Điểm sàn cao: Các trường dồi dào nguồn tuyển
Hệ số dôi dư 1,39
Ngày 12/7, Hội đồng điểm sàn đã họp và quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH. Ngay sau cuộc họp, thông tin với báo chí về điểm sàn 15,5, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Năm nay, cả nước có 640.425 thí sinh đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH. Tổng chỉ tiêu ĐH xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia là 332.496.
Thí sinh đang tìm hiểu thông tin xét tuyển vào các trường đại học năm 2017 |
Dựa trên 3 căn cứ là điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào, nguồn tuyển và sự dịch chuyển thí sinh giữa các vùng miền, Hội đồng điểm sàn quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 15,5 không nhân hệ số và không tính điểm ưu tiên. Với mức điểm 15,5, sau khi đã lọc thí sinh trùng theo nguyện vọng 1 trên sàn, hệ số dôi dư là 1,39%. Có nghĩa, số thí sinh trên sàn thừa tới 39% so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH. Thứ trưởng Ga cũng cho biết, 15,5 là mức điểm sàn cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi chúng ta thực hiện thi “3 chung” đến nay. Bởi những năm trước điểm sàn chỉ ở mức 13, 14, 14,5 và 15. Tuy tăng 0,5 điểm nhưng đó là sự cố gắng rất lớn của thí sinh và nhà trường trong quá trình dạy, học.
Nhiều người lo ngại điểm thi cao, chất lượng đầu vào ĐH không đảm bảo, về việc này ông Ga phản hồi: Như chúng ta đã thấy, dự báo ban đầu như thay đổi cách thi, ra đề, có thể thí sinh làm bài không tốt bằng năm xưa. Nhưng kết quả thi cho thấy các em đã thích nghi rất nhanh với cách ra đề, dạy và học ở trường phổ thông nên làm bài thi đạt kết quả rất tốt. Tôi tin chắc chắn các em vào trường ĐH sẽ phát huy được khả năng của mình. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, rất cần tính sáng tạo, sự nhanh nhạy và thích nghi với môi trường. Điều này cho thấy học sinh của chúng ta có những khả năng rất tốt góp phần vào nâng cao chất lượng ĐH.
Trường top đầu tuyển đủ chỉ tiêu ngay đợt 1
Trước câu hỏi của phóng viên về việc điểm sàn tăng, số lượng thí sinh vào các trường top trên, giữa và dưới như thế nào, ông Ga khẳng định 39% thí sinh trên điểm sàn dôi dư sẽ hoàn toàn dồi dào về nguồn tuyển cho các trường. Vừa rồi, với mức 15,5 điểm, Bộ GD&ĐT chạy thử phần mềm xét tuyển với cơ sở dữ liệu của thí sinh đăng ký trước kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả cho thấy có khoảng 90 trường tuyển đủ chỉ tiêu ngay đợt xét tuyển đầu tiên; 83% thí sinh trúng tuyển/tổng chỉ tiêu xét tuyển của các trường ngay trong đợt 1. Điều này đồng nghĩa các trường top đầu sẽ tuyển đủ chỉ tiêu ngay lập tức ở đợt 1. “Với khoảng 83% thí sinh trúng tuyển trong đợt 1 năm nay cũng tương thích với các năm trước (từ 75 – 85%). Năm nay, thí sinh đăng ký nguyện vọng trước và tới đây sẽ điều chỉnh chắc chắn sẽ không thay đổi nhiều, vì nhiều em sẽ giữ lập trường” – ông Ga khẳng định.
Điểm sàn tăng cao, các trường top dưới và cao đẳng, trung cấp rất khó tuyển? Ông Ga cho rằng vấn đề là mặc dù thí sinh trên sàn thừa nhiều nhưng các em có muốn vào những trường đó học hay không lại phụ thuộc vào chất lượng đào tạo cũng như uy tín của nhà trường. Vì thế, muốn tuyển được thí sinh, các trường cần phải cố gắng marketing tuyên truyền, cùng với đó là nâng cao về chất lượng đào tạo, thí sinh ra trường có việc làm chiếm tỉ lệ cao thì những người trên sàn mới đăng ký. Ông Ga cũng cho rằng, năm nay cơ hội trúng tuyển của thí sinh rất cao. Đặc biệt, với việc các em được đăng ký không hạn chế nguyện vọng ngành vào nhiều trường khác nhau, thí sinh nên đăng ký cùng một ngành vào nhiều trường. Ví dụ, thí sinh đăng ký ngành Quản trị kinh doanh vào trường ĐH top đầu, top giữa và cuối. Nếu các em trượt nguyện vọng 1 thì có thể trúng ở nguyện vọng sau.
Hơn nữa, ông Ga khuyên thí sinh nên có sự dịch chuyển. Vì bình thường, các em thích đi học ở trường gần nhà để được sống cùng với gia đình. Nhưng, các trường ĐH ở TP lớn thường có số lượng thí sinh giỏi lấp đầy cho nên những em điểm thấp hơn không có cơ hội. Những em này muốn đi học ĐH thì phải tính đến việc ra các địa phương để tìm kiếm trường có yêu cầu điểm chuẩn phù hợp với điểm thi của mình.
Trường top trên điểm chuẩn sẽ tăng Thứ trưởng Bùi Văn Ga dự đoán điểm chuẩn của các trường top trên sẽ nhích lên. Tuy phổ điểm cao nhưng không bị dốc nên các trường top đầu không khó khăn trong tuyển sinh và xác định điểm trúng tuyển. Trong trường hợp một vài ngành có sức hút lớn, điểm thi cao và nhiều em có điểm trùng nhau thì họ đã tính toán sử dụng các tiêu chí phụ. |
Theo Thủy Trúc/Kinh tế đô thị
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54