-->

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện

Hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện trong bối cảnh ngành Điện Việt Nam đối mặt với nhiều biến động và yêu cầu cấp bách về đổi mới, sáng 17/2, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII) và Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược.
Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2023 Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí Vì sao điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư phát lên lưới điện với giá 0 đồng?

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, đưa ra nhiều điểm đổi mới, trong đó có tính động và mở. Quy hoạch này hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP26, đồng thời đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030, và từ 6,5-7,5% trong giai đoạn 2031 - 2050, phù hợp với Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội.

Ngay sau khi Quy hoạch điện VIII được ban hành, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai kế hoạch thực hiện, với các quyết định quan trọng như Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 1/4/2024 và Quyết định số 1682/QĐ-TTg ngày 28/12/2024. Bộ cũng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quan trọng, bao gồm Luật Điện lực sửa đổi, các nghị định về mua bán điện trực tiếp, khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, và hệ thống thông tư về khung giá năng lượng tái tạo, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án năng lượng.

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại hội thảo.

Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn đối diện nhiều khó khăn. Nhiều dự án quan trọng đang chậm tiến độ, đặc biệt là nguồn nhiệt điện khí LNG, khi chỉ có 3/13 dự án đang triển khai đúng kế hoạch. Các dự án tua-bin khí nội địa như Báo Vàng và Cá Voi Xanh gặp thách thức do chưa xác định rõ trữ lượng và tiến độ khai thác. Nhiều dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời gặp rào cản do giá điện chưa đủ hấp dẫn và quy trình thủ tục đầu tư còn phức tạp. Bên cạnh đó, các dự án điện khí nhập khẩu yêu cầu vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thời gian chuẩn bị và xây dựng kéo dài.

Ngoài ra, tình hình trong nước và quốc tế cũng có nhiều biến động tác động đến nhu cầu tiêu thụ điện và định hướng phát triển nguồn điện. Cụ thể, Nghị quyết số 174/2024/QH15 của Quốc hội ngày 30/11/2024 đề cập đến việc tiếp tục triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với quy mô công suất 6.000 MW, có thể làm thay đổi đáng kể cơ cấu nguồn điện quốc gia. Bên cạnh đó, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 trên 8%, giai đoạn 2026 - 2030 đạt mức hai con số, kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện tăng từ 12-16% mỗi năm…

Dự báo về nhu cầu điện về liên quan đến Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tại hội thảo TS Nguyễn Ngọc Hưng - Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn 2016 - 2024, sản lượng điện thương phẩm (ĐTP) toàn quốc tăng trưởng gấp 1,7 lần từ khoảng 158 tỷ kWh lên khoảng 276 tỷ kWh, với tốc độ bình quân khoảng 7,2%/năm.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng 2021 - 2024 đạt khoảng 7,1%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 8%/năm. Đáng chú ý, xu hướng tăng mạnh phụ tải điện miền Bắc: Phụ tải công nghiệp và tiêu dùng dân cư. Đặc biệt, khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo có cường độ điện cao nhất.

Đại diện Viện Năng lượng cũng nêu phương pháp và nguồn số liệu dự báo nhu cầu điện với cách tiếp cận từ trên xuống: Sử dụng phương pháp đa hồi quy để điều chỉnh dự báo nhu cầu điện cho toàn quốc, các miền và các Tổng Công ty điện lực giai đoạn 2021 - 2030.

Cụ thể, cách tiếp cận từ dưới lên: Rà soát lại nhu cầu điện của các tỉnh trong toàn quốc từ 2010 - 2019 dựa theo chuỗi số liệu tiêu thụ điện thực tế của các tỉnh thành từ 2010 - 2019, dựa vào kế hoạch tiêu thụ điện các tỉnh do các Tổng Công ty điện lực lập và cập nhật thông tin về các hộ tiêu thụ điện lớn sẽ đưa vào trong giai đoạn đến 2025.

TS Nguyễn Ngọc Hưng cũng đưa ra 4 kịch bản nhu cầu điện cụ thể: Kịch bản thấp; kịch bản cơ sở; kịch bản cao; kịch bản cao đặc biệt. Đáng chú ý với kết quả dự báo của kịch bản cao đặc biệt chỉ ra tốc độ tăng ĐTP: Từ năm 2026 - 2030: 12,8%/năm; năm 2031 - 2040: 8,6%/năm; năm 2041 - 2050: 2,8% năm. Theo đó, chênh lệch với dự báo kịch bản cơ sở Quy hoạch điện VIII năm 2030: ĐTP trên 56 tỷ kWh, Pmax trên 10,0 GW; năm 2050: ĐTP trên 430 tỷ kWh, Pmax trên 71,5 GW. Cường độ điện năm 2030: 51,0 kWh/triệu đồng; năm 2050: 19,1 kWh/triệu đồng (mức giảm 4,8%/năm)…

