-->

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và cơ quan chức năng, nhiều hộ dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh đầu tư, liên kết, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã trở thành đòn bẩy giúp sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân nông thôn.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP quận Bắc Từ Liêm Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Chuyển biến từ OCOP

Nhận thức vai trò, ý nghĩa của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong phát triển kinh tế nông thôn; đồng thời, nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong thực hiện chương trình OCOP, nhiều huyện trên địa bàn Hà Nội đã và đang đẩy mạnh chương trình OCOP theo hướng nâng chất lượng để tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề, nông sản.

Lợi thế lớn khi tham gia OCOP, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp An Phát (xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì) đang có 30ha rau trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và liên kết, bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm hecta rau, củ, quả của nhiều xã trên địa bàn các huyện ở Hà Nội. Mỗi ngày, Hợp tác xã này cung ứng cho thị trường khoảng 10 tấn rau, củ các loại; doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng/năm. Năm 2019, Hợp tác xã đăng ký 7 sản phẩm tham gia chương trình OCOP gồm su hào, bắp cải, súp lơ, rau muống, cà chua, giá đỗ và đậu phụ.

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP
Mô hình trồng rau an toàn chất lượng cao huyện Thanh Trì.

Về lĩnh vực này, ông Bùi Văn Bình - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho hay, Thanh Trì đang có nhiều vùng sản xuất tập trung như trồng cây ăn quả ở xã Vạn Phúc, rau an toàn ở xã Yên Mỹ, nuôi thủy sản ở xã Đông Mỹ, lúa chất lượng cao ở xã Vĩnh Quỳnh. Bên cạnh đó, Thanh Trì còn có nhiều làng nghề như bánh chưng Tranh Khúc (xã Duyên Hà), miến dong (xã Hữu Hòa), dệt (xã Tân Triều)... với hàng trăm doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình tham gia. Đây chính là lợi thế để huyện phát triển chương trình OCOP. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có hơn 90 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP.

Tại huyện Đan Phượng, cây bưởi tôm vàng đã gắn bó lâu năm và mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân xã Hạ Mỗ. Bởi vậy, trong những năm qua, huyện không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng bưởi tôm vàng. Hạ Mỗ là xã đang trong quá trình đô thị hóa, toàn xã có 2 thôn với 10 cụm dân cư nằm trải dài trên 3km. Diện tích đất tự nhiên 377ha với 2.400 hộ dân thì có gần 1.000 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Một bộ phận nông dân đã chuyển đổi sang làm nghề phụ, chế biến nông sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và các ngành nghề khác. Trong đó, đặc biệt có 7 Tổ hội nghề trồng bưởi.

Bên cạnh xã Hạ Mỗ, xã Thượng Mỗ đang là vùng trồng bưởi tôm vàng lớn nhất huyện Đan Phượng với chất lượng thơm ngon nhất. Nhờ chọn được cây trồng có nhiều lợi thế, làm chủ khoa học kỹ thuật nên bà con nông dân của xã Thượng Mỗ có thu nhập khá từ nghề trồng bưởi. Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 173ha trồng bưởi, trong đó có 25ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ trồng bưởi tôm vàng mà nhiều hộ nông dân trở nên giàu có, nhiều hộ đã xây được nhà 2 - 3 tầng khang trang. Bưởi tôm vàng là đặc sản và niềm tự hào của người dân Hạ Mỗ, Thượng Mỗ.

Năm 2012, bưởi tôm vàng Đan Phượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể với tên gọi “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”. Đây là cơ hội để các hộ nhỏ lẻ tập hợp thành tổ chức có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường…

Thực hiện chương trình OCOP, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương với các mô hình nông nghiệp sản xuất sạch, có hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son cho biết: Nhận thấy rõ ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện chương trình OCOP, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ đến các xã, thị trấn; chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, như: đông trùng hạ thảo, hoa lan, rau củ các loại... Đồng thời, tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, điều hành chương trình OCOP cấp huyện, xã và các đơn vị, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký tham gia chương trình về chuyên môn, phương thức quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm.

