạt được trong năm qua có sự đóng góp quan trọng của LĐLĐTP và các cấp CĐ, đội ngũ CNVCLĐ TP.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đánh giá cao sự đoàn kết, thống nhất của tổ chức CĐ dù trong điều kiện hoạt động của CĐ khó khăn hơn trước. Từ đó, hoạt động CĐ đạt những kết quả nổi bật như: Thứ nhất là chủ động xây dựng chương trình công tác, bám sát văn bản của Tổng LĐLĐVN và TP. Thứ hai chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho CNVCLĐ. Thứ ba, LĐLĐ TP Hà Nội làm rất tốt công tác tư tưởng, thực hiện tốt NQ 39 về sắp xếp, kiện toàn bộ máy, trong đó khối Đảng, đoàn thể phải gương mẫu đi đầu theo hướng tự chủ: Gương mẫu, thực hiện tốt; thực hiện NQ 09 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thành lập CĐCS và đoàn viên - nâng cao chất lượng hoạt động CĐ.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng. |
Về nhiệm vụ năm 2017, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chỉ đạo: Các cấp CĐ Thành phố cần bám sát sự chỉ đạo chung của Thành ủy và Tổng LĐLĐVN; phân công rõ người, rõ việc, đúng tiến độ, cần chọn những việc trọng tâm trong từng thời điểm cụ thể để tập trung thực hiện hiệu quả. Phó Bí thư Thường trực Ngô Thị Thanh Hằng chỉ ra 5 nội dung mà tổ chức CĐ cần thực hiện là đẩy mạnh tuyên truyền, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư ưởng gắn bới NQ TƯ 4 khóa XII; học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; làm tốt công tác vận động trong đoàn viên CĐ và NLĐ, nhất là chương trình gắn với tổ chức CĐ như; Nghị quyết 01, Chương trình 04 về văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện Năm kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử TP vừa ban hành. Đoàn viên công chức phải gương mẫu. CĐ cần làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích cho CNLĐ trực tiếp KCN-CX; chăm lo vật chất tinh thần cho LĐ có hoàn cảnh khó khăn; phải đảm bảo nội quy, quy chế chất lượng dân chủ ở cơ sở; tư vấn giới thiệu việc làm ở những LĐ ở vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh; đào tạo nghề cho NLĐ.
Hà Nội có 10 KCN với gần 2 triệu LĐ có rất nhiều vấn đề xã hội xảy ra, đời sống vật chất, tinh thần như; Nhà trẻ, trường lớp... CĐ cần tham mưu cho Thành ủy tổng kết chương trình 32 của Thành ủy; NQ 09 về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ CNH-HĐH; nâng cao không chỉ số lượng mà phải quan tâm đến chất lượng hoạt động CĐCS, đặc biệt khu vực ngoài Nhà nước. Công tác cán bộ cần tiếp tục sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn và hiệu quả, phải chuyển dần mô hình sang tự chủ 1 phần, tiến tới tự chủ toàn phần. Cán bộ CĐ phải nâng cao trình độ, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng vận động, thành lập CĐCS, chú trọng nâng cao chất lượng CĐCS, chấn chỉnh những CĐ hoạt động chưa hiệu quả, đặc biệt là giải quyết nợ đọng BHXH.
Ghi nhận những kiến nghị của LĐLĐ TP, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy hoàn toàn đồng tình, tiếp thu, sẽ giao cho các ban, ngành của TP phối hợp cùng LĐLĐ TP thực hiện. Đồng chí cũng mong Tổng LĐLĐVN tiếp tục quan tâm đến hoạt động của Hà Nội, mỗi năm thống nhất triển khai 1 số nhiệm vụ trọng tâm, sau đó đánh giá, tổng kết. Về phía Hà Nội, Thành ủy Hà Nội sẽ tiếp tục tham gia, chỉ đạo ĐHCĐ các cấp; thực hiện NQ39; xây dựng nhà xã hội cho CNLĐ...
Xem xét thí điểm bầu Chủ tịch CĐCS trực tiếp tại ĐH Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường thống nhất cao báo cáo hoạt động CĐ Thủ đô năm 2016 trong việc triển khai được nhiều nhiệm vụ của Thành ủy, Tổng LĐLĐVN trên các mặt hoạt động. Thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Bùi Văn Cường ghi nhận đánh giá cao hoạt động của Thủ đô; đồng thời đề nghị Hà Nội có những biện pháp quyết liệt khắc phục những hạn chế, tồn tại.
Về nhiệm vụ 2017, Chủ tịch Bùi Văn Cường hoàn toàn nhất trí với các mục tiêu đề ra, tuy nhiên Hà Nội phải cụ thể hóa những nội dung hoạt động. Cụ thể, đề nghị Hà Nội phải triển khai chủ đề công tác năm 2017 là năm “Vì lợi ích đoàn viên CĐ”, có chính sách phân biệt giữa đoàn viên CĐ và người lao động, phải có lợi ích khác biệt để tập hợp, thu hút đoàn viên CĐ. Thứ hai là tập trung chỉ đạo Chỉ thị 09 của Ban Bí thư về Đại hội CĐ các cấp và Đại hội CĐ Thành phố, đặc biệt trong khu vực ngoài nhà nước sẽ thí điểm bầu Chủ tịch CĐCS trực tiếp tại đại hội để đảm bảo tính dân chủ và quan trọng là đổi mới để chọn ra cán bộ CĐCS thực sự giỏi, là thủ lĩnh của phong trào. Thứ ba là tiếp tục triển khai phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt phải có chỉ tiêu cho từng khối đối tượng: Công chức phải làm gì, người lao động trong DN làm gì.. cho sát thực. Thứ tư là cần quan tâm thực hiện xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam. Tổng LĐLĐVN “đặt hàng” Hà Nội nghiên cứu tổ chức tuyên truyền tới đoàn viên CĐ như thế nào cho hiệu quả thay vì hội nghị, míttinh; tổ chức sinh hoạt CĐCS ở các sở ngành như thế nào; quản lý đoàn viên, nâng cao chất lượng đoàn viên qua việc đánh giá, phân loại đoàn viên. Thứ năm, Hà Nội cần tăng cường công tác tài chính, đặc biệt trong việc quản lý tài chính, tài sản CĐ cho hiệu quả. Về việc xây dựng thiết chế CĐ, Chủ tịch Bùi Văn Cường đề nghị Hà Nội tích cực vào cuộc, là đơn vị đi đầu cùng Tổng LĐLĐVN thực hiện thắng lợi mục tiêu vì quyền lợi đoàn viên CĐ, đồng thời góp phần ổn định tình hình đời sống, xã hội tại địa phương. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ
Công đoàn 23/01/2025 13:03
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Đoàn viên công đoàn quận Hai Bà Trưng tranh tài bày mâm ngũ quả ngày Tết
Hoạt động 23/01/2025 09:07
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
Hoạt động 22/01/2025 17:45
Tổ chức chợ Tết Công đoàn cho đoàn viên, người lao động quận Ba Đình
Hoạt động 22/01/2025 16:47
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Ngọc Thụy với 81 đoàn viên
Hoạt động 21/01/2025 22:14
“Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” đưa 450 lao động và người thân về quê đón Tết
Hoạt động 21/01/2025 19:12
Nỗ lực chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ
Hoạt động 21/01/2025 17:53
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Hoạt động 21/01/2025 17:51