Để rồi khi sóng lặng, anh sẽ về với em
Người vác đá “xây” Trường Sa | |
Ấm áp nghĩa tình biên phòng | |
Tâm tình người lính đảo |
"Đó là lá thư mà vợ anh gửi anh cách đây vài tháng, nét chữ vẫn còn chưa khô mực", thiếu tá Bùi Đình Thát vui vẻ đưa cho tôi xem.
Trong chuyến hành trình đi biển mới đây, tôi tình cờ gặp thiếu tá Bùi Đình Thát, chàng trai xứ nghệ trên Nhà giàn Phúc nguyên, chốt giữ trên vùng biển phía Nam, nằm cách TP. Vũng Tàu hơn 300 hải lý.
Những ngày công tác trên nhà giàn tôi được anh kể cho nghe rất nhiều chuyện, chuyện huấn luyện chiến đấu, chuyện canh gác, bắn súng, chuyện trồng rau xanh trên sóng…chuyện nào cũng thú vị, hấp dẫn, nhưng với tôi có lẽ ấn tượng nhất vẫn là chuyện tình của anh…
Ảnh minh họa |
Hôm ấy, khi ánh trăng thượng tuần đã tỏa sáng khắp mặt đại dương, tôi với anh cùng ngồi chờ cá cắn câu, thỉnh thoảng lại câu được chú cá diêu hồng hay cá mú bỏ vào chậu. Những lúc mơ mộng, anh kể chuyện về chuyện tình của anh cách đây hơn 20 năm về trước.
Ngày ấy, sau khi học xong nghiệp vụ trường Cơ yếu quân đội, tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại giỏi, trên vai đeo lon trung úy, anh được điều về Đoàn M71, đóng quân giữa trung tâm phố phường. Một lần đi dự sinh nhật của người bạn, anh vô tình quen Tú, quê Thanh Hóa, một cô gái làm giày da xuất khẩu, dáng người nhỏ nhắn, nói năng nhỏ nhẹ, chân chất nhà quê.
Ngay từ lần gặp nhau đầu tiên, bốn mắt nhìn nhau đưa tình, trái tim thổn thức, đập loạn nhịp. Thế rồi như duyên phận, họ đã yêu nhau thắm thiết và kết thúc bằng một đám cưới viên mãn tại TP biển êm đềm. Trong tiếng nhạc rộn ràng, chú rể mặc quân phục hải quân, lấp lánh ngôi sao, cô dâu mặc màu áo cưới màu tím trong niền hân hoan của bạn bè, đồng đội.
Một tháng sau ngày cưới, Thát khoác ba lô ra Nhà giàn làm nhiệm vụ, còn Tú, hàng ngày lại chăm chỉ với đường kim mũi chỉ. Những ngày xa nhau, ở hai đầu nỗi nhớ, tình cảm của họ gửi trọn vào những dòng chữ, qua những chuyến tàu thay trực, vượt chặng đường dài hàng trăm hải lý đến với nhau.
“Với em Tổ quốc là trên hết, anh không nên bận tâm tới chuyện gia đình. Anh cứ yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, để xứng đáng với niềm tin yêu của cấp trên, của đồng đội…đừng để cho kẻ thù đến gần vùng biển của ta lần nữa..”. Đọc xong những dòng thư ấy, Thát rưng rưng nước mắt.
Vì nhiệm vụ Thát chỉ biết kìm nén xúc động vào trong lòng, anh quyết tâm làm tròn trách nhiệm của người lính nơi tuyến đầu Tổ quốc. Hàng ngày khi hoàn thành công việc, lúc rảnh rỗi, anh thường viết thư dặn vợ: “Tình yêu lính biển là thế đấy, ngay từ ngày mới yêu nhau, anh thường nói với em, yêu lính đảo xa là chấp nhận sự thiệt thòi, cuộc sống khó khăn gian khổ vô cùng. Ngày 8.3 và ngày Valentin, lính nhà giàn không bao giờ có hoa hồng tặng em, và cũng không bao giờ có bánh sinh nhật, cùng lắm chỉ có hoa hồng trong điện thoại…” .
Cũng giống như chuyện tình yêu của thiếu tá Bùi Đình Thát, chuyện tình của thiếu tá Lê Xuân Nam chỉ huy trưởng nhà giàn DK1 và cô giáo Lương Thị Thu, giáo viên tiếng Anh ở trường THCS Phước Thắng, phường 11, TP. Vũng Tàu cũng rất nên thơ.
Vợ chồng anh Nam, chị Thủy |
Tháng 9/ 1994, sau khi tốt nghiệp trường Sỹ quan Lục quân 2, chàng trai xứ thanh Lê Xuân Nam được cấp trên giải quyết cho về thăm bố mẹ ở quê, một lần đi thăm người bạn ở làng bên, tình cờ gặp cô gặp nữ sinh khoa Ngoại ngữ ĐH Hồng Đức. Ngay từ lần gặp đầu tiên, cô nữ sinh tiếng Anh đã “hút hồn” chàng trai lính biển. Yêu nhau được năm tháng, Nam phải tạm biệt người yêu rồi khoác ba lô ra nhà giàn làm nhiệm vụ. Sau ba năm chờ đợi, mùa đông năm 1997, chàng trai lính biển về nghỉ phép hai người quyết định tổ chức làm đám cưới. Sau khi cưới xong đúng hai tuần, Nam để vợ sống với bố mẹ rồi vào Vũng Tàu tiếp tục ra nhà giàn công tác.
Chia tay anh lên tàu, chị Thu bồi hồi xúc động nước mắt lưng tròng: “Em chỉ thương anh cuộc sống lính nhà giàn còn nhiều vất vả”. Những lúc nhớ chồng chị lại ghì bút biên thư cho chồng, để chồng vơi đi nỗi nhớ: “Anh cứ yên tâm công tác, ở nhà gia đình ta vẫn khỏe, anh cố gắng giữ gìn sức khỏe, làm tròn “sứ mệnh” thiêng liêng của biển. Mọi việc ở hậu phương gia đình đã có em”. Và anh Nam cứ nhớ mãi câu nói “bất hủ” của vợ anh “Hạnh phúc là sự hy sinh, nếu không có hy sinh, nó chỉ là sự đơn thuần ích kỷ”.
Tình yêu nơi hậu phương đã chắp cánh cho lính đảo để các anh đứng vững giữa bão giông, sóng gió, bảo vệ Biển đảo quê hương. Tình yêu không thể nói bằng lời, nhưng trong trái tim các anh vẫn thầm nhủ: "Cố lên em nhé, để rồi khi sóng lặng, anh sẽ về với em”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54