-->

Để trẻ yếu thế được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng

(LĐTĐ) Từ lâu, ngành Giáo dục và Ðào tạo (GD&ĐT) đã có chủ trương xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế. Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của hệ thống giáo dục cả nước, mô hình này đã và đang phát huy những hiệu quả tích cực, mang lại môi trường học tập bình đẳng cho các em. Tuy nhiên, trên thực tế, tại nhiều nơi, trẻ yếu thế vẫn chưa thực sự được quan tâm và đặt ra yêu cầu phải có giải pháp cụ thể.
Xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế Hành trình thay đổi vì môi trường hạnh phúc Thiết thực, hiệu quả từ phong trào thi đua mang đặc thù ngành nghề

Hiệu quả từ các mô hình trường học an toàn, thân thiện

Là một ngôi trường tiêu biểu cho thành công của mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập, nhiều năm nay, Trường Trung học phổ thông (THPT) Ba vì, huyện Ba Vì, Hà Nội đã tiếp nhận và dạy dỗ không ít học sinh yếu thế. Đặc biệt, hiện nay trường đang có 6 học sinh nhiễm HIV theo học. Các em học sinh này đều hòa nhập với các học sinh khác rất tốt.

Trong quá trình học tập không xảy ra tình trạng bị phân biệt đối xử, bị kì thị hay bất cứ sự phản ánh tiêu cực nào từ phía phụ huynh học sinh. Thậm chí, các em còn có những người bạn thân thiết là các bạn học sinh trong lớp và thường xuyên nhận được sự yêu thương, giúp đỡ của tất cả thầy cô, bạn bè trong trường.

Để trẻ yếu thế được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng
Các em học sinh tại Trường THPT Ba Vì được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng (Ảnh chụp trước khi dịch Covid-19 bùng phát).

Ông Nguyễn Đình Thắng - Hiệu trưởng Trường THPT Ba Vì cho hay: “Từ năm 2015-2016, Trường THPT Ba Vì bắt đầu tiếp nhận các em học sinh nhiễm HIV vào học. Đến thời điểm hiện tại, Trường đã tiếp nhận 18 học sinh. Trong đó có những em tốt nghiệp, ra trường đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, có em vào làm trong các doanh nghiệp và một số ở lại tiếp tục gắn bó và cống hiến cho Trung Tâm Bảo trợ xã hội số 2, xã Yên Bài, huyện Ba Vì - nơi nhận nuôi dưỡng các em từ thủa bé. Ngoài các em nhiễm HIV thì trường cũng đang tiếp nhận và hỗ trợ nhiều học sinh yếu thế khác như có dị tật bẩm sinh, nhận thức kém, trầm cảm nặng… các em học sinh này đều được đối xử bình đẳng và tạo điều kiện tối đa nhất”.

Không chỉ riêng Trường THPT Ba Vì, hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đang chú trọng tới mô hình này. Ngoài các trường phổ thông bình thường còn có một số trường chuyên biệt cho học sinh yếu thế như: Trường Tiểu học Bình Minh (quận Hoàn Kiếm) có chức năng, nhiệm vụ dạy học sinh khuyết tật trí tuệ và học sinh tiểu học học hòa nhập; Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn (quận Đống Đa) là trường dạy học sinh bình thường và học sinh khiếm thính chiếm khoảng 60%; Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng) dạy học sinh khiếm thị…

Để trẻ yếu thế được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng
Các nhà trường chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho tất các học sinh đều được tham gia, đảm bảo sự thân thiện, bình đẳng. (Ảnh chụp trước khi dịch Covid-19 bùng phát).

Ông Kiều Cao Trinh - Phó Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GĐ&ĐT Hà Nội chia sẻ: Để tạo điều kiện cho các em học sinh yếu thế được hưởng môi trường giáo dục an toàn, hòa nhập, các trường chuyên biệt trên luôn chú trọng việc giáo dục học sinh về tri thức, thể chất nói riêng và văn - thể - mỹ nói chung. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho tất cả học sinh đều có thể tham gia, đảm bảo sự thân thiện giữa học sinh bình thường và học sinh khiếm thính.

