-->

Định vị lại chiến lược xuất khẩu lao động

Các dữ liệu cho thấy dân số Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn "dân số già" năm 2036 với gần 15,46 triệu người cao tuổi (14,17% tổng dân số). Vì vậy, nhiều chuyên gia lao động cho rằng, trong giai đoạn tới, việc ưu tiên đưa số lượng lớn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể không còn phù hợp, mà xuất khẩu lao động nên chú trọng hơn tới chất lượng lao động.
Bồi dưỡng nghiệp vụ về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nhiều thủ đoạn lừa đảo nhằm vào người lao động Nâng hiệu quả công tác xuất khẩu lao động

Lao động xuất khẩu chủ yếu làm công việc giản đơn

Theo thông tin của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), thời gian qua, công tác đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng; thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt.

Định vị lại chiến lược xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động cần hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, tay nghề người lao động.

Thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… gia tăng đáng kể; nhiều thị trường mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Czech, Slovakia, Romania. Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt con số 100.000 người/năm. Giai đoạn 2013 - 2021, cả nước đã đưa được gần 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài với thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước; đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích lũy và cải thiện đời sống người lao động và gia đình.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia lao động, công tác xuất khẩu lao động cũng còn những vấn đề tồn tại, hạn chế, trong đó có việc chất lượng nhân lực xuất khẩu lao động còn thấp, đa số người lao động trong nước ra nước ngoài có trình độ hạn chết, chủ yếu làm công việc giản đơn.

Trao đổi tại Hội thảo “Lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Thực trạng và giải pháp” diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Lanh - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Esuhai (thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển, những người lao động là kỹ sư, lao động bậc cao, chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chưa nhiều, không quá 10%; và 90% người lao động còn lại chưa qua đào tạo; tay nghề và năng lực tiếp nhận kỹ thuật cao ở những nước phát triển của họ rất hạn chế.

Ông Nguyễn Xuân Lanh nhìn nhận, xuất khẩu lao động nhiều năm chỉ tập trung giải quyết công ăn việc làm cho lao động nghèo mà chưa quan tâm tới nhóm có khả năng học tập, tiếp nhận tay nghề, công nghệ, tư duy quản lý của nước ngoài như sinh viên, học viên trường nghề. Cùng với đó, nhận thức của người lao động và một phần xã hội coi đi làm việc ngoài nước chỉ dành cho người nghèo, thất nghiệp. Khoảng 80% lao động mang tâm lý kiếm tiền mà không có kế hoạch tiếp thu, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm để phát triển nghề nghiệp tương lai.

Một số chuyên gia cũng đánh giá, phần lớn người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa qua đào tạo nghề nghiệp một cách chính quy, bài bản. Do đó, lao động của ta còn yếu cả về trình độ chuyên môn, tay nghề và ngoại ngữ. Họ chưa phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế, cả về ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp, sinh hoạt tại các nước phát triển. Vì vậy, họ thường làm những công việc giản đơn, mức tiền công không cao so mặt bằng ở nước tiếp nhận.

Cần có chiến lược mới

Cũng tại Hội thảo “Lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Thực trạng và giải pháp”, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan khẳng định, khi đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh việc nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, người lao động còn được nâng cao tay nghề, tích lũy được kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ ngoại ngữ, thái độ làm việc và kiến thức xã hội. Lực lượng lao động này sau khi về nước trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong nước và là nhân tố quan trọng giúp lan tỏa tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, là cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và quốc tế.

Đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động trong thời gian tới, lãnh đạo Bộ LĐTBXH nhấn mạnh, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.Các dữ liệu cho thấy dân số Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn "dân số già" năm 2036 với gần 15,46 triệu người cao tuổi (14,17% tổng dân số). Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc ưu tiên đưa số lượng lớn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể không còn phù hợp, mà ngày càng chú trọng vào chất lượng lao động để đáp ứng mục tiêu hài hòa giữa thị trường lao động trong nước và ngoài nước.

Nhiều chuyên gia lao động đã đồng tình với việc nên đưa nhiều hơn những người đã qua đào tạo ra nước ngoài làm việc, thay vì tập trung vào đối tượng không có kỹ năng tay nghề.Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Lương Trào đề nghị trong thời gian tới cần xoay chuyển mục tiêu đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. Trước đây chủ yếu là tăng thu nhập, cải thiện kiến thức thì bây giờ mục đích lớn quan trọng nhất phải là tiếp thu kiến thức quản lý, trau dồi kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc… để chuẩn bị cho tương lai phát triển nghề nghiệp của họ sau khi trở về. Ông Trào cũng đề nghị, cần tăng tỷ lệ lao động chất lượng cao, như có kỹ năng tốt, thậm chí đón lõng sinh viên đại học, cao đẳng tham gia.

Một nội dung nữa cũng được nhiều chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp đề xuất đó là cần có đề án, chương trình mục tiêu chiến lược quốc gia để đưa người lao động ra nước ngoài làm việc với định hướng mới tập trung vào lao động chất lượng cao để đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Công ty TNHH Esuhai có 7 kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước. Trong đó, Nhà nước nên xem xét và định vị rõ hơn về hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Cụ thể, là thực hiện lộ trình tăng người lao động là kỹ sư, chuyên gia đã qua đào tạo từ 10% lên 20%, 30% và giảm dần tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo ra nước ngoài làm công việc giản đơn. Nhà nước nên chọn những ngành nghề mà Việt Nam đang dần phát triển thành mũi nhọn, rồi đưa người lao động đến các quốc gia có những kỹ thuật công nghệ cao để làm việc và học hỏi. Chính phủ cũng nên có những chính sách thu hút đầu tư với những quốc gia có quan hệ sâu rộng với Việt Nam, đặc biệt là các nước có kỹ thuật công nghệ cao để khai thác nguồn nhân lực khi họ về nước.

Ngoài ra, các chuyên gia lao động, nhà quản lý cũng kiến nghị Nhà nước nên xem xét hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một giai đoạn trong quá trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, qua đó đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Muốn vậy, hàng năm, chúng ta nên phân luồng một tỷ lệ nhất định số sinh viên tốt nghiệp đi làm việc ở nước ngoài để đào tạo năng lực ngoại ngữ, chuyên môn. Có như vậy, bài toán đưa người lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài mới được giải, góp phần phát triển đất nước và tạo việc làm khi trở về với nguồn thu nhập tốt./.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sớm quay trở lại guồng quay sản xuất, tiếp cận được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động