-->

Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc là ngôi trường mơ ước mà ở đó chỉ có niềm vui thầy trò, bạn bè dành cho nhau. Thời gian qua, bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, làm thế nào để tạo dựng Trường học hạnh phúc được ngành Giáo dục hết sức chú trọng.
Ngành GD&ĐT Hà Nội đẩy mạnh thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc Thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

Sức lan tỏa từ một phong trào

Cụm từ Trường học hạnh phúc không còn xa lạ với nhiều thầy cô giáo và học sinh. Lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của UNESCO, mô hình Trường học hạnh phúc bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta từ tháng 4/2018 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều nhà trường khi ngày 22/4/2019, người đứng đầu ngành Giáo dục đã phát động phong trào “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một môi trường hạnh phúc”. Đến nay việc xây dựng Trường học hạnh phúc đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động, thu hút sự chung sức của cả thầy và trò cùng tham gia, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc
Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. (Ảnh: P.T)

Tại Hà Nội, ghi nhận thực tế tại các trường học trên địa bàn thời gian qua cho thấy, việc xây dựng Trường học hạnh phúc vừa trở thành nhu cầu tự thân, vừa là mục tiêu để các thành viên trong nhà trường phấn đấu.

Với quan điểm giáo dục hiện đại, thay vì chỉ chạy theo thành tích điểm số, Trường Trung học phổ thông Hoàng Cầu (quận Đống Đa) đã lựa chọn một hướng đi đòi hỏi sự kiên trì nhưng đem đến những giá trị giáo dục bền vững. Mục tiêu của nhà trường không chỉ là học sinh đạt điểm số cao mà tập trung vào phát triển nhân cách, giúp các em có khả năng tự học, tự quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề, các tình huống trong cuộc sống... Điều này không chỉ mang đến thành tích học tập bền vững mà còn xây dựng được những cá nhân có tư duy độc lập, có lòng nhân ái và biết cách làm việc nhóm - những kỹ năng nền tảng để thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Đây chính là mục tiêu của mô hình Trường học hạnh phúc mà nhà trường đã kiên trì xây dựng nhằm đào tạo ra những công dân khỏe mạnh về thể chất, tích cực về cảm xúc, phát triển về trí tuệ.

Sau nhiều năm theo đuổi, mô hình Trường học hạnh phúc đem đến không khí lớp học cởi mở và gắn kết hơn. Giáo viên và học sinh đều dành nhiều thời gian lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ nhau, từ đó xây dựng mối quan hệ bền vững, thân thiện. Các học sinh học cách tôn trọng sự khác biệt và hiểu rằng học tập không chỉ là cạnh tranh mà còn là sự chia sẻ và hợp tác...

Những năm qua, ngành Giáo dục quận Long Biên đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng môi trường học tập thân thiện dựa trên các tiêu chí về Trường học hạnh phúc của UNESCO với nhiều mô hình mới như: Trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - Hạnh phúc”, Trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”, “Trường học cùng nhau phát triển”, “Chia sẻ yêu thương”, “Phát triển văn hoá dân gian”…

“Mỗi mô hình đều được cụ thể hóa bằng những nội dung, tiêu chí đánh giá về môi trường, cảnh quan, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên và ý thức, kỹ năng, nề nếp của học sinh. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo ngành Giáo dục chú trọng quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên và học sinh như: Thiết kế các “góc thư giãn”, “không gian văn hóa”, “thư viện mở”, “nhà ăn vui vẻ”… Các mô hình đều hướng đến mục tiêu xây dựng trường học văn minh, thân thiện, tạo động lực làm việc cho giáo viên và hứng thú học tập cho học sinh để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, một ngày hạnh phúc”, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Long Biên Đào Thị Hoa chia sẻ.

Đặc biệt, để cụ thể hóa mục tiêu xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc và thúc đẩy sự gắn kết giữa nhà trường và cộng đồng, Ủy ban nhân dân quận Long Biên đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chỉ số hài lòng của nhân dân và cha mẹ học sinh đối với sự phục vụ của các nhà trường. Đây là thước đo quan trọng giúp các trường đánh giá hiệu quả những mô hình giáo dục mới, từ đó làm tiền đề nâng cao hơn nữa chất lượng, môi trường học tập, đáp ứng sự hài lòng của người dân và cha mẹ học sinh đối với các trường học trong quận…

An toàn, thân thiện, tích cực

Thông tin tại Lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc ngành GD&ĐT Hà Nội, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” và Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; nhằm xây dựng môi trường giáo dục Thủ đô an toàn, thân thiện, hạnh phúc; khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của các nhà trường; Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành, triển khai thực hiện Kế hoạch và Bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc cho các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn Thành phố.

15 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc được bám sát theo các nội dung trọng tâm của UNESCO, gồm: Học sinh là trung tâm; khuyến khích sự phát triển toàn diện; tạo môi trường an toàn và thân thiện; xây dựng mối quan hệ tích cực; khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và phát triển kỹ năng sống.

Cũng theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, trường học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà còn là môi trường hình thành nhân cách, phát triển tâm hồn cho thế hệ trẻ. Một Trường học hạnh phúc là nơi mà mỗi học sinh được tôn trọng, lắng nghe và cảm nhận được sự yêu thương từ thầy cô, bạn bè. “Để xây dựng một Trường học hạnh phúc, chúng ta cần tạo ra môi trường an toàn, thân thiện và tích cực. Điều này bao gồm việc giảm thiểu áp lực học tập, khuyến khích sự sáng tạo và khám phá, cũng như phát triển kỹ năng sống cho học sinh. Chúng ta cũng cần nâng cao sự kết nối giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh.

Có thể khẳng định, việc xây dựng Trường học hạnh phúc là một chặng đường dài, không có điểm dừng, đòi hỏi sự thay đổi về thái độ và hành động của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Mỗi sự thay đổi, một tín hiệu mừng, góp phần tạo ra môi trường học tập hạnh phúc cho trẻ. Đây được xem là đích đến của toàn ngành Giáo dục. Bởi suy cho cùng, giáo dục chỉ thật sự thành công khi đào tạo ra những công dân hạnh phúc.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 2.000 vận động viên tham gia Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025

Gần 2.000 vận động viên tham gia Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025

Ngày 17/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Văn hoá thông tin và thể thao quận tổ chức khai mạc Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động, lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025. Hội khỏe thu hút gần 2.000 vận động viên tham gia thi đấu ở 5 môn thể thao.
Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Quận Bắc Từ Liêm triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Bám sát chương trình công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo có hiệu quả công tác Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong quý I/2025, đồng thời nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Phổ biến chính sách, pháp luật cho người lao động huyện Gia Lâm

Phổ biến chính sách, pháp luật cho người lao động huyện Gia Lâm

Buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”, do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức đã thu hút hơn 200 cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.

Tin khác

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dành cho thí sinh đăng ký dự thi theo chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Trong bối cảnh việc thi vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập của Hà Nội có sự cạnh tranh gay gắt (chỉ khoảng hơn 60% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có cơ hội vào lớp 10 công lập), thì chương trình Chương trình 9+ (học văn hóa song song với học nghề) tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố chính là một cơ hội ý nghĩa, giúp giảm áp lực thi cử cho các em học sinh.
Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc

Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 là sân chơi bổ ích cho những học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc. Thông qua Liên hoan nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng âm nhạc theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh học sinh Thủ đô năng động, trẻ trung và giàu truyền thống văn hóa.
37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 thu hút sự tham gia của 37 đội (tăng 3 đội so với lần tổ chức đầu tiên vào năm 2023).
Xem thêm
Phiên bản di động