-->
Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hiến trường tồn của Thăng Long – Hà Nội

Điểm tựa vững chắc để xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng chào đón Xuân Canh Tý 2020 và mừng Đảng ta tròn 90 năm tuổi, đồng chí  Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã dành cho báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về những kết quả tốt đẹp mà Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân và công nhân lao động Thủ đô đã nỗ lực đạt được trong năm vừa qua.
diem tua vung chac de xay dung thu do ngay cang giau dep van minh hien dai Công chức, viên chức, người lao động hiến kế xây dựng Thủ đô Anh hùng
diem tua vung chac de xay dung thu do ngay cang giau dep van minh hien dai Đồng bào Công giáo chung tay xây dựng Thủ đô đẹp giàu
diem tua vung chac de xay dung thu do ngay cang giau dep van minh hien dai Hiến kế xây dựng Thủ đô

Đó là cơ sở quan trọng để Hà Nội về đích, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Thành phố, tiếp tục xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với vị trí, vai trò Đảng bộ Thủ đô, đảng bộ lớn nhất đất nước và niềm tin yêu của nhân dân cả nước.

PV: Một năm nữa trôi qua, Thành phố chúng ta tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, với những kết quả toàn diện, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước. Đồng chí có thể chia sẻ với bạn đọc báo Lao động Thủ đô cảm xúc của mình?

Đ/c Ngô Thị Thanh Hằng: Trong năm 2019, Hà Nội đã thực hiện hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ với bộn bề khó khăn và thách thức. Thời tiết khắc nghiệt, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, những tác động không nhỏ của tình hình thế giới, nhất là căng thẳng thương mại giữa các cường quốc kinh tế.

diem tua vung chac de xay dung thu do ngay cang giau dep van minh hien dai
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội

Nhưng với tinh thần đoàn kết, đổi mới, dân chủ, sáng tạo và trách nhiệm cao, vượt lên trên những khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành cơ bản, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, tạo dấu ấn đậm nét trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Về phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố đã hoàn thành vượt kế hoạch năm 7/22 chỉ tiêu; có 03/13 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố hoàn thành sớm 2 năm (tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo). Kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển và có mức tăng trưởng cao, tăng 7,62%, đạt kế hoạch đề ra và cao nhất trong 4 năm gần đây.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 264.710 tỷ đồng, đạt 100,6% dự toán, tăng 7,4% so cùng kỳ; tổng vốn đầu tư xã hội đạt 383,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9%. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 8,05 tỷ USD. Du lịch tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá; khách du lịch đến Hà Nội đạt 29 triệu lượt, tăng 10,1%.

Trong xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả cao và là địa phương dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn; hết năm 2019 đã có 6 huyện và 356/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 92,2%), trong đó có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị được chú trọng và có chuyển biến rõ rệt, diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại, nhiều công trình xây dựng lớn, các khu đô thị và các tuyến đường giao thông trọng điểm, cấp bách đã hoàn thành.

Các lĩnh vực phát triển văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, khoa học -công nghệ, thể dục, thể thao đạt kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu dẫn đầu cả nước; có bước tiến mới trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tạo ấn tượng đẹp đối với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, nhất là qua các sự kiện lớn được tổ chức tại Hà Nội. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc; đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng và tăng cường. Vị thế, uy tín và sức lan tỏa của Thủ đô ngày càng được nâng cao trong nước và trên trường quốc tế. Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Năm 2019, Hà Nội kỷ niệm 20 năm được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, hình ảnh Hà Nội là một điểm đến an toàn, thân thiện, ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Ngày 30/10/2019, UNESCO đã chính thức ghi danh Hà Nội vào Mạng lưới 246 “Thành phố sáng tạo”. Bên cạnh công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hiến trường tồn của Thăng Long - Hà Nội, sẽ có nhiều thiết kế mới để đưa Hà Nội trở thành kinh đô sáng tạo của khu vực, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.

Với quyết tâm đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Đảng bộ Hà Nội đã đạt kết quả nổi bật toàn diện. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng được đổi mới, thiết thực, hiệu quả, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Công tác củng cố, kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể Thành phố theo tinh thần Nghị quyết 39 của Trung ương (khóa XI) và Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) được quan tâm chỉ đạo thực hiện, bước đầu khắc phục tình trạng bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; thực hiện bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế của Thành phố vừa qua được Trung ương, dư luận, cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao.

diem tua vung chac de xay dung thu do ngay cang giau dep van minh hien dai
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm xưởng sản xuất Tổng Công ty May 10. Ảnh: P.Hùng

Công tác kiểm tra, giám sát được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Thành ủy chỉ đạo thực hiện tốt công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm tốt an ninh, an toàn cho 2.030 kỳ cuộc diễn ra trên địa bàn.

