Để lao động “trụ” lại trong kỷ nguyên số
Định hình kinh tế báo chí kỷ nguyên số Nâng cao nhận thức về vai trò của việc tự học trong kỷ nguyên số |
Mối “nguy cơ” bị “thế chỗ”
Khi máy móc “thế chỗ”, thì vai trò của con người là thực hiện những công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo hoặc các yếu tố mà trí thông minh nhân tạo chưa đạt được.
Thay đổi đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của công nghệ 4.0 là máy móc sẽ thay thế con người trong khâu sản xuất. Nếu như trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 3, hệ thống tự động hóa chỉ có thể làm những công việc nặng như khuân vác, lắp ráp những bộ phận lớn, nặng nề thì giờ đây, máy móc có thể được lập trình để hoàn thành các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo như bàn tay con người.
Hơn nữa, máy móc hoạt động vô cùng chính xác theo những gì được lập trình. Ví dụ như, nếu quy định độ dài sản phẩm là 10cm thì máy móc sẽ cắt gọt vừa đủ 10cm, không dư cũng không thiếu một li nào. Như vậy, áp dụng công nghệ 4.0 giúp sản xuất hàng loạt những sản phẩm có chất lượng đồng đều và chính xác. Đây là điều rất khó thực hiện được bởi sai số do con người là lớn hơn nhiều.
Ảnh minh họa. |
Có thể thấy rõ, hiện nay có rất nhiều người khởi nghiệp từ nghề truyền thống, nhưng không theo cách truyền thống - đó là thuê nhân công làm sản phẩm. Họ dùng máy móc để tạo ra những sản phẩm truyền thống đẹp mắt, chính xác. Khái niệm “handmade” có một thời gian được ưa chuộng, nhưng trong thực tế, những sản phẩm làm bằng tay từ những người lao động đã “ngốn” gần hết vốn liếng của các nhà khởi nghiệp.
Tính chính xác của máy móc cũng giúp nhà sản xuất kiểm soát mọi chi tiết của sản phẩm.Chủ doanh nghiệp sẽ không sợ một công nhân nào đó sơ ý làm sản phẩm thiếu hụt hoặc dư thừa các chi tiết, tạo ra những sản phẩm sai lỗi và không thể sử dụng được. Không dừng lại ở đó, nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh chi tiết sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng chỉ với vài thao tác thiết lập đơn giản.
Khi thay thế nguồn lực con người bằng máy móc và công nghệ, về lâu dài, nhà sản xuất có thể giảm được nhiều chi phí vận hành, cũng như làm giảm giá thành sản phẩm. Một robot có thể làm được khối lượng công việc của nhiều người cộng lại và làm việc với công suất cao.
Máy móc hiển nhiên có sức bền cao hơn con người. Các robot và máy tính có thể hoạt động hàng giờ liên tục không ngừng nghỉ, có thể làm việc trong lúc con người đi ngủ.Và robot cũng mắc ít sai lầm hơn, giảm thiểu tổn thất trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng không cần trả các khoản phí bảo hiểm lao động, tiền thường hoặc tiền bồi dưỡng lao động. Họ chỉ cần phí duy trì, bảo trì máy móc mà thôi.
Đặc biệt hơn nữa, các công việc nặng nhọc, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe đều được máy móc và công nghệ đảm nhiệm thay cho con người.Máy móc có thể làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao hoặc áp suất thấp, hoặc các điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao hoặc địa hình hiểm trở. Trên thực tế, hiện nay, công việc dọn dẹp các khu hóa chất độc hại hay những nơi nhiễm phóng xạ đã được giao toàn bộ cho robot điều khiển từ xa để đảm bảo an toàn cho con người.
Làm gì để không bị công nghệ chơi “knock out”?
Vậy, người lao động phải làm gì để vượt qua thử thách thời công nghệ số mà không bị máy móc chơi một cú “knock out” ngay tại chỗ?
