-->

Để lại ngư trường truyền thống

(LĐTĐ) Ngư trường truyền thống (khu vực tập kết tàu, thuyền cả mặt nước lẫn trên cạn) không chỉ là nơi để người dân ra khơi đánh bắt thủy sản làm kế sinh nhai mà còn góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia.
Quy hoạch biển Sầm Sơn trên nguyên tắc gìn giữ và phát triển Ngư dân làm giầu từ biển 50 tàu Việt Nam đấu tranh đòi ngư trường
Để lại ngư trường truyền thống
Ảnh minh họa.

Mỗi một con thuyền khi ra khơi đánh bắt hải sản bao giờ cũng kèm theo lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc “bay lượn” giữa đại dương mênh mông. Khi nhìn lá cờ Tổ quốc phấp phới bay đồng nghĩa nơi đó chính là chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của đất nước.

Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế, đa số những địa phương bám biển, từ xã, phường, huyện, thị xã… đã quy hoạch làm du lịch. Làm du lịch để phát huy lợi thế cạnh tranh nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế là đúng, nhưng không ít địa phương không tính đến yếu tố lợi ích của ngư dân và thậm chí của quốc gia.

Quy hoạch du lịch, lấy đất ven biển, rồi lấy cả đất ngư trường cho doanh nghiệp làm du lịch. Hệ quả, một số nơi ngư dân không có ngư trường đánh bắt hải sản làm kế mưu sinh, khiếu kiện cũng vì thế được gửi đi nhiều nơi.

Hãy tưởng tượng một ngày nào, trên hệ thống ven biển ở các bãi ngang ven biển được lấp kín bởi các dự án du lịch, ngư trường truyền thống “biến mất” thì liệu trên biển chúng ta có nhìn thấy những con thuyền cắm cờ Tổ quốc hay không?

Và vừa qua, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 4215/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc lập các hợp phần tích hợp vào Quy hoạch không gian biển quốc gia. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Y tế khẩn trương xây dựng và hoàn thành các hợp phần quy hoạch.

Sau đó gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, tích hợp vào Quy hoạch không gian biển quốc gia như được giao tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 của Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Đáng chú ý, trong quá trình xây dựng, hoàn thành hợp phần quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách, các Bộ nêu trên gửi các thông tin, dữ liệu và các nội dung quy hoạch của quy hoạch ngành quốc gia trong phạm vi không gian biển để Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng thời triển khai xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia theo đúng tiến độ theo quy định.

Được biết, theo Nghị định 37/2019/NĐ-CP, không gian biển quốc gia được hiểu là khoảng không gian bao gồm vùng đất ven biển, đảo, quần đảo, mặt nước, khối nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển thuộc phạm vi vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùngtrời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Quy hoạch không gian biển quốc gia được xác định là một công cụ để quản lý biển. Đồng thời sẽ phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng không gian của các hoạt động trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Ngoài ra cũng xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực khuyến khích phát triển, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái trong vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam…

Hy vọng tới đây, khi Bản Quy hoạch không gian biển được thông qua sẽ là một trong những cơ sở pháp lý để các địa phương trong quá trình kêu gọi đầu tư du lịch phải để lại ngư trường truyền thống cho ngư dân bám biển.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Một trong những thông điệp của chuyến thăm, chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ của Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 7/1, chính là phải tập trung làm tốt hơn nữa công tác giảm, tiến tới xóa nghèo.
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

(LĐTĐ) Ngày 22/12, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (gọi tắt là Nghị quyết). Đây thực sự là Nghị quyết mang tầm chiến lược để nước ta đi tắt, đón đầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, đưa đất nước “hóa rồng” trong kỷ nguyên mới.
Nguy cơ dân số già và tâm lý  “ngại đẻ”!

Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, robot tự động gì đi chăng nữa vẫn không thể thay được nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Lại câu chuyện giá nhà!

Lại câu chuyện giá nhà!

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày này thời tiết lạnh giá, nhìn lịch, chỉ hơn tháng nữa Tết sẽ đến. Lướt web, đọc báo, nghe thiên hạ bàn… giá nhà đất vẫn cứ “nóng ran”.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cần góc nhìn đồng cảm!

Cần góc nhìn đồng cảm!

(LĐTĐ) Từ khi xã hội hình thành Nhà nước, đồng nghĩa với việc hình thành bộ máy để quản lý xã hội. Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó thế nào, Nhà nước sẽ hình thành bộ máy (hệ thống chính trị) để vận hành một cách hiệu quả nhất.
“Cách mạng” về môi trường

“Cách mạng” về môi trường

(LĐTĐ) Để Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố đáng sống, đáng đến, đáng làm việc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo triển khai tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động