Đề xuất loại khỏi danh mục nhà nước định giá 14 loại hàng hóa, dịch vụ
Trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá (sửa đổi) tại phiên họp Quốc hội chiều 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Luật Giá (sửa đổi) tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương của Đảng về nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đến thực hiện các mục tiêu hài hòa lợi ích của doanh nghiệp sản xuất, người dân và Nhà nước, góp phần kiểm soát lạm phát mục tiêu, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.
Đáng chú ý, trong dự thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính, cho biết qua rà soát, đề xuất đưa ra khỏi Danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với 4 tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và thực hiện theo cơ chế giá thị trường.
Danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ này bao gồm: dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay, dịch vụ soi chiếu an ninh; một số nội dung của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Dự thảo đề xuất đưa ra khỏi danh mục nhà nước định giá một số nội dung của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất |
Bên cạnh đó là dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán do các tổ chức cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán cung cấp; thuốc lá điếu sản xuất trong nước; thù lao dịch vụ đấu giá; dịch vụ quy hoạch; thù lao môi giới, dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài làm việc; thù lao công chứng; cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng; nước ngầm; dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ; nhà ở xã hội do cá nhân, hộ gia đình đầu tư, xây dựng; mặt nước; dịch vụ sử dụng khu vực biển.
Đối với chính sách về bình ổn giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính, khẳng định dự thảo Luật chỉ quy định nguyên tắc xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt trong thực hiện. Các biện pháp bình ổn giá cơ bản được kế thừa như Luật hiện hành, tuy nhiên, có điều chỉnh theo nội dung chính sách.
Bên cạnh đó, mặc dù tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) không quy định điều chỉnh trực tiếp đối với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tuy nhiên, do những quy định về lập quỹ bình ổn giá tại Luật cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tính pháp lý của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Cụ thể, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ đặc thù, được thành lập trước khi có các quy định về quỹ bình ổn giá tại Luật Giá. Khác với các quỹ tài chính khác, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được hình thành và quản lý nhằm mục đích duy nhất là góp phần bình ổn giá xăng dầu; không phát sinh tổ chức bộ máy và không quản lý tập trung.
Tổng mức trích lập hàng năm phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước; tổng mức sử dụng phụ thuộc vào diễn biến thị trường, mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và từng thời điểm điều hành giá.
Đến nay cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Tại Báo cáo số 463-ĐGS ngày 22/10/2019 của Đoàn Giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước, tuy chưa kiến nghị bỏ quỹ nhưng cũng có nêu về Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn phù hợp.
Đáng nói, việc thu trước của người tiêu dùng 300 đồng/lít để tạo quỹ là nguyên nhân gây ra lạm phát thực tế và định kỳ điều chỉnh giá là nguyên nhân gây ra lạm phát kỳ vọng. Dư luận xã hội thông qua phản ánh từ báo chí, các chuyên gia cũng đề xuất các cơ quan quản lý cần xem xét, nghiên cứu xóa bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để tăng tính chủ động, linh hoạt trong điều chỉnh giá, để giá xăng dầu trong nước vận hành theo giá thế giới. Trên cơ sở đó, tại dự thảo gửi lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng, có đề nghị rà soát đánh giá để xem xét sự cần thiết của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong suốt thời gian qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật.
Việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một “bước đệm” nhằm góp phần bình ổn giá trong trường hợp cần thiết, linh hoạt trong việc bình ổn giá, nhằm ổn định giá xăng dầu trong một thời kỳ hoặc không cho giá xăng dầu trong nước tăng sốc, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.
Trên cơ sở đánh giá kỹ cho thấy thời gian qua diễn biến giá mặt hàng này phức tạp, khó dự báo nên công cụ Quỹ Bình ổn giá vẫn cần thiết. Thực tế việc quy định tại Luật Giá chỉ có sự ảnh hưởng nhất định, theo hướng tăng cường cơ sở pháp lý của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư
Tài chính 02/02/2025 19:29
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025
Tài chính 01/02/2025 11:10
Đầu năm mới, ngân hàng "đua" mở tài khoản số đẹp cho khách hàng
Tài chính 01/02/2025 06:36
5 yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu
Tài chính 29/01/2025 18:19
Năm 2025 nên đầu tư vào lĩnh vực nào để sinh lời cao?
Tài chính 29/01/2025 11:43
Hiệu quả kinh tế nông nghiệp từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
Tài chính 28/01/2025 13:10
Xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo hỗ trợ người dân dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
Tài chính 27/01/2025 19:20
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tài chính 24/01/2025 15:58
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49