Các chuyên gia cho rằng, đối với người lao động, nhận thức và cập nhật những kỹ năng hội nhập sẽ tạo một lợi thế bền vững cho sự nghiệp của bản thân khi ngành công nghiệp số sẵn sàng dùng máy móc thay thế con người. Người lao động phải tinh nhuệ, linh hoạt, sáng tạo, có tư duy hệ thống và biết cách “giải mã” thông tin.
Những người có kỹ năng “giải mã” tốt sẽ giúp tổ chức nâng cao khả năng đương đầu với các vấn đề mới vốn khó xác định trong một hệ thống công nghệ phức tạp. Số lượng lao động có kỹ năng phân tích, tư duy hệ thống và chuẩn hóa quy trình sẽ có cơ hội tham gia nhiều hơn
Ngày nay, hành vi của khách hàng thay đổi rất nhanh chóng và luôn đòi hỏi những trải nghiệm thú vị trên nền tảng công nghệ. Với những thay đổi về nhu cầu kinh doanh nhằm phục vụ các “thượng đế” một cách tốt nhất, doanh nghiệp đòi hỏi một lực lượng lao động tinh nhuệ phản ứng thật nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, sẵn sàng ứng biến, đồng thời nghiên cứu phát triển sản phẩm, quy trình với những công nghệ từ tương lai. Bởi vậy, người lao động lập tức phải chuyển mình để nâng cao tính cạnh tranh trước sự ma sát không nhỏ của chuyển động 4.0.
Bên cạnh đó, người lao động phải có sự linh hoạt trong tư duy phản biện, nhạy cảm với vấn đề và sáng tạo trong các giải pháp. Doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm cá nhân có khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa, xây dựng mối quan hệ bền vững trong và ngoài tổ chức. Người lao động có thể hoàn thiện kỹ năng làm việc đa văn hóa, đa quốc gia của mình càng sớm càng tốt thông qua rèn luyện vốn ngoại ngữ, các hoạt động giao lưu, chương trình công tác và đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, kịp thời chuẩn bị tâm thế cho các yêu cầu quốc tế hóa của tổ chức.
Với xu hướng sáp nhập mở rộng và quốc tế hóa mạnh mẽ sẽ dễ dàng nhận ra sự cần thiết của các bộ não có tư duy hệ thống. Kỹ năng này cho phép một cá nhân tái thiết lập sơ đồ và quy cách vận hành, xử lý công việc của bản thân, một bộ phận hay toàn công ty ở cấp quản lý theo định hướng phát triển mới, đồng thời quản lý được các rủi ro tiềm tàng.
Đặc biệt, với bối cảnh công nghệ hóa, tư duy hệ thống ngày càng trở thành một kỹ năng giúp “nâng giá” năng lực của các cá nhân. Người lao động cần biết kiên nhẫn trong quá trình học hỏi để đáp ứng lộ trình nghề nghiệp dài hơi của doanh nghiệp.
Và cuối cùng, thời đại công nghệ số không chỉ là một giai đoạn của sự thay đổi, mà còn là một cơ hội để xã hội hiện đại hóa và phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng triệt hạt những cơ hội này, chúng ta cần đối mặt với những thách thức và thích ứng với sự biến động nhanh chóng của công nghệ. Sự hiểu biết, giáo dục liên tục, linh hoạt, và sẵn sàng thí nghiệm là chìa khóa để tạo ra một tương lai mà thời đại công nghệ số mang lại là những cơ hội đầy triển vọng và bền vững.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu
Xã hội 18/01/2025 10:17
Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI
Xã hội 15/01/2025 14:58
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An triển khai hiệu quả chuyển đổi số
Chuyển đổi số 07/01/2025 11:47
Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI
Xã hội 03/01/2025 13:20
Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số 31/12/2024 08:13
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Chuyển đổi số 12/12/2024 13:59
Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi
Chuyển đổi số 08/12/2024 13:35
Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh
Xã hội 05/12/2024 16:25
Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội
Xã hội 03/12/2024 12:54