Đổ xô săn lùng rễ bồ công anh vì tin đồn chữa được ung thư
Quảng Nam: Đổ xô mua thuốc Bắc, củ nén để phòng rắn lục đuôi đỏ | |
Kon Tum: Cả xã đổ xô đi tìm gỗ trắc, mong đổi đời |
Đổ xô săn “thần dược”
Thời gian qua trên các diễn đàn mạng xã hội xuất hiện thông tin rễ cây bồ công anh, một loại cây mọc hoang có khả năng điều trị được bệnh ung thư bạch cầu, một căn bệnh mà đến cả y học hiện đại cũng đang phải đau đầu để tìm ra phương pháp điều trị. Nhiều người cho rằng rễ cây bồ công anh là “thần dược”, có thể giúp bệnh nhân ung thư tìm lại sự sống.
Chị Nguyễn Thị Hạnh (TP. Hòa Bình) chia sẻ, ở Hòa Bình thấy nhiều người đi thu mua rễ cây bồ công anh với giá cao, lúc đầu mọi người không hiểu lại tưởng thương lái Trung Quốc thu mua, mãi sau này những người thu mua nói là nó có tác dụng điều trị ung thư và giá thu mua từ 100 đến 150 nghìn đồng/1kg. Vì thế không chỉ có người bệnh tìm mua, mà người tìm rễ cây để bán cũng lùng sục. Thực hư công dụng của loại rễ cây này như thế nào thì chưa biết, nhưng nhiều người bị bệnh ung thư đã thử tìm đến với loại rễ cây được cho là “thần dược” này. Dẫn chứng cho những gì mình nói, chị Hạnh mở điện thoại rồi đưa cho chúng tôi xem hình ảnh cây bồ công anh cùng với lời chú thích: “Tôi cũng đọc kỹ rồi, rất nhiều báo viết về vấn đề này, thậm chí có cả trang báo của nước ngoài cũng đưa tin về công trình nghiên cứu nào đó ở tận bên Canada, đã nghiên cứu về loại rễ cây này. Đã có bệnh nhân thoát khỏi ung thư nhờ rễ cây bồ công anh đấy”.
“Nhiều người đang điều trị bệnh ung thư ở các bệnh viện, sau khi nghe tin đồn về loại “thần dược” này cũng vội vàng tìm kiếm khắp nơi. Anh Trần Duy Hải (Cẩm Khê, Phú Thọ) đang có vợ nằm điều trị tại khoa Ung bứu – Bệnh viện K (Hà Nội) chia sẻ: Vợ anh bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, đã xạ trị được một thời gian, nhưng vì sức khỏe quá yếu nên các bác sĩ không thể tiếp tục thực hiện xạ trị theo đúng phác đồ điều trị nữa. Vì thế, khi nghe tin rễ cây bồ công anh có thể khắc chế được bệnh ung thư, anh đã lùng sục khắp nơi để mua. “Tìm được nó tôi liền xin bác sĩ cho vợ xuất viện. Vì ở đó cũng nằm chờ chết, về nhà dùng rễ cây bồ công anh uống biết đâu may mắn lại có thể chữa khỏi bệnh”, anh Hải nói.
Chỉ có tác dụng phòng ngừa ung thư
Để tìm hiểu rõ vấn đề, chúng tôi đã tìm đến lương y Nguyễn Huy (Hội Đông y – TP. Hà Nội) và được ông cho biết, thực chất rễ cây bồ công anh trong Đông y đã sử dụng rất lâu, nó còn có tên gọi khác là Phù công anh, Bộc công anh, Thái nại, Lục anh, Bồ anh, Cổ đính…Trước đây người dân dùng cả lá và rễ cây phơi khô, hoặc dùng tươi để nấu nước uống. Theo y học cổ truyền, bồ công anh có tính lạnh, vị ngọt đắng nên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và chữa các bệnh về u nhọt, lở loét, viêm dạ dày, viêm họng….Cây bồ công anh, đặc biệt là rễ cây có chứa rất nhiều khoáng chất vi lượng như sodium, calcium, magne, potassium…bởi thế nó có tính thanh nhiệt và giải độc cao nên khi dùng bồ công anh sẽ giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa và có tác dụng phòng ngừa ung thư.
Lương y Nguyễn Huy chia sẻ về công dụng của cây bồ công anh |
“Trên thực tế, một số bài thuốc trong y học cổ truyền có sử dụng thành phần là bồ công anh cũng chỉ có tác dụng loại bỏ u bướu trong thời gian đầu của bệnh, hoặc có thể dùng để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể. Nếu người bệnh đã bị mắc ung thư ở giai đoạn muộn và đã bị di căn thì cả Đông y và Tây y không ai dám khẳng định là chữa khỏi bệnh cả. Vì thế, tôi mong người dân nên sáng suốt để tránh bị sập bẫy của thương lái. Vẫn biết rằng có bệnh thì vái tứ phương, nhưng không phải phương nào cũng vái”, lương y Nguyễn Huy cho biết.
Cùng chung quan điểm với lương y Nguyễn Huy, bác sỹ Phạm Hương - Bệnh viện K Hà Nội chia sẻ thêm, thực tế có một số bài thuốc điều trị ung thư có nguồn gốc từ thực vật, thế nhưng không chỉ đơn giản là lấy cây về nấu nước uống là khỏi bệnh ung thư được. Để tạo ra một viên thuốc trong điều trị ung thư, các nhà nghiên cứu phải mất rất nhiều thời gian và phải kết hợp với nhiều loại, nhiều thành phần, chứ không chỉ đơn thuần là dùng một loại. Nếu bồ công anh mà có tác dụng tốt như vậy, không phải đến bây giờ người dân mới biết, mà các nhà khoa học đã đi trước chúng ta rất nhiều. Vì thế, người bệnh cần tỉnh táo, đặc biệt là tinh thần phải luôn luôn lạc quan chống chọi với bệnh tật, tránh bị kẻ xấu lợi dụng khiến tiền mất mà bệnh nặng thêm.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58