Công tác dân vận được quan tâm chỉ đạo, nâng cao chất lượng; phương thức dân vận được đổi mới theo hướng sâu sát cơ sở, tăng cường đối thoại, vận động, thuyết phục; dân vận chính quyền đạt được nhiều kết quả. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính đã tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân và lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Thành phố.

Những kết quả đáng phấn khởi đó đã khẳng định sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực và quyết tâm rất cao của toàn Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô suốt 365 ngày qua với mục tiêu xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, mọi người, mọi nhà đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

PV: Thành tựu nổi bật nhất trong năm qua của Hà Nội phải kể đến kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Điều đó được minh chứng bằng sự đổi thay mạnh mẽ diện mạo khu vực nông thôn Hà Nội, chất lượng cuộc sống của người nông dân ngày càng được nâng cao, góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của Thành phố. Là Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, đồng chí có thể nói rõ hơn về thành tựu này?

Đ/c Ngô Thị Thanh Hằng: Mới đây, Hà Nội đã tổ chức tổng kết mười năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02 của Thành ủy. Trong mười năm qua, với ý chí, quyết tâm cao, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội “Về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” đã được triển khai sâu rộng, đạt được kết quả toàn diện, về đích sớm nhiều chỉ tiêu quan trọng (tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo).

Chủ động phát huy nội lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, trong đó có sự hỗ trợ của các quận nội thành xây dựng các công trình văn hóa, giáo dục ở các huyện.

Trong sản xuất nông nghiệp, Hà Nội tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Đến nay, toàn Thành phố đã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nông dân.

Sau dồn điền đổi thửa, đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, như các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa, như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn… cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25 - 30%.

Phát triển nhiều vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, cây ăn quả; vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, lên đến hàng tỷ đồng trên 1ha canh tác. Toàn Thành phố đã hình thành 134 mô hình liên kết chuỗi, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, bảo đảm cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định. Kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển khá toàn diện, diện mạo thực sự được đổi mới, khang trang, sạch, đẹp và có nhiều khởi sắc.

Hệ thống chính trị ở nông thôn tiếp tục được củng cố, dân chủ được mở rộng và phát huy; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố, vững chắc, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tốt hơn. Đời sống vật chất và tinh thần nông dân Thủ đô được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng từ 8 - 10 triệu đồng (năm 2008) lên 51,48 triệu đồng (năm 2019).

diem tua vung chac de xay dung thu do ngay cang giau dep van minh hien dai
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm gian hàng nông sản huyện Gia Lâm.

Hà Nội đã có 6 huyện (gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm, Quốc Oai) được công nhận là huyện nông thôn mới và 356/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 92,2%), trong đó có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, về đích sớm 02 năm theo Chương trình số 02 của Thành ủy đã đề ra (80%). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm mạnh còn 0,69%, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố xuống còn 0,42%.

Về những làng quê, nông thôn Hà Nội hôm nay, không ai có thể phủ nhận sự thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực. Người dân vui mừng, phấn khởi vì những lợi ích thiết thực mà chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại và truyền nhau câu nói như khẩu hiệu và cũng chính là thành quả của chương trình xây dựng nông thôn mới “Đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng thuận”.

Nhìn lại chặng đường đã qua, những kết quả nổi bật trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy đã góp phần rút ngắn khoảng cách về sự chênh lệch phát triển và mức sống giữa thành thị và nông thôn; vừa là tiền đề, động lực mạnh mẽ để Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện, bền vững.

Trong thời gian tới, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương; sự quyết tâm, sáng tạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận, tích cực tham gia của các tầng lớp nhân dân, tôi tin tưởng Chương trình xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều kết quả to lớn và toàn diện hơn nữa, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

PV: Trong thời gian qua, đồng hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội… của Thành phố, tổ chức Công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động cũng đã tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Xin đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đánh giá rõ hơn về kết quả này?

