-->

Diễn đàn pháp luật ASEAN năm 2022: Chia sẻ kinh nghiệm tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại

Diễn đàn pháp luật ASEAN năm 2022 nằm trong kế hoạch triển khai Sáng kiến tăng cường tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại trong ASEAN do Việt Nam đề xuất và được Bộ Tư pháp các nước ASEAN thông qua năm 2005.
ASEAN và Liên minh châu Âu tổ chức lễ hội văn hóa lần thứ nhất Nỗ lực chung nhằm tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục ASEAN Hiện thực hóa những ưu tiên và định hướng lớn của giáo dục ASEAN

Ngày 17/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ban Thư ký Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, Ban Thư ký ASEAN tổ chức Diễn đàn pháp luật ASEAN với chủ đề “Kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và thương mại trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp từ điểm cầu Hà Nội, kết hợp trực tuyến.

Tham dự Diễn đàn có các đại diện từ các Bộ, ngành, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về pháp luật của Việt Nam, đại diện một số quốc gia thành viên ASEAN; Đại diện Ban Thư ký ASEAN; các chuyên gia quốc tế từ HCCH, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ, Hoa Kỳ; Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, UNDP Việt Nam và đại diện Đại sứ quán một số nước...

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, Diễn đàn pháp luật ASEAN đã trở thành nơi trao đổi, thảo luận, chia sẻ các thực tiễn và kinh nghiệm tốt trong xây dựng, thực hiện pháp luật và những vấn đề pháp luật và tư pháp đặt ra đối với các nước thành viên ASEAN để thông qua đó nâng cao hiểu biết, kiến thức, cùng nhau giải quyết các vấn đề và thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước ASEAN.

Diễn đàn pháp luật ASEAN năm 2022: Chia sẻ kinh nghiệm tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại
Toàn cảnh diễn đàn.

Diễn đàn pháp luật nằm trong kế hoạch triển khai Sáng kiến tăng cường tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại trong ASEAN do Việt Nam đề xuất và được Bộ Tư pháp các nước ASEAN thông qua năm 2005. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự liên kết, hội nhập trong nội khối ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài không ngừng được tăng cường và mở rộng, đem lại sự gia tăng các vấn đề pháp lý có yếu tố nước ngoài phát sinh đòi hỏi các quốc gia cùng hợp tác giải quyết.

Theo Thứ trưởng, trong khu vực Đông Nam Á, các nước ASEAN đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác tư pháp quốc tế thông qua việc ký kết, thực hiện các Điều ước quốc tế song phương và gần đây là tham gia các tổ chức quốc tế và Điều ước quốc tế đa phương về tư pháp quốc tế, cũng như là những nỗ lực sửa đổi pháp luật trong nước về tư pháp quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển của quốc gia mình.

Trong quá trình thực hiện sáng kiến của Việt Nam về tăng cường tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại trong ASEAN, các nước thành viên ASEAN đã nhận ra sự cần thiết phải nghiên cứu, tham khảo các khuôn khổ quốc tế khác, đặc biệt là Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và các công ước khác về tư pháp quốc tế của tổ chức này.

Việt Nam đã chủ động, tích cực nghiên cứu các cơ chế, khuôn khổ quốc tế khác nhau về tư pháp quốc tế như UNCITRAL, Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, UNIDROIT, IDLO… và các Điều ước quốc tế khác về tư pháp quốc tế để từ đó đánh giá khả năng tham gia phù hợp với điều kiện, hoàn cành và nhu cầu của Việt Nam.

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tham gia Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế năm 2013, Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế năm 2012, Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại năm 2016, Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 2020.

Đồng thời, ký kết 18 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại song phương với các nước, trong đó Hiệp định mới nhất là với Thái Lan vừa ký kết hôm qua 16/11/2022… và đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khả năng tham gia các Điều ước quốc tế khác về tư pháp quốc tế...

“Những nỗ lực trên đây của Việt Nam đã đem lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong việc tăng cường hiểu biết về tư pháp quốc tế, giải quyết hiệu quả hơn các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài”, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nói.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã nghe chia sẻ kinh nghiệm của các nước ASEAN về gia nhập và thực thi các Công ước về tương trợ tư pháp của HCCH: khuyến nghị cho các quốc gia ASEAN gia nhập và thực thi các Công ước theo ghi nhận của HCCH; giới thiệu pháp luật của các nước ASEAN về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, tình hình nghiên cứu, gia nhập HCCH; nghiên cứu, gia nhập và thực thi các Công ước về tương trợ tư pháp của HCCH; kinh nghiệm các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Hàn Quốc trong ký kết, gia nhập và tổ chức thi hành các Công ước...

Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HCCH) là một tổ chức quốc tế đa phương về tư pháp quốc tế, có mục tiêu hài hòa hóa các hệ thống pháp luật khác nhau, phát triển và cung cấp các văn kiện pháp lý quốc tế đáp ứng các nhu cầu của thế giới. Ngày 10/4/2013, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của HCCH.

Phương Thảo

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 313-KH/TU về tuyên truyền thực hiện Kết luận số 137-KL/TƯ ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động