Đến năm 2023, huyện Đan Phượng đã có 25 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao; 75 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm các loại rau, củ, quả, nấm, hoa,… góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Trước đó, từ năm 2019 đến năm 2022, huyện Đan Phượng có 97 sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP.

Hướng đến phát triển bền vững

Hiệu quả từ thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, khâu mở rộng thị trường tiêu thụ đang được các chủ thể chú trọng nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Với nỗ lực, quyết tâm cao, tính từ năm 2021 đến hết năm 2023, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 1.657 sản phẩm.

Năm 2024, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã đăng ký đánh giá, phân hạng thêm 510 sản phẩm. Với kết quả này, Chương trình OCOP của Hà Nội sẽ vượt mục tiêu đề ra trước một năm.Phú Xuyên là một trong những huyện có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất thành phố. Tính từ năm 2021-2023, Phú Xuyên đã có 134 sản phẩm được công nhận OCOP và năm 2024, huyện Phú Xuyên phấn đấu có thêm 40 sản phẩm OCOP.Tương tự, tính từ năm 2021-2023, huyện Ba Vì cũng có 153 sản phẩm được công nhận OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP chủ yếu của huyện là: Sữa tươi và sản phẩm chế biến từ sữa tươi; thịt giò đà điểu; gà đồi, rượu, mật ong…

Theo kế hoạch, năm 2024, Thành phố công nhận 5-10 mô hình trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Bên cạnh đó, thành phố đã phát triển được 105 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, Thủ đô hiện có 1.350 làng có nghề; hơn 5.000 sản phẩm nông sản được gắn mã truy xuất nguồn gốc bằng tem điện tử thông minh (QR code). Tính lũy kế từ năm 2019 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm OCOP. Trong đó, tính riêng giai đoạn 2021-2023 đã đánh giá được 1.657 sản phẩm.

Trong năm 2024, các quận, huyện, thị xã tiếp tục đăng ký đánh giá, phân hạng 510 sản phẩm. Như vậy, nhiều khả năng đến hết năm 2024, số lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội sẽ vượt mục tiêu đề ra trước 1 năm. Theo bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, đến hết năm 2023, Thành phố xây dựng được 10 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn 8 huyện: Phú Xuyên, Gia Lâm, Ứng Hòa, Đông Anh, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức và quận Hà Đông.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

(LĐTĐ) Diễn ra từ ngày 16 - 19/1, lần đầu tiên lễ hội hương bưởi Tân Triều năm 2025 được tổ chức tại làng bưởi Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nhằm giới thiệu các sản phẩm từ bưởi - thương hiệu nông sản tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

(LĐTĐ) Mở cửa đón khách tham quan tự do từ ngày 14 - 18/1/2025, Phòng trưng bày nhận diện, phân biệt hàng thật - giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm (Hà Nội) là địa điểm giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức để phân biệt dấu hiệu hàng thật - hàng giả ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi mà nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại

Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Tiếp tục xác định thị trường nội địa là động lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, năm 2024, Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động về liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa với các tỉnh, thành trên cả nước. Qua đó, đáp ứng nhu cầu hợp tác và kết nối đầu tư sản xuất, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

(LĐTĐ) Diễn ra từ 19 - 25/12/2024, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Hội chợ Công nghiệp thương mại Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang 2024 thu hút hơn 250 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn… từ các tỉnh, thành phố tham gia. Trong đó, gian hàng sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và khách đến tham quan, mua sắm.
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm

Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm

(LĐTĐ) Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động quảng cáo đang dịch chuyển mạnh từ quảng cáo trên các phương tiện truyền thống sang không gian mạng. Sự phát triển mạnh mẽ của quảng cáo trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, bổ sung, với nhiều đề xuất chính sách quan trọng.
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân khách hàng, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024.
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ là dịp để mỗi gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Việc chọn lựa những sản phẩm chất lượng, an toàn, mang đậm bản sắc văn hóa Việt để phục vụ nhu cầu của các gia đình là hết sức quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động