Đình Đại Phùng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
Sơn Tây: Phát động Tết trồng cây và khai bút đầu xuân Ất Tỵ Chùa Bối Khê được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt |
Đình Đại Phùng thuộc thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, là một trong những ngôi đình cổ, có quy mô lớn ở Việt Nam. Đình Đại Phùng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII. Ngôi đình thờ Đức Thánh Tích Lịch Hỏa Quang Thượng đẳng thần và tướng quân Vũ Hùng người có công dẹp giặc dưới thời nhà Trần ở thế kỷ XIV.
Đình Đại Phùng có từ thời vua Trần Nghệ Tông (Hoàng đế thứ 8 nhà Trần, trị vì năm 1370 - 1372). Đình thờ vọng thiên thần Tích Lịch Hỏa Quang (Ánh sáng lửa của tia chớp), tức là Pháp Điện (một trong tứ pháp: Pháp vân, pháp vũ, pháp lôi và pháp điện), ngài được cả tổng Phùng xưa tôn thờ thành hoàng (gồm 8 làng: Đại Phùng, Đông Khê, Đoài Khê, Phượng Trì, Tháp Thượng, Thụy Ứng, Thu Quế và Thuận Thượng); và thờ tướng Vũ Hùng (nhân thần) - vị tướng đã có công dẹp giặc rợ đời vua Trần Nghệ Tông. Ông được nhà Trần truy tặng danh hiệu: Trần triều Trung quân Ngã Bốn, Vũ Hùng Đại Vương. Làng Đại Phùng là nơi ông đã từng đóng quân. Nhớ ơn ông, dân làng lập đền thờ, lấy ngày 18 tháng Giêng âm lịch làm ngày hóa của thành hoàng làng Đại Phùng. Xung quanh đình còn nguyên những tên gọi: Ao Đồn, Nha Môn, Ngõ Phủ, Xóm Cừ…
![]() |
Đình Đại Phùng (huyện Đan Phượng) được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. |
Khu di tích nằm ở trung tâm làng Đại Phùng, trên một khuôn viên rộng 2.542m2 ở vị trí thoáng đẹp, trông theo hướng Tây. Kiến trúc đình Đại Phùng gồm ba hạng mục chính là tiền tế, đại bái và hậu cung; đầu hồi phía phải là một giếng cổ, nguồn nước bốn mùa trong xanh.
Đình Đại Phùng là di tích đặc biệt độc đáo ở chỗ toàn bộ cấu kiện nguyên thủy được làm bằng gỗ xoan, với mái lớn, thân thấp, phù hợp với cả không gian, khí hậu, hoàn cảnh, cho thấy đây là một sáng tạo của cư dân địa phương. Kết cấu ngôi đình theo kiểu “chồng giường - giá chiêng - hạ kẻ” với 6 hàng chân, toàn bộ ngôi đình có 64 cột, đường kính cột lớn nhất trên 0,6m.
Giá trị lớn nhất ở đình Đại Phùng chính là trang trí kiến trúc còn giữ nguyên giá trị điêu khắc nghệ thuật thế kỷ XVII, các mảng chạm khắc dày đặc với gần 1.000 hoạ tiết có giá trị văn hóa nghệ thuật cao. Nghệ thuật tạo hình ở đình Đại Phùng đạt đến trình độ rất cao hiếm thấy ở nước ta nói chung, thế kỷ XVII nói riêng. Ở nơi đây, nghệ nhân đã thao diễn kỹ thuật một cách điêu luyện dưới dạng chạm bong, lộng với rất nhiều đề tài và bố cục sống động, phản ánh đời sống xã hội đương thời. Tiêu biểu như hình tượng “Vinh quy bái tổ”, “Mả táng hàm rồng”, “Tiên tắm đầm sen”, “Đấu vật”… các họa tiết được chạm khắc hết sức tinh xảo, đậm nét tài hoa của những nghệ nhân.
Nét đặc biệt có một không hai của ngôi đình này là không một chi tiết nào giống nhau, từ họa tiết kẻ liền bẩy bốn góc, kẻ liền bẩy vì chính, đến các đầu dư, xà thượng, các chồng rường, bát đỡ, câu đầu... đều là những tác phẩm nghệ thuật kiệt tác.
![]() |
Giá trị lớn nhất của đình Đại Phùng là trang trí kiến trúc còn giữ nguyên giá trị điêu khắc nghệ thuật thế kỷ 17 với các mảng trạm khắc dày đặc với 1000 họa tiết có giá trị văn hóa nghệ thuật. |
Ngày 9/12/1966, Thủ tướng Phạm Văn Đồng về dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác cán bộ thủy lợi chuyên toàn miền Bắc do Bộ Thủy lợi tổ chức tại đình Đại Phùng. Thủ tướng đi thăm di tích, thấy đình Đại Phùng là di sản văn hóa có giá trị đặc biệt, lại đang xuống cấp, Thủ tướng đã đề nghị cấp kinh phí để tu sửa cấp tốc. Đình Đại Phùng cũng là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Đan Phượng lần thứ X (ngày 23/10/1970), lần thứ XI (ngày 20/4/1973).