Đ/c Ngô Thị Thanh Hằng: Trong thời gian qua, Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Chương trình hành động số 32-CTr/TU, ngày 04/4/2008 của Thành ủy (khóa XIV) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã được các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nâng lên.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Thành phố, nhất là tổ chức Công đoàn với vai trò là nòng cốt đã tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tạo môi trường để đội ngũ công nhân Thủ đô học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết pháp luật, có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Tổ chức Công đoàn các cấp đã phối hợp tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, xây dựng cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế trên địa bàn Thủ đô phát triển.

Có các chính sách đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề ở các quận, huyện thị xã trên địa bàn Thành phố, tạo điều kiện cho hàng ngàn thanh niên đến tuổi lao động, nhất là người lao động nông nghiệp ở khu vực thu hồi đất xây dựng các dự án của Thành phố, được học nghề, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ; các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp, các ngành đã phối hợp tổ chức nhiều hình thức định hướng, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện để người lao động tiếp cận và có cơ hội tìm được việc làm phù hợp trong các doanh nghiệp.

Qua đó, lực lượng công nhân Thủ đô ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng (năm 2013 Thành phố có 1,5 triệu, thì đến năm 2019 có 2,5 triệu lao động); tri thức, trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng lên; có kỷ luật và tác phong công nghiệp ngày càng đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đất nước.

Việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động được các cấp, các ngành, tổ chức Công đoàn thường xuyên quan tâm, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật lao động trong doanh nghiệp. Tăng cường đối thoại giữa lãnh đạo chính quyền các cấp với tổ chức công đoàn và đại diện công nhân.

Trong năm, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tham mưu tổ chức Hội nghị tiếp xúc đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với công nhân lao động, cán bộ công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Hà Nội. Đã có gần 200 ý kiến kiến nghị của doanh nghiệp, người lao động gửi tới Thành phố; ngay sau hội nghị, Thành phố đã chỉ đạo kịp thời giải quyết, gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp và người lao động.

Thành phố đã thực hiện đầu tư các dự án về nhà ở, các điểm văn hóa cho công nhân, nhà trẻ mẫu giáo... ở các khu công nghiệp và chế xuất tập trung cho công nhân lao động. Chỉ đạo xây dựng và triển khai các dự án về nhà ở, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân, đến nay đã có hàng chục nghìn chỗ ở được hoàn thiện, từng bước nâng cao đời sống công nhân lao động, nhất là công nhân lao động trong các khu công nghiệp và chế xuất của Thành phố.

diem tua vung chac de xay dung thu do ngay cang giau dep van minh hien dai
Phát triển gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa là chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Thủ đô. Ảnh: N.Công

Hàng năm, Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức hàng trăm chuyến xe miễn phí đưa công nhân lao động ở xa về quê đón Tết cùng gia đình; tặng hàng ngàn suất quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt, trong 10 năm qua, từ nguồn “Quỹ Xã hội công đoàn” và các nguồn hỗ trợ khác, Liên đoàn Lao động Thành phố đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa hàng trăm “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn về nhà ở; chỉ đạo Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã triển khai hướng dẫn lập dự án, thẩm định cho công nhân viên chức lao động vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, giúp công nhân viên chức lao động có việc làm ổn định, tăng thu nhập…

Tổ chức công đoàn các cấp đã vào cuộc quyết liệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 27/2/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn đến năm 2020”. Qua 7 năm thực hiện, toàn Đảng bộ Thành phố đã thành lập mới 3.284 tổ chức công đoàn cơ sở, kết nạp 327.390 đoàn viên.

Tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đã phát huy vai trò tích cực, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công nhân, người lao động; đồng thời là cầu nối tin cậy giữa nhà nước và doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người lao động.

Hà Nội có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, với hàng vạn công nhân lao động nhưng tổ chức công đoàn các cấp đã làm tốt công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tham mưu, giải quyết các vấn đề vướng mắc, kịp thời giữ ổn định tình hình ở cơ sở.

Những kết quả đáng phấn khởi đó đã khẳng định sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực và quyết tâm rất cao của toàn Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô suốt 365 ngày qua với mục tiêu xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, mọi người, mọi nhà đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Trong những năm qua, nhất là trong năm 2019, kết quả công tác của tổ chức công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động Thành phố đã góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của Hà Nội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

PV: Những kết quả toàn diện trong năm 2019 là cơ sở vững chắc để Hà Nội tự tin bước vào năm 2020. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy có thể nêu một số mục tiêu chính mà Thủ đô Hà Nội hướng tới?

