Các dự án thủy điện nhỏ liên quan đến rừng tự nhiên đều được kiểm soát chặt chẽ
Cứu trợ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ tại tỉnh Lai Châu Điều chỉnh tổng mức đầu tư di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu Ổn định đời sống, sản xuất cho người dân sau tái định cư |
Liên quan đến vấn đề quy hoạch thủy điện, đặc biệt là thủy điện vừa và nhỏ, trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 62 của Quốc hội; thời gian qua, Bộ Công Thương cùng các tỉnh, các địa phương đã tiến hành rà soát hàng loạt dự án thủy điện ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng nhiều đến xã hội và rừng.
Nhiều nội dung được Bộ Công Thương thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý III chiều 16/10 |
Theo đó, kể từ năm 2016 đến nay, tất cả các dự án nhỏ liên quan đến rừng tự nhiên đều không được bổ sung quy hoạch. Với các dự án bổ sung đều được kiểm tra rất kỹ các vấn đề liên quan đến rừng, đất. Cũng theo ông Quân, trước đây, khi xây dựng các công trình thủy điện, bình quân diện tích chiếm đất các loại khoảng từ 4-5ha/01 MW.
Cũng từ năm 2016 đến nay, các dự án thủy điện chỉ chiếm bình quân dưới 2 ha đất các loại kế cả diện tích chiếm đất sông suối cho 01 MW công suất và không chiếm dụng đất rừng tự nhiên. Các nhà đầu tư, tỉnh địa phương sau khi có chỉ đạo đã nhận thức tốt để hạn chế tối đa diện tích đất rừng sử dụng.
Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các địa phương từ năm 2017 đến nay không có dự án điện nào dưới 3 MW được bổ sung quy hoạch. Đặc biệt theo ông Quân, tất cả các dự án liên quan đất rừng tự nhiên đều phải báo cáo Chính phủ, được Chính phủ đồng ý mới triển khai.
Đối với vấn đề cảnh báo các dự án thủy điện, trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường có cảnh báo là các dự án thủy điện sẽ có tác động như bồi lắng, cản trở dòng chảy thì phải xem xét trước khi quy hoạch. Riêng ở Huế có rủi ro lớn về sạt lở đất. Bên cạnh đó, ở đây có lượng mưa lớn nhất cả nước. Đơn cử chỉ trong gần 1 tuần từ 6 đến 12/10, Huế đã có mưa lớn, bình quân từ 1.500 - 2.000mm. Nhiều nơi còn có lượng mưa lớn ở mức 2.200mm – 2.600mm như ở A Lưới, Bạch Mã…
Cũng theo ông Đỗ Đức Quân, thời gian vừa rồi, khi xảy ra sự cố tại Thừa Thiên Huế, Bộ Công Thương đã kịp thời cử cán bộ trực tiếp vào hiện trường, nhanh chóng báo cáo các thông tin dự án, thông tin hiện trường từ dự án để có sự chỉ đạo điều hành và xử lý kịp thời, nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17