Năm 2010, đình Đại Phùng được tu bổ, tôn tạo tổng thể. Một số cột gỗ xoan được thay thế bằng gỗ lim. Các họa tiết đặc biệt quý hiếm của đình Đại Phùng vẫn được bảo tồn nguyên giá trị vốn có. Việc trùng tu đã đảm bảo kỹ thuật tốt, đảm bảo độ bền vững của ngôi đình. Cũng trong năm 2010, đình Đại Phùng được gắn biển Công trình kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Đình Đại Phùng còn là “kho” bảo tồn và lưu trữ một khối di vật phong phú như long ngai bài vị, bát hương, hương án, y môn, cửa võng, bát bửu, kiệu… cùng một số đồ thờ tự có giá trị có niên đại trải dài từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX...
Đình Đại Phùng được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng Di tích quốc gia năm 1991, được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định và công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1954/QĐ-TTg ngày 31/12/2019. Đình nổi tiếng được biết đến với nghệ thuật kiến trúc gỗ cổ được coi là kinh điển quý hiếm ở Việt Nam.
![]() |
Công tác luyện tập, chuẩn bị cho Lễ đón nhận xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt tại đình Đại Phùng. |
Lễ hội đình Đại Phùng được tổ chức vào ngày 18 tháng Giêng hằng năm, là dịp bày tỏ lòng nhớ ơn các vị tiền nhân có công với làng với nước, cầu cho “nhân khang - vật thịnh” đồng thời thỏa mãn sự giao lưu, sáng tạo làm phong phú đời sống văn hóa của cộng đồng.
Những năm mở hội lớn, làng Đại Phùng mời các làng trong xã như: Đông Khê, Đoài Khê, Phượng Trì… tham gia hội đồng rước. Đoàn rước kiệu của các làng hoành tráng, cờ biển rợp trời, trống chiêng rộn rã. Nam, phụ, lão, ấu đủ các thành phần đoàn thể cùng vào hội. Đám rước lớn xuất phát từ sân đình Đại Phùng, đi qua làng Đông Khê, Đoài Khê vượt lên triền đê, vòng qua chùa Tam Giáo rồi trở về tập kết ở sân đình. Khí thế hùng dũng oai nghiêm của đoàn rước mô phỏng cảnh xuất quân lịch sử năm xưa của tướng Vũ Hùng đánh tan giặc rợ Cao, giành lại thanh bình cho đất nước.
Cuộc hội quân quy mô lớn của lễ hội Đại Phùng cũng là sự biểu dương sức mạnh tổng hợp của con người và cảnh vật nơi đây. Đó là hình ảnh của “nhân khang vật thịnh”. Lễ và hội ở đình Đại Phùng có sự hòa đồng, trong khi ở trong đình diễn ra các tuần tế trang nghiêm thành kính theo nghi thức cổ truyền, thì ở phía ngoài đình diễn ra rất nhiều trò vui náo nhiệt. Ngày xưa còn có trò: Đánh đạp, tổ tôm điếm, leo cầu cần, bắt vịt… Ngày nay vẫn duy trì trò chơi thi đấu cờ người, thi thả chim bồ câu.
Theo Ban Tổ chức, Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng được tổ chức vào ngày 15/2/2025 (tức ngày 18/1/2025 âm lịch – thứ bảy), tại di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng, xã Đan Phượng. Chương trình được tổ chức gồm 2 phần: Phần Lễ đón nhận di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng và phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc như tổ chức triển lãm ảnh, trình diễn cổ phục, chợ đặc sản văn hóa Đan Phượng, hội thi làm bánh tẻ, thổi cơm thi, trò chơi dân gian |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)
Tin khác

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô
Văn hóa 15/04/2025 16:17

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 09:42

Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm
Văn hóa 14/04/2025 21:03

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội 14/04/2025 16:31

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng
Văn hóa 14/04/2025 09:07

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Văn hóa 13/04/2025 14:34

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ
Văn hóa 12/04/2025 20:00