--> -->

Để không còn bạo lực gia đình

Phải bao quát được vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới; khắc phục những hạn chế, vướng mắc của các quy định pháp luật hiện hành, bảo đảm việc sửa đổi Luật lần này góp phần gìn giữ tốt hơn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình… Đây là những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 10.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến đối với dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) Đại dịch Covid-19 làm gia tăng bạo lực gia đình Đề xuất giám sát hỗ trợ cai nghiện rượu, bia với người có hành vi bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình vẫn là vấn đề nhức nhối, nan giải

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, sau gần 15 năm thực hiện, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, góp phần bảo vệ và xử lý các hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Để không còn bạo lực gia đình
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bạo lực gia đình vẫn còn là vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc có mức độ nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành. Vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn, đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội...

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn, quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành.

Vì vậy, dự án Luật tập trung cụ thể hóa 3 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 178/2020/NQ-CP, gồm: Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm có 6 chương, 62 điều.

Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật với các lý do đã được thể hiện trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, Hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3.

Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đòi hỏi phải sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ, cả về kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, pháp luật và phải mang tính toàn diện. Trong quá trình sửa đổi, Ủy ban thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người, nhất là đối tượng đặc thù như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, ưu tiên nguyện vọng chính đáng của người bị bạo lực gia đình...

Làm rõ hơn chính sách xã hội hóa phòng, chống bạo lực gia đình

Đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc sửa đổi dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Ủy ban Tư pháp, Toà án nhân dân các cấp phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan cần làm rõ các hành vi bạo lực gia đình được xã hội hết sức quan tâm trong thời gian qua như con cái khước từ, ngược đãi cha mẹ và ngược lại, mẹ kế bạo hành với con riêng của chồng, bố dượng bạo hành với con riêng của vợ; làm rõ hành vi bạo lực gia đình trên cơ sở giới như người vợ bắt buộc phải lựa chọn thai nhi khi mang thai... Từ đó xây dựng chế tài xử lý, quy định rõ trách nhiệm cá nhân, cơ quan, đơn vị để xảy ra bạo lực gia đình.

Theo kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2020, cứ 3 phụ nữ thì có gần một người (32%) bị chồng bạo lực thể xác, hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý, có hơn 90% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an.

Kết quả điều tra này còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP, tăng 0,2% so với năm 2012. Không chỉ bạo lực gia đình với phụ nữ mà bạo lực gia đình với trẻ em, người già cũng diễn ra phổ biến và có nhiều vụ việc nghiêm trọng trong thời gian qua…

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo làm rõ nét hơn ba nhóm chính sách trong dự án Luật gồm: Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; Cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; Khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đặc biệt, chú trọng huy động nguồn lực xã hội hóa để phòng, chống bạo lực gia đình, bởi hậu quả về vật chất, tinh thần của bạo lực gia đình là rất lớn.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị quy định rõ hơn vai trò và trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đối với xây dựng và triển khai công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, dự án Luật cần có sự thống nhất với quy định về phòng, chống bạo lực trẻ em, Luật Bình đẳng giới và một số luật khác.

Không gây áp lực quá lớn trong lao động và học tập cho trẻ em

Đề cập đến trách nhiệm của công an xã trong phòng, chống bạo lực gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho rằng, dự thảo Luật nên nghiên cứu giao quyền cho công an xã được áp dụng biện pháp nghiệp vụ nào để bảo vệ người tố giác và nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Từ thực tiễn quản lý, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề xuất cân nhắc, xem xét với những hành vi như cha mẹ không thực hiện trách nhiệm dạy con hay trách nhiệm phối hợp với nhà trường có phải là bạo lực gia đình hay không?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu hiện tượng cha mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái dẫn đến yêu cầu các cháu phải học đến 2 - 3 giờ sáng cũng như mong muốn con cái cứ phải được điểm 10, phải đi theo nghề nghiệp cha mẹ chọn... đã tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em. Theo Bộ trưởng, đây cũng là hành vi bạo lực gia đình về tinh thần, nên trong dự án Luật cần diễn đạt rõ hơn về việc không gây áp lực quá lớn trong lao động và học tập cho trẻ em.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết xây dựng dự án Luật.

Về phạm vi sửa đổi, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, phải bao quát được vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới; khắc phục những hạn chế, vướng mắc của các quy định pháp luật, thúc đẩy xã hội hóa, tăng cường sự đóng góp và tham gia của toàn xã hội cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị, Thường trực Ủy ban Xã hội chủ động phối hợp các cơ quan có liên quan để tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục tổ chức tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, góp ý vào dự án Luật. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra, cơ quan của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm chất lượng dự án Luật.

Dự kiến, dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sẽ được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khoá XV vào tháng 5/2022./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” 2025 - một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần, tạo không gian giao lưu, gắn bó giữa đoàn viên, người lao động và Ban lãnh đạo Tập đoàn.
Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Từ 25/7 đến 25/8/2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải trên cả đường bộ và đường thủy, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý nghiêm.
Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ngày 25/7, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Hồ An Phong đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc - một thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam.

Tin khác

Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Ngày 25/7, Bộ Tài chính đã thông tin chính thức về vụ tai nạn dẫn đến việc ông Phan Đức Dũng - Vụ trưởng bị ngã tử vong.
Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Dự kiến trong ngày 25/7, Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) sẽ tiếp tục tổ chức 4 chuyến bay vận chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An.
Bằng mọi cách tiếp cận địa bàn bị chia cắt, tiếp tế lương thực cho người dân trong mưa, lũ

Bằng mọi cách tiếp cận địa bàn bị chia cắt, tiếp tế lương thực cho người dân trong mưa, lũ

Chiều 24/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025.
Toàn văn Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 19/7/2025, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 69-NQ/TW Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh

Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Khóa X tập trung thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung then chốt về phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức chính quyền.
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1581/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Sáng 24/7, Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã nhanh chóng triển khai tổ bay mang theo các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và hàng hóa vào miền Trung thực hiện nhiệm vụ chống lũ.
Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Xem thêm
Phiên bản di động