--> -->

Để lương y mãi mãi như từ mẫu!

“Lương y như từ mẫu” là câu nói của Bác Hồ dành cho ngành Y, những con người làm công tác “cứu người”, mang lại sức khỏe cho nhân dân. Nghề nào cũng cao quý, nhưng trong xã hội ta, nghề Giáo và nghề Y được tôn vinh nhất. Với nghề Y có bao giấy mực cũng khỏ tả hết công lao của họ trong việc “bảo vệ’ sức khỏe nhân dân. “Những anh hùng mặc Blouse trắng” trong cuộc chiến chống lại Covid-19 là ví dụ sinh động. Tuy nhiên, “con sâu làm rầu nồi canh”- những vụ việc đau lòng xảy ra trong ngành Y tại một số bệnh viện mà báo chí đề cập đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh những “từ mẫu áo trắng”!
Làm rõ thêm những vấn đề cử tri quan tâm Nóng vấn đề quản lý, sử dụng nhà chung cư Nhìn thẳng vào những việc chưa làm được
Để lương y mãi mãi như từ mẫu!
Ảnh minh họa.

Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, ngoài vấn đề “thổi giá”, “nâng khống” một số thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh xảy ra ở một số cơ sở Y tế thời gian qua, một số đại biểu đã đề cập và chất vấn về hiện tượng cử tri phản ánh bệnh nhân chữa bệnh bằng bảo hiểm Y tế nhưng vẫn phải bỏ tiền túi mua thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị. Trả lời vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận là có hiện tượng, song cần phải nhìn nhận đúng nguyên nhân của tình trạng này để có giải pháp khắc phục triệt để.

Phó Thủ tướng cho hay, theo ý kiến của nhiều y bác sĩ một phần là do chính sách thanh toán của bảo hiểm y tế chưa phù hợp. Phó Thủ tướng lý giải: Hiện nay, mệnh giá đóng bảo hiểm y tế trung bình có tăng lên nhưng mới đạt 1,1 triệu đồng/người/năm. So với các nước trong khu vực, chúng ta chỉ bằng 1/3 của Philippines, 1/4 của Thái Lan. Trong khi đó, Việt Nam vẫn phải nhập hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc nên giá thành cao hơn so với mặt bằng quốc tế. Hiện tại, giá thuốc Việt Nam chỉ rẻ hơn các nước ASEAN 10-15%.

Vì vậy, Bảo hiểm y tế không thể thanh toán tất cả các loại thuốc, mà thường chỉ thanh toán những loại tạm gọi là thông thường. Còn những những loại đắt tiền, thuốc phát minh (thường gọi là biệt dược gốc), người bệnh phải bỏ tiền túi. Cũng theo Phó Thủ tướng, hiện tại hàng năm, chúng ta chi khoảng 120.000 tỷ đồng tiền thuốc, trong đó bảo hiểm Y tế thanh toán khoảng 36-37%.

Theo Phó Thủ tướng, để khắc phục vấn đề này, cần phải tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (hiện là 90,7%) và tăng mệnh giá. Muốn vậy, thu nhập người dân phải tăng lên và phần ngân sách Nhà nước hỗ trợ cũng phải nhiều hơn. Đây là quá trình dài hơi, liên tục và chúng ta phải tiếp tục cố gắng.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho biết, theo nhiều phản ánh của bệnh nhân, là có sự móc nối giữa bác sĩ điều trị và các trình dược viên, công ty thuốc, nhà thuốc. Về vấn đề này, nhiều năm qua ngành y tế đã chỉ đạo quyết liệt và có thể nói rằng có hiện tượng đó nhưng không phải là tất cả.

Và để khắc phục nguyên nhân này, theo Phó Thủ tướng chỉ có một cách là công khai, minh bạch tất cả bằng công nghệ thông tin. Hiện có đến hơn 20.000 loại thuốc và dịch vụ, hàng triệu lượt khám, chữa bệnh một năm. Do đó, không thể nào kiểm soát được nếu không tin học hóa. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế đẩy mạnh tin học hóa, những năm vừa rồi làm rất tốt. “Tới đây, Bộ Y tế sẽ kết nối toàn bộ hệ thống quản lý của các cơ sở y tế, nhà thuốc, làm hóa đơn điện tử, bệnh án điện tử để giải quyết triệt để vấn đề trên”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Thổi giá các trang thiết bị Y tế, “móc ngoặc” với các hãng dược và nhà thuốc, “bệnh ít” nhưng “bắt khám” nhiều như báo chí và người dân phản ánh xét cho cùng chỉ là những mảng tối trong bức tranh sáng của ngành Y, nhất là trong bối cảnh hệ thống bệnh viện cũng phải hoạt động như doanh nghiệp, lợi nhuận cũng là một tiêu chí quan trọng.