Góp ý về điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, TS Nguyễn Mạnh Cường - Phó trưởng Phòng phụ trách phòng Phát triển Hệ thống điện (Viện Năng lượng) nêu ra một số giải pháp về đảm bảo an ninh cung cấp cấp điện. Cụ thể như, xây dựng danh mục dự án khẩn cấp theo Luật Điện lực 2024; ưu tiên các dự án có khả năng COD (vận hành thương mại đầu tiên) trong giai đoạn 2025 - 2027, được xem xét đưa vào danh mục dự án khẩn cấp để đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả phương án nhập khẩu điện từ các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc theo các Hiệp định, Thỏa thuận đã ký; đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư xây mới, mở rộng và nâng cấp hệ thống truyền tải liên miền, các đường trục chính và hệ thống lưới điện phân phối theo định hướng lưới điện thông minh; đảm bảo nguồn cung năng lượng sơ cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu LNG, than đáp ứng kịp thời nhu cầu nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện hiện hữu và phù hợp với lộ trình chuyển dịch năng lượng…

Đối với các giải pháp về thu hút và huy động vốn đầu tư ngành điện, TS Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh, cần hoàn thiện các cơ chế tài chính song phương, đa phương hiện có với các chính phủ, tổ chức/định chế tài chính quốc tế theo các cam kết hỗ trợ JETP, AZEC... các cơ chế huy động nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân; xây dựng, hoàn thiện và kịp thời điều chỉnh đối với các quy định về sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn áp dụng đối với dự án điện năng lượng mới, dự án điện gió ngoài khơi;

Đề cập đến cơ chế thực hiện quy hoạch, cụ thể cơ chế khuyến khích tăng cường tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, TS Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, Bộ Công Thương ban hành cơ chế giá điện 2 thành phần đối với các hộ tiêu thụ điện, thực hiện lộ trình thí điểm vào năm 2025 và triển khai rộng rãi từ 2026. Đồng thời, ban hành cơ chế về điều chỉnh phụ tải thương mại để khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động này, từng bước xây dựng thị trường DR (chương trình phụ tải điện).

Cơ chế khuyến khích đầu tư vào phát triển điện lực: Tập trung vào cơ chế đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ điện: Xem xét cơ chế phát triển nguồn năng lượng tái tạo thông qua đấu giá và cơ chế thanh toán qua hợp đồng CFD (hợp đồng chênh lệch hai chiều) để đảm bảo doanh thu cho nhà đầu tư.

Đồng thời quan tâm đến cơ chế khuyến khích đầu tư điện mặt trời mái nhà, pin tích năng. Cụ thể, xây dựng cơ chế kiểm soát linh hoạt nguồn điện mặt trời mái nhà gồm: Quy định công suất tối đa được phép lắp đặt đối với mỗi hộ gia đình; giá mua điện mặt trời mái nhà phát vào lưới với mức giá thấp để khuyến khích đầu tư, đồng thời với mức giá thấp các hộ gia đình cũng sẽ có xu hướng lắp đặt với mục đích tự sản tự tiêu…

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá

Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu không để xảy ra việc thao túng, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng. Đồng thời thực hiện ngay các biện pháp để ổn định tâm lý xã hội.
Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

Hôm nay (18/4), giá dầu thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,10 USD/thùng, tăng 1,9%, giá dầu WTI ở mốc 63,82 USD/thùng, tăng 2,16%.
Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (18/4): Trong khi giá vàng thế giới đã quay đầu giảm, giá vàng trong nước vẫn tiếp đà tăng “phi mã”, với mức tăng cao nhất lên tới 4 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Hôm nay (18/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 6 đồng, hiện ở mức 24.893 đồng.
Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cộng đồng doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn vai trò chủ động, tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh, chuyển đổi số, áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu, tham gia các dự án hạ tầng xanh theo mô hình công tư, thực hiện ESG, hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chủ động đóng góp xây dựng chính sách phát triển bền vững.
Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Sài Gòn tồn tại một số hạn chế liên quan đến hoạt động cấp tín dụng

Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Sài Gòn tồn tại một số hạn chế liên quan đến hoạt động cấp tín dụng

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông báo Kết luận Thanh tra đối với Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Sài Gòn. Theo đó, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế tại chi nhánh ngân hàng này.
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4

Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều ngày 17/4, giá xăng được điều chỉnh giảm mạnh ở mức từ 351 - 384 đồng/lít tuỳ loại. Trong khi đó, giá dầu cũng được điều chỉnh giảm từ 58 - 229 đồng/lít/kg.
Giá vàng tăng vụt lên 120 triệu đồng/lượng, nhiều người vẫn xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng tăng vụt lên 120 triệu đồng/lượng, nhiều người vẫn xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, lên mức kỷ lục mới 120 triệu đồng/lượng vào sáng nay (17/4). Người dân đổ xô đi mua vàng, sẵn sàng xếp hàng dài để không bỏ lỡ cơ hội khi giá tiếp tục leo thang. Nhiều người lo ngại giá vàng sẽ còn tăng nên quyết định tích trữ vàng, trong khi một số người lại chờ đợi thời cơ để bán ra chốt lời.
Tỷ giá USD hôm nay (17/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (17/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,94%, xuống ở mức 99,28.
Giá xăng dầu hôm nay (17/4): Thế giới lấy lại đà tăng, trong nước chiều nay dự báo có thể giảm?

Giá xăng dầu hôm nay (17/4): Thế giới lấy lại đà tăng, trong nước chiều nay dự báo có thể giảm?

Hôm nay (17/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD/thùng, sau khi Washington ban hành các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các nhà nhập khẩu dầu Iran của Trung Quốc. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,92 USD/thùng, tăng 1,95%, giá dầu WTI ở mốc 62,65 USD/thùng, tăng 2,09%. Trong nước chiều nay dự báo có thể giảm?
Xem thêm
Phiên bản di động