Đ/c Ngô Thị Thanh Hằng: Năm 2020, diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và Thủ đô: kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng; 90 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội; 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; 1010 năm Thăng Long - Hà Nội; là năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN; năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;...

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất; thực hiện chủ đề công tác năm 2020 là năm “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 - 2020, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp”; Thành ủy chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Về phát triển kinh tế: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá và phát triển du lịch. Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chiều sâu, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao. Phấn đấu hoàn thành tất cả các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội trong Kế hoạch 5 năm 2015 - 2020.

Tổ chức thành công các ngày lễ, ngày kỷ niệm, sự kiện kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa… trọng đại của Thủ đô và đất nước. Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa - xã hội nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, công tác y tế, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động phòng chống dịch, bệnh, kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, đào tạo lao động, tạo việc làm, quan tâm chăm lo các gia đình chính sách, người có công, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giảm hộ nghèo.

Trong những năm qua, nhất là trong năm 2019, kết quả công tác của tổ chức công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động Thành phố đã góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của Hà Nội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

Thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo ra bước chuyển biến mạnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị, trọng tâm là tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng bộ các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan chính quyền, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, gắn với kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các Chương trình, Nghị quyết, Chỉ thị của Thành ủy; tăng cường đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Chủ động, khẩn trương chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, Đại hội lần XVII Đảng bộ Thành phố tiến tới Đại hội XIII của Đảng; thực hiện hiệu quả Đề án thí điểm quản lý mô hình chính quyền đô thị vừa được Quốc hội thông qua.

PV: Trước thềm năm mới Canh Tý, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy có nhắn nhủ gì đến đông đảo đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức lao động Thủ đô?

Đ/c Ngô Thị Thanh Hằng: Sắc xuân Canh Tý 2020 đã về trên khắp nẻo đường Thủ đô, tô đẹp thêm cho thiên nhiên, con người Hà Nội. Hân hoan đón chào một mùa xuân mới, những thành quả đáng tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô năm 2019, đặc biệt là giai cấp công nhân, nông dân, những người trực tiếp lao động sản xuất và gần hết chặng đường nhiệm kỳ 2015 - 2020 là nguồn động viên to lớn, là hành trang vững chắc để bước vào năm 2020, Thủ đô tăng tốc về đích, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Thành phố, khơi mở các nguồn lực phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

Thành ủy mong muốn và tin tưởng tổ chức Công đoàn các cấp tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, bằng nhiều hình thức tổ chức tuyên truyền, vận động công nhân lao động Thủ đô thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý thức về giai cấp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, xây dựng tác phong công nghiệp và thực hiện tốt quyền lợi, trách nhiệm của công nhân lao động trong doanh nghiệp.

Hân hoan đón chào một mùa xuân mới, những thành quả đáng tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô năm 2019, đặc biệt là giai cấp công nhân, nông dân, những người trực tiếp lao động sản xuất và gần hết chặng đường nhiệm kỳ 2015 - 2020 là nguồn động viên to lớn, là hành trang vững chắc để bước vào năm 2020, Thủ đô tăng tốc về đích, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Thành phố, khơi mở các nguồn lực phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong công nhân lao động như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Lao động giỏi”; “Lao động sáng tạo”; “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”; “Đơn vị văn hoá”;... gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn và đoàn thể trong doanh nghiệp.

Công nhân lao động của Thủ đô tiếp tục nâng cao kỷ cương, kỷ luật, nâng cao tay nghề, năng suất lao động của từng người ở từng vị trí việc làm; nỗ lực phấn đấu, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, làm việc hiệu quả, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp tục có những đóng góp quan trọng giữ gìn và phát huy những giá trị văn hiến trường tồn của Thăng Long - Hà Nội, điểm tựa vững chắc để cùng với Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân Hà Nội xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Nhân dịp đón Xuân mới Canh Tý 2020, tôi xin chân thành gửi tới cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động và toàn thể bạn đọc báo Lao động Thủ đô lời chúc năm mới An Khang - Thịnh Vượng.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo Lao động Thủ đô. Kính chúc đồng chí một năm mới với những thành công mới!

NGUYỄN CÔNG (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1, Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng".
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ

Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mới đây, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đến thăm, tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ tiễn 200 công nhân lao động (CNLĐ) đầu tiên về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc trên “Chuyến tàu xuân nghĩa tình”.
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Xem thêm
Phiên bản di động