Đẹp nao lòng làng cổ tích giữa cao nguyên
Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội “Sắc màu cao nguyên trắng” | |
Ngôi nhà của Pao yên bình trên cao nguyên đá | |
Thử một ngày rong chơi ở Lâm Đồng |
Mới chỉ nghe cái tên thôi, cũng đủ thôi thúc trong lòng du khách nhanh bước đến địa danh này. Hút chân du khách đến với Làng Cù Lần không chỉ phong cảnh hoang sơ đến 80% núi rừng nguyên sinh, mà níu du khách ở lại Cù Lần bởi câu chuyện tình lãng mạn đầy thi ca và xúc động vô bờ.
Du khách đến Làng Cù Lần vào ngày cuối tuần (ảnh: Mai Thắng). |
Theo những người dân nơi đây kể lại, Làng Cù Lần là tên nguyên bản của mối tình lãng mạn từ một đôi trai tài gái sắc chốn phồn hoa thành thị. Ngày ấy, có một chàng trai người kinh lực lưỡng, điển trai, tốt bụng và si tình, vì nhà quá nghèo nên không có tiền lấy vợ.
Chàng ước mơ xây một lâu đài với niềm riêng hạnh phúc với cô gái mình yêu. Chàng chàng đã bỏ nhà từ miền xuôi lên sinh sống giữa chốn rừng sâu. Để thực hiện mơ ước ấy, ngày ngày chàng lên núi vác đá đem về xây lâu đài hạnh phúc, nhưng xây mãi, xây mãi, bao công sức chỉ là “đội đá vá trời”.
Lời đồn giữa rừng sâu cao nguyên Đà Lạt, có chàng Cù Lần si tình dũng cảm đã đến tai cô gái nọ. Cô gái quyết định bỏ phố lên rừng cùng. Trước cảnh đẹp kỳ vĩ của núi rừng thiên nhiên, xúc động trước tình cảm chân thành và ý chí sắt đá của Cù Lần, cô đã quyết định ở lại rừng sâu cùng Cù Lần xây lâu đài hạnh phúc.
Vào Làng Cù Lần, phải đi qua hai câu cầu treo làm bằng nứa, tre rừng. (ảnh: Mai Thắng) |
Thiên đường hạnh phúc của họ là những ngôi nhà nhỏ giản dị dưới chân núi Labiang. Quanh ngôi nhà ấy là hoa thơm cỏ dại, cùng dòng suối trong vắt chảy róc ránh suốt đêm ngày. Ngày ngày, chàng Cù Lần lên rừng đốn củi, xuống suối bắt cá, còn người vợ ở nhà nuôi con chờ đón chồng về. Làng Cù Lần cũng có tên từ đó.
Khác biệt với thị thành tấp nập người xe, đối lập với những cao ốc “chọc trời” hoặc những con phố đan xen như mắc cửi, làng Cù Lần nguyên sơ và giản dị như chính tên gọi của nó.
Cung bậc sắc mầu giữa rừng xanh. (ảnh: Mai Thắng) |
Sau khi mua vé vào cửa và rảo bước chừng 100 mét, phóng tầm mắt về hướng bên phải, một cảnh thanh bình hiển hiện giữa núi đồi. Đó là “thảm cỏ” xanh mướt giữa không gian tĩnh lặng. Bên phải là chợ Chổm Hổm bày bán hàng lưu niệm gọn nhẹ làm bằng gỗ rừng.
Trên đồi cao, là không gian văn hóa của người K’ho, trưng bày những sản vật văn hóa cổ, và những sản phẩm đặc trưng nhất của người Tây Nguyên qua nhiều thế hệ. Phía trái là những ngôi nhà nhỏ của chàng Cù Lần với những vườn hoa đủ sắc màu xinh xắn vây quanh.
Tất cả hòa quện vào nhau tạo nên một bản sắc văn hóa riêng biệt mà chỉ làng Cù Lần mới có. (ảnh: Mai Thắng) |
Cạnh đó là hồ nước trong vắt và không bao giờ vơi cạn dù thời tiết khắc nghiệt đến đâu hoặc mùa khô hạn hán. Giữa sân là cây nêu và những chiếc ghế làm bằng nửa thân cây thông như những cung bậc của núi rừng cao nguyên. Tất cả hòa quện vào nhau tạo nên một bản sắc văn hóa riêng biệt mà chỉ làng Cù Lần mới có.
Làng Cù Lần dưới chân núi Labiang. (ảnh: Mai Thắng) |
Sau khi thăm thú, mua sắm và chụp ảnh lưu niệm, tất cả du khách dù già, trẻ, gái trai đều tập trung trước nhà rông và hòa mình cùng chàng trai, cô gái K’ho xinh đẹp khỏe khoắn trong những điệu múa “cồng chiêng”, “lấy nước dưới suối”, “nhảy sạp” quanh đống lửa bập bùng, khói mắt. Một cảnh sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh không phải điểm du lịch nào cũng duy trì được.
Đến Làng Cù Lần không ăn gà nướng, chưa uống rượu cần, không thưởng thức khoai nướng, không ăn cơm lam thì thiếu dư vị Tây Nguyên. Gà nuôi trên đồi, rượu cần làm ủ trong ché, khoai nướng do người K’ho trồng trên rẫy, cơm lam do người K’ho hấp trong ống nứa. Tất cả tạo nên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người bản xứ nơi này.
Sản vật Tây Nguyên bán trong chợ Chổm Hổm. (ảnh: Mai Thắng) |
Làng Cù Lần ở thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, nằm dưới chân núi Lang Biang (Lâm Đồng), cách Hồ Xuân Hương và Đồi Cù Đà Lạt khoảng 20 km. Để đặt chân trên thảm cỏ xanh mướt, đi dưới thung lũng nguyên sơ, phải đi qua hai cây cầu treo kết cấu bằng tre, nứa rừng dài 17 nhịp.
Gà nướng, ẩm thực đặc sản ở Làng Cù Lần, ảnh Mai Thắng |
Có thể nói, trong nhiều địa danh du lịch mang đậm bản sắc văn hóa hiên đại, thì Làng Cù Lần vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống hoang sơ đến trên 80%, chưa bị thương mại hóa. Vì thế, dù mùa đông hay mùa hè, dù thời tiết khắc nghiệt hay thuận lợi yên bình, Làng Cù Lần vẫn luôn thu hút khách thập phương đến đây nghỉ dưỡng và ngắm cảnh.
Chiều tà làng Cù Lần. (ảnh: Mai Thắng) |
Hòa nhịp cùng những chàng trai cô gái K’ho trong điệu múa sạp. (ảnh: Mai Thắng) |
Làng Cù Lần không quá lớn, nhưng đủ rộng để chứa nhiều người; nhưng cái rộng và sâu hơn là tình người, tình đời của những người K’ho nơi Cao Nguyên bản xứ, khiến ai một lần đã đặt chân đến Làng Cù Lần đều mong một ngày không xa sẽ quay trở lại.
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54