Điều gì xảy ra nếu nhịn ăn cả ngày?
Cơ thể chúng ta cầm cự được bao lâu khi nhịn ăn? | |
Thiền nhịn ăn 49 ngày, lợi và hại |
Nhịn ăn là một phần lâu đời của nhiều truyền thống tôn giáo, bao gồm lễ Yom Kippur của đạo Do thái và Ramadan của đạo Hồi. Một kiểu nhịn ăn được gọi là nhịn ăn không liên tục cũng đã thành một công cụ giảm cân phổ biến.
Nhiều nghiên cứu đã xem xét lợi ích và nguy cơ của việc bỏ ăn trong một ngày, bao gồm cả tác dụng của nó đối với giảm cân.
Điều gì sẽ xảy ra trong khi nhịn ăn?
Các nghiên cứu cho thấy nhịn ăn có thể giúp giảm cân. |
Dù có nhịn ăn hay không, cơ thể bạn vẫn cần năng lượng. Nguồn năng lượng chính của cơ thể là một loại đường gọi là glucose, thường có nguồn gốc từ carbohydrate, bao gồm ngũ cốc, các sản phẩm sữa, trái cây, một số loại rau, đậu và thậm chí cả đồ ngọt.
Gan và cơ bắp lưu trữ glucose và giải phóng nó vào máu bất cứ khi nào cơ thể cần.
Tuy nhiên, trong thời gian nhịn ăn, quá trình này thay đổi. Sau khoảng 8 giờ nhịn ăn, gan sẽ sử dụng lượng glucose dự trữ cuối cùng của nó. Tại thời điểm này, cơ thể bước vào trạng thái gọi là gluconeogenesis (tân tạo glucose), đánh dấu sự chuyển tiếp của cơ thể vào mô hình nhịn ăn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gluconeogenesis làm tăng lượng calo mà cơ thể đốt cháy. Khi không có carbohydrat, cơ thể tạo ra đường glucose của chính nó bằng cách sử dụng chủ yếu là chất béo.
Cuối cùng, cơ thể cũng cạn kiệt nguồn năng lượng này. Chế độ nhịn ăn sau đó trở thành chế độ đói ăn nghiêm trọng hơn.
Lúc này, chuyển hóa của cơ thể chậm lại, và nó bắt đầu tiêu hao các mô cơ để lấy năng lượng.
Mặc dù là một thuật ngữ nổi tiếng trong văn hóa ăn kiêng, chế độ đói ăn thực sự chỉ xảy ra sau vài ngày nhịn đói liên tục hoặc thậm chí cả tuần không ăn.
Vì vậy, đối với những người ăn uống sau 24 giờ nhịn ăn thì thường là an toàn để không ăn gì trong cả một ngày trừ khi có điều kiện sức khỏe khác không cho phép.
Nhịn ăn có thể thúc đẩy giảm cân không?
Có vẻ như nhịn ăn có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã nói rõ điều này không đúng với tất cả mọi người.
Các kế hoạch ăn uống phổ biến bao gồm thời gian nhịn ăn 12 giờ hoặc 16 giờ, cũng như nhịn ăn 24 giờ. Một số chế độ ăn kiêng yêu cầu mọi người chỉ uống nước trong thời gian nhin ăn, trong khi một số khác cho phép uống bất kỳ đồ uống nào không có calo.
Nhịn ăn không phải lúc nào cũng tốt hơn các phương pháp giảm cân khác, bao gồm giảm ít một trong lượng calo hàng ngày.
Trong một nghiên cứu gần đây, những người béo phì nhịn ăn không liên tục trong 12 tháng giảm cân nhiều hơn một chút so với những người ăn kiêng theo cách truyền thống, nhưng kết quả không có ý nghĩa thống kê.
Các giới hạn của nhịn ăn có vẻ ít liên quan đến tác động thực thể hơn là cách nó phù hợp với một lối sống nhất định.
Ví dụ, nghiên cứu nói trên cũng cho thấy những người nhịn ăn dễ từ bỏ nỗ lực giảm cân hơn những người ăn kiêng theo cách truyền thống, chẳng hạn như đếm calo. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc nhin ăn có thể khó duy trì theo thời gian hơn.
Một mối lo ngại khác là ăn uống thả phanh sau khi nhịn ăn. Một số chuyên gia về nhịn ăn đồng ý rằng thành công giảm cân rất dễ bị hủy hoại bởi việc ăn uống vô độ sau một htowif gian nhịn ăn.
Những ngày nhịn ăn cũng có thể mang lại cảm giác an toàn sai lầm, khiến mọi người bỏ qua những thói quen ăn uống lành mạnh vào những ngày không nhịn ăn.
Các hiệu ứng khác của nhịn ăn
Cũng như giúp giảm cân, không ăn trong một ngày có thể có những lợi ích sức khỏe khác.
Nghiên cứu cho thấy thỉnh thoảng nhịn ăn 24 giờ có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.
Một số bằng chứng từ nghiên cứu trên động vật cho thấy nhịn ăn có thể giúp chống lại một số loại ung thư hoặc thậm chí giúp bảo vệ trí nhớ.
Uống nước
Uống nhiều nước có thể giúp kiềm chế cơn đói. |
Uống đủ nước là tối cần thiết để duy trì sức khỏe hàng ngày, cho dù bạn có nhịn ăn hay không.
Nhiều cơ quan y tế khuyên bạn nên uống 8 ly nước, mỗi ly 240ml (khoảng 2 lít) nước mỗi ngày.
Trừ khi tôn giáo cấm làm việc này, một người có thể tận dụng việc nhịn ăn bằng cách uống nhiều nước để giúp kiềm chế cơn đói.
Khi nhịn ăn trong 24 giờ, một số người thường uống các loại đồ uống khác như trà, cà phê đen hoặc đồ uống có đường không có calo.
Nguy cơ
Mặc dù nói chung là an toàn, một ngày không ăn có thể gây nguy hiểm cho một số người, bao gồm:
• người mắc bệnh tiểu đường
• những người có tiền sử rối loạn ăn uống
• những người sử dụng thuốc phải uống cùng với thức ăn
• trẻ em và thanh thiếu niên
• phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
Cách an toàn nhất để kết thúc thời gian nhịn ăn
Có nhiều cách để kết thúc thời gian nhịn ăn một cách an toàn:
• Uống nước: Điều này đặc biệt quan trọng nếu hoàn cảnh khiến bạn không được uống nước trong thời gian nhịn ăn.
• Ăn bữa nhỏ: Ăn một bữa lớn ngay lập tức sau khi nhịn ăn có thể gây quá sức cho hệ tiêu hóa.
• Nhai kỹ thức ăn: Nhai mỗi miếng ít nhất 30 lần.
• Ăn thực phẩm đã nấu chín: Chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, chẳng hạn như rau nấu chín thay cho rau sống.
• Tránh thử nghiệm: Thử thức ăn mới sau khi nhịn ăn có thể làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn và có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Tóm lại
Nhịn ăn cả ngày nói chung là an toàn và có thể có lợi theo nhiều cách, bao gồm như một công cụ giảm cân.
Nhịn ăn không giúp giảm cân nhiều hơn các phương pháp thông thường khác và có thể khó tuân thủ trong thời gian dài.
Nếu định nhịn ăn vì lý do sức khỏe, điều quan trọng là bạn phải làm điều đó một cách an toàn và không lâu hơn thời gian cần thiết. Nhịn ăn dài ngày khiến cho cơ thể bị đói các chất dinh dưỡng thiết yếu và có thể gây ra nhiều biến chứng.
Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58