Tuy nhiên, bất luận hoàn cảnh nào, tin tưởng chắc chắn rằng, phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành, vinh dự, trách nhiệm và thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Lương y như từ mẫu”, đội ngũ y, bác sĩ dù đối mặt với khó khăn hay “cám dỗ” vật chất nào vẫn phải phát huy gương “từ mẫu” của mình.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, vấn đề phân chia ngân sách theo dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang thu hút nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt từ Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Trong phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nguyên cơ chế đặc thù cho Thủ đô trong đó có quyền giữ lại 100% các khoản thu từ sử dụng và cho thuê đất nhằm đảm bảo nguồn lực phát triển đô thị bền vững và thực hiện các dự án trọng điểm.
Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Năm 2024 lần đầu tiên Hà Nội vươn lên dẫn đầu thu ngân sách Nhà nước với trên 512.000 tỷ đồng. Bước sang quý I/2025 và tháng 4, tháng 5/2025 Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu ngân sách, cao hơn tổng thu ngân sách Nhà nước của TP. HCM.
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Ngày 1/6, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Thực hành tiết kiệm” đã đề ra một số vấn đề lớn để đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, ra sức thực hành tiết kiệm để xây dựng đất nước phồn vinh.
Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô không chỉ là biểu tượng của khát vọng hòa bình mà nơi đây đã thành “địa chỉ đỏ” cho các nguyên thủ quốc gia mỗi lần đến Hà Nội thăm hữu nghị chính thức Việt Nam hoặc dự các hội nghị cấp cao. Một Hồ Gươm quyến rũ không chỉ đáng để thả bước, mà còn gửi thông điệp từ Thủ đô đến toàn thế giới: “Hà Nội thực sự là thành phố bình yên”.
Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Đại thi hào Pháp - Vitor Hugo từng nói “thành phố là cuốn sách mở”. Nghĩa là khi du khách bốn phương đến bất luận thành phố nào trên thế giới, chỉ nhìn cấu trúc bên ngoài người ta cũng có thể hình dung được bản sắc văn hóa, “độ” văn minh của thành phố đó, đất nước đó ra sao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Trong suốt tiến trình phát triển của đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Trải qua nhiều giai đoạn, tư tưởng ấy ngày càng được kế thừa, phát triển và cụ thể hóa trong đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt, với việc ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, trong đó khẳng định kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế. Đây chính là kim chỉ Nam để tạo ra các hành lang pháp lý đưa khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vì đất nước hùng cường như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.
Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Với tội tham nhũng, thất thoát khi bị cáo khắc phục hậu quả có thể không xem xét tội tử hình là xu thế chung của thế giới thời gian qua. Song với các tội sản xuất thuốc (tây y, đông y) giả; sản xuất - kinh doanh thực phẩm bẩn… gián tiếp xâm hại sức khỏe cộng đồng thì không thể nương tay. Mức án cao nhất có thể là tử hình.
Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Từ khi giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã chỉ ra những khuyết thiếu của thể chế làm cản trở sự phát triển kinh tế, nguy cơ bẫy "thu nhập trung bình" đối với đất nước. Chính vì thế, tại các hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư không ít lần đặt câu hỏi: Tại sao kinh tế liên tục tăng trưởng mà sự thụ hưởng của nhân dân chưa tương xứng? Và nay câu hỏi đó đang được Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời bằng hành động.
Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến “tần suất” các vụ phá án liên quan đến sản xuất - kinh doanh các mặt hàng giả, thực phẩm bẩn, “chất cấm” để sản xuất bóng cười… nhiều đến như vậy. Câu hỏi mà người dân đặt ra, đâu là căn nguyên dẫn đến việc sản xuất - kinh doanh dễ như vậy trong thời gian dài?
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động