“Vì học sinh khiếm thính khó khăn trong việc nghe nên nhà trường tuyệt đối không để hiện tượng đi xe đạp, xe máy hay ô tô vào sân trường, cổng trường. Các gốc cây ở khu vực trường đều xây bồn bao quanh để tránh xe đi lại. Các hoạt động tập thể như chào cờ hàng tuần, chào mừng các ngày lễ lớn, tham quan dã ngoại tập thể và đặc biệt là Ngày hội Văn hoá - Thể thao chào mừng Ngày Khuyết tật Việt Nam 18/4, nhà trường giao cho Đoàn Đội thiết kế các cuộc thi, các trò chơi phù hợp mà ở đó học sinh bình thường và học sinh khiếm thính được cùng chơi, cùng thi…”, ông Trinh nhấn mạnh.

Chú trọng giải pháp tăng cường hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học

Có thể thấy, trong thời gian qua với sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, phong trào xây dựng trường học an toàn, trường học thân thiện, trường học hạnh phúc, mô hình giáo dục hòa nhập,… cho học sinh các trường phổ thông nói chung và cho học sinh khuyết tật nói riêng được quan tâm và triển khai khá sâu rộng ở các trường phổ thông trong cả nước. Tuy nhiên, việc xây mô hình nhà trường an toàn, thân thiện và hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế là một mô hình mới mẻ, mang tính chất tổng hợp các mô hình trên

Theo TS. Lê Minh Công - Phó Trưởng khoa công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), hiện nay đang tồn tại rất nhiều rào cản đối với việc xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện cho học sinh yếu thế, mà rào cản quan trọng nhất chính là nhận thức của cộng đồng về những khó khăn tâm lý của học sinh còn hạn chế. Cụ thể, nhiều giáo viên vẫn hiểu hoc sinh rối loạn học tập, rối loạn hành vi là do đạo đức kém, điều này dẫn tới việc không thực hiện các hoạt động trợ giúp mà chủ yếu là giáo dục (răn đe); nhiều phụ huynh không hiểu các vấn đề sức khoẻ tâm thần của các con nên thường không tiếp cận dịch vụ cho trẻ. Ngoài ra, năng lực phát hiện sớm và can thiệp tại trường học với nhóm giáo viên còn rất nhiều hạn chế. Chúng ta đã có đào tạo nhưng việc đào tạo vẫn chưa giúp họ được nhiều.

Để trẻ yếu thế được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng
Tuyên truyền nâng cao nhận thức là một giải pháp quan trọng. (Ảnh chụp trước khi dịch Covid-19 bùng phát).

Trên cơ sở đó, TS. Lê Minh công đưa ra đề xuất cần thúc đẩy sự phát triển mạnh của đa dịch vụ từ các tổ chức khác nhau (công - tư - tôn giáo...) trên cơ sở mô hình tâm lý trường học được công bố bởi Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT có thể tham khảo sự đồng thuận của hội chuyên ngành trong việc thiết kế mô hình chuẩn phù hợp với Việt Nam, đồng thời, đưa ra các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức thực hành với các nhà chuyên môn cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý trường học trong trường học. Bên cạnh đó, cần trao quyền cho hiệu trưởng trong việc phát triển mô hình này trong trường học tại đơn vị của mình.

Còn ông Kiều Cao Trinh cho rằng, để xây dựng hiệu quả mô hình trường học an toàn, thân thiện cho học sinh yếu thế, điều cốt yếu nhất là phải xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội và giữa các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức với trẻ em nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện công tác phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em. Trong đó, gia đình và nhà trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, hình thành và hoàn thiện nhân cách, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển một cách toàn diện nhất.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, ông Nguyễn Đình Thắng - Hiệu trưởng Trường THPT Ba Vì cho hay, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh về trẻ yếu thế là việc làm hết sức quan trọng. Đơn cử như với các em học sinh nhiễm HIV của Trường THPT Ba Vì. Trước khi nhận các em vào trường học, Ban Giám hiệu đã kết hợp với các chuyên gia, bác sĩ để tổ chức các buổi tuyên truyền, truyền thông mà trước hết là cho toàn bộ giáo viên trong nhà trường hiểu đúng về căn bệnh này, cách phòng tránh lây nhiễm cũng như khả năng lây nhiễm. “Khi bản thân giáo viên hiểu đúng, thì chính các giáo viên sẽ là người truyền đạt lại cho các học sinh của mình và từ đó những hiểu lầm, rào cản được gỡ bỏ, các em học sinh yếu thế được đón nhận một cách hết sức thoải mái và được đối xử bình đẳng, công bằng”, ông Thắng chia sẻ.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.

Tin khác

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động