Điệp khúc lao động có trình độ thất nghiệp: Nghịch lý đến bao giờ?
Vì sao có nhiều người “chán việc”? | |
12 lý do khiến bạn không sao tìm được việc | |
Càng có trình độ cao, càng dễ thất nghiệp! |
Đó là thông tin mới nhất từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố qua cập nhật và thống kê từ thị trường lao động Việt Nam quý II/2016. Tuy nhiên, đây không phải là thông tin mới nhất bởi trước đó trong báo cáo của Bộ này, vấn đề lao động có trình độ cao càng dễ thất nghiệp cũng từng được đề cập.
Tranh minh họa. |
Vẫn cảnh thừa thầy, thiếu thợ
Ghi nhận của Bản tin Thị trường lao động Quý II/2016 cho thấy, cả nước có hơn 1,088 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, tăng 16,4 nghìn người so với quý I.
Trên thực tế, theo ông Diệp, hiện nay không chỉ có ngành kế toán khủng hoảng thừa nhân lực mà ngành sư phạm cũng đang khủng hoảng thừa. “Đã từng có phóng sự truyền hình về tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm ở Thái Nguyên, nhưng sau tốt nghiệp, về nhà mở hàng xén, không làm đúng ngành nghề mình đã được đào tạo. Vì vậy, rất cần có sự khảo sát, đánh giá cụ thể, phải xem “kế hoạch hóa” để đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, lãng phí như hiện nay”- ông Diệp khẳng định. |
Trong số những người bị thất nghiệp, có 418,2 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật; các nhóm có số người thất nghiệp nhiều nhất là nhóm trình độ đại học trở lên (191,3 nghìn người), cao đẳng chuyên nghiệp (94,3 nghìn người) và trung cấp chuyên nghiệp (59,1 nghìn người).
Về tỉ lệ, thất nghiệp cao nhất rơi vào nhóm cao đẳng chuyên nghiệp (6,6%), đại học trở lên (4%) và cao đẳng nghề (3,66%). Ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết: Trên thực tế, cả nước đang thừa LĐ ở nhóm mà thị trường lao động đang không cần và ngược lại, những nhóm LĐ mà thị trường đang rất cần, đặc biệt là LĐ có tay nghề lại đang rất thiếu.
Lý giải vấn đề này, ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết, do có độ vênh giữa công tác đào tạo và nhu cầu tuyển dụng trên thị trường lao động Việt Nam, dẫn đến thừa lao động ở nhóm có trình độ đại học - sau đại học đối với một số ngành như quản trị kinh doanh, kinh tế trong khi lại thiếu các kỹ sư công nghệ hay chuyên ngành kỹ thuật, thợ lành nghề, có tay nghề, bậc thợ cao.
Công tác dự báo nhu cầu vẫn còn hạn chế
Bày tỏ quan điểm về thực trạng cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp, ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng: Cần có thay đổi nhận thức của thanh niên về nghề nghiệp; đồng thời các cơ quan nhà nước phải khảo sát để có thể đổi mới lại công tác giáo dục đào tạo hiện nay.
Nhiều năm nay, do làm chưa tốt công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động để đào tạo đúng hướng, giúp người học có định hướng rõ ràng, nên đã dẫn tới tình trạng khủng hoảng thừa ở một số ngành nghề.
Trên thực tế, theo ông Diệp, hiện nay không chỉ có ngành kế toán khủng hoảng thừa nhân lực mà ngành sư phạm cũng đang khủng hoảng thừa. “Đã từng có phóng sự truyền hình về tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm ở Thái Nguyên, nhưng sau tốt nghiệp, về nhà mở hàng xén, không làm đúng ngành nghề mình đã được đào tạo.
Vì vậy, rất cần có sự khảo sát, đánh giá cụ thể, phải xem “kế hoạch hóa” để đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, lãng phí như hiện nay”- ông Diệp khẳng định.
Nhận định về triển vọng thị trường lao động từ nay đến hết năm 2016, ông Đào Quang Vinh cho hay, tiếp tục thực hiện Đề án Tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2030; cải thiện môi trường kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp; hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tư nhân; mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do... sẽ là những yếu tố quan trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ trong nước và ngoài nước, qua đó thúc đẩy tăng trường việc làm.
Dự báo từ nay đến cuối năm, nhu cầu việc làm của một số ngành nghề sẽ tăng như: Ngành xây dựng sẽ tăng 4,2%; thông tin và truyền thông tăng 2,7%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,6%; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 9,5%. Dự báo, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động có thể giảm xuống khoảng 2% trong các quý cuối năm 2016.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24
Hà Nội hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm
Việc làm 29/12/2024 09:38