Đình Kim Mã chật kín người trong lễ hội đầu năm
"Con đĩ đánh bồng", điệu múa độc đáo trong lễ hội làng Triều Khúc | |
Độc đáo mâm xôi tiến Vua khổng lồ tại Lễ hội đình Phú Gia | |
Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội Đền Quán Thánh |
Theo sử sách ghi lại, Đức Thánh Phùng Hưng tự là Công Phấn - một hào kiệt quê ở Đường Lâm, Ba Vì, Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ (nay là TP Hà Nội), cha là Phùng Hạp Khanh - một tướng giỏi trong cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
Đội tế Nam quan của Đình làm nghi thức tế tại sảnh chính của đền Kim Mã. |
Căm thù bọn quan quân nhà Đường đàn áp, bóc lột nhân dân. Năm 766 Phùng Hưng từ Đường Lâm phất cờ khởi nghĩa, lúc đầu ở Đường Lâm rồi tiến đánh Thành Tống Bình (sau gọi là Thành Đại La) đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường, với tài thao lược và chỉ huy của Ngài, quân giặc bị bao vây nguy khốn trong thành, Tướng giặc là Cao Chính Bình vì quá sợ hãi mà chết, quân nhà Đường tan rã bỏ thành Tống Bình chạy và đầu hàng.
Phùng Hưng đã cho quân thừa thắng chiếm lĩnh thành, xây dựng, tổ chức lại việc cai trị triều chính, xóa bỏ chế độ hà khắc nhà Đường, xây dựng nền tự chủ quốc gia, thực thi nhiều chính sách thương dân, Ngài được nhân dân hết sức kính yêu và suy tôn là Bố Cái Đại Vương.
Song sau 7 năm trị vì triều chính, đất nước vừa mới hưng thịnh thì Ngài lâm bệnh nặng rồi qua đời. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của Phùng Hưng, tự hào với truyền thống quật cường của dân tộc trong sự nghiệp giữ gìn và xây dựng giang sơn đất nước nhân dân làng Kim Mã từ nghìn xưa đã tôn thờ Đức Thánh Phùng Hưng là Thành Hoàng Làng, góp công xây dựng lên ngôi Đình làng, thờ Ngài để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao to lớn, trời bể của Ngài.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại lễ hội kỷ niệm 1.224 năm ngày Tức vị của Đức Thánh Phùng Hưng tại Đình Kim Mã:
Lễ hội kỷ niệm 1.224 năm ngày Tức vị của Đường Cảnh Thành Hoàng Phùng Hưng được người dân Kim Mã tổ chức từ chiều mùng 9 kéo dài đến hết mùng 10 tháng Giêng. |
Sáng sớm mùng 10 tháng Giêng, những đoàn người mang theo lễ vật tấp nập kéo về đình Kim Mã. |
Các cụ ông, cụ bà trong trang phục chỉnh tề tham dự lễ hội đầu năm. |
Sau lễ khai mạc, từng đoàn người thay phiên nhau vào dâng hương dâng lễ để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Phùng Hưng. |
Lễ vật chủ yếu là gà xôi cùng với những mâm bánh giày, hoa quả… |
Dòng người kéo về dâng lễ ngày càng đông |
Dòng người đến dâng hương năm nay khá đông đông, tuy nhiên không xảy ra tình trạng chen lấn xô đẩy gây mất trật tự, phần đông người dân rất có ý thức trong việc xếp hàng chờ dâng hương, lễ bái. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 21:31
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 18:36
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Thủ đô 02/02/2025 15:10
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 14:18
Sức hút của Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 06:03
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 21:21
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 16:42
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở
Nhịp sống Thủ đô 31/01/2025 08:35
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 18:26
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 18:00