--> -->
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tại hồ chứa sông Than và Bản Mồng:

Diện tích rừng thực hiện Dự án thủy điện là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi

Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, sáng 02/11, Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc.
Rà soát lại các dự án thủy điện sau đợt lũ miền Trung Thủy điện nhỏ và vừa - góc nhìn từ Khánh Hòa Các dự án thủy điện nhỏ liên quan đến rừng tự nhiên đều được kiểm soát chặt chẽ

Báo cáo thẩm tra trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành các nội dung về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An như báo cáo của Chính phủ và bổ sung thêm như sau: Các Dự án này đều có thời gian thực hiện kéo dài do gặp khó khăn về bố trí nguồn vốn; đều bị tạm dừng hoặc dừng dãn tiến độ; đến khi thực hiện trở lại thì do thay đổi quy định của pháp luật về lâm nghiệp nên dự án phải chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn…

Diện tích rừng thực hiện Dự án thủy điện là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp Quốc hội ngày 02/11

Qua khảo sát thực tế và báo cáo tại các địa phương cho thấy, các tỉnh đều thực hiện tốt công tác trồng rừng, có tỷ lệ che phủ rừng cao; diện tích rừng phải chuyển đổi để thực hiện Dự án đều là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi để bảo đảm hiệu quả công trình; theo đánh giá của cơ quan chức năng thì chất lượng các diện rừng phải chuyển đổi đều là rừng nghèo, nghèo kiệt. Do vậy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để sớm đưa các dự án này sớm hoàn thành vào hoạt động là cần thiết và cấp bách...

Về sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch có liên quan, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Xuân Dũng cho biết, dự án Hồ chứa nước Sông Than, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng cơ bản phù hợp với các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (giai đoạn 2011- 2020; quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2016-2025; phù hợp với quy hoạch thủy lợi của các địa phương, của tỉnh, quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050; phù hợp với Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045…

Về hiệu quả kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của Dự án, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết tốt như cầu về nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước thô cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ và dân sinh, cải thiện điều kiện hạ tầng thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội của 2 huyện miền núi thường xuyên chịu khô hạn của tỉnh Ninh Thuận, vùng tây Nghệ An và Nam Thanh Hóa; góp phần điều tiết nước, cắt giảm lũ, phòng chống thiên tai; từng bước giải quyết nhu cầu thiếu nước và khép kín hệ thống công trình thủy lợi…

Vì vậy, Ủy ban nhất trí cho rằng, Dự án đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV. Sau khi Quốc hội quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận bổ sung kinh phí phát sinh trồng rừng thay thế cho Dự án; chỉ đạo thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế và bảo đảm nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự án.

Dự án Hồ chứa nước Sông Than có liên quan đến việc khai thác, sử dụng một diện tích lớn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội thuộc thẩm quyền Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng nên đề nghị Quốc hội cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện để bảo đảm tiến độ, sớm đưa dự án vào hoạt động; bảo vệ môi trường và hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước.

Đối với Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, Ủy ban cho rằng, Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng là Dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu về thủy lợi cho khu vực phía Tây tỉnh Nghệ An và Nam Thanh Hóa. Hồ sơ Dự án trình Quốc hội đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Vì vậy, Ủy ban nhất trí cho rằng, Dự án đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV.

Dự án trong quá triển khai thực hiện do thiếu vốn bố trí do phát sinh tiêu chí quan trọng quốc gia nên thời gian thực hiện phải kéo dài. Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan rà soát các dự án đang thực hiện có nội dung liên quan đến chuyển mục đích sử dụng rừng, tránh tình trạng báo cáo chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và hiệu quả đầu tư. Hiện Dự án đã hoàn thành gần 90% khối lượng công việc giai đoạn 1, các hạng mục công trình chính như: đập, cống, trạm bơm… đã hoàn thành.

Do vậy, sau khi được Quốc hội quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, Chính phủ khẩn trương chỉ đạo: Bảo đảm nguồn lực thực hiện Dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công để Dự án sớm đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả kinh tế xã hội; Đề nghị Quốc hội cần giám sát việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để bảo đảm hiệu quả thực hiện Dự án...

Trước đó, sáng 2/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã trình bày Báo cáo về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã làm rõ một số nội dung mà các đại biểu Quốc hội quan tâm như mục đích chuyển đổi diện tích đất rừng, công tác triển khai chậm tiến độ...

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Với kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong tháng 9 tới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Dự kiến đội hình mạnh nhất U23 Việt Nam đấu U23 Philippines: Văn Khang đá cao nhất, Thái Sơn trở lại

Dự kiến đội hình mạnh nhất U23 Việt Nam đấu U23 Philippines: Văn Khang đá cao nhất, Thái Sơn trở lại

Trước trận bán kết U23 Đông Nam Á 2025 gặp U23 Philippines, đội tuyển U23 Việt Nam nhiều khả năng sẽ ra sân với đội hình tối ưu nhằm hướng tới chiến thắng, giành quyền vào chung kết. Với những gì đã thể hiện ở vòng bảng, HLV Kim Sang Sik được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ sự ổn định ở hàng thủ, đồng thời điều chỉnh nhân sự trên hàng công để gia tăng sức tấn công.
TP.HCM: Sắp khởi công dự án quy mô gần 900 căn nhà ở xã hội

TP.HCM: Sắp khởi công dự án quy mô gần 900 căn nhà ở xã hội

Dự kiến vào ngày 8/8 tới, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại số 4 Phan Chu Trinh, phường Bình Thạnh, TP.HCM.
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác nghiên cứu khoa học

Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác nghiên cứu khoa học

Ngày 22/7, Bệnh viện Quân y 175 và Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và chính thức ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về chuyên môn, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Long Biên phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Trạm Y tế phường tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn.
Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Dự kiến trong ngày 25/7, Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) sẽ tiếp tục tổ chức 4 chuyến bay vận chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam vừa công bố danh sách chính thức 14 vận động viên sẽ tham dự chặng 1 giải SEA V.League 2025, diễn ra từ ngày 1 đến 3/8 tại Nakhon Ratchasima, Thái Lan. So với đội hình vừa hoàn thành VTV Cup 2025, danh sách lần này ghi nhận một điều chỉnh đáng chú ý - sự trở lại của libero Lưu Thị Ly Ly thay cho chủ công trẻ Nguyễn Thị Phương.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo ngày 25/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và những áp lực môi trường ngày một gia tăng, các chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường không còn là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần, mà đã trở thành một phong trào sâu rộng, thu hút được sự tham gia chủ động của đông đảo người dân. Thành phố Hà Nội cũng đang đi theo hướng đó, để rồi hình ảnh người dân cùng nhau quét dọn, thu gom rác thải từ các tuyến phố trung tâm Hà Nội cho tới ngõ nhỏ, làng quê ven đô đã dần trở thành nét đẹp văn hóa.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội có mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
Xem thêm
Phiên bản di động