-->

Phòng, chống bạo lực gia đình: Cần cơ chế đặc biệt để bảo vệ trẻ em

(LĐTĐ) Hằng năm, số lượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình rất lớn. Theo thống kê của Tổng đài 111 trong năm 2021 số trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất trong số vụ bạo hành trẻ em, chiếm tới 72,84%.
Đề xuất người gây bạo lực gia đình phải thực hiện công việc phục vụ cộng đồng Rà soát các loại hành vi bạo lực gia đình, tránh bỏ sót hành vi vi phạm

Ngày 8/9, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Trong đó, vấn đề bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình là trẻ em nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình rất lớn

“Dường như dự thảo luật chưa thực sự chú trọng đến đối tượng trẻ em, đối tượng dễ bị bạo lực gia đình. Trên thực tế hằng năm số lượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình rất lớn. Theo thống kê của Tổng đài một 111 trong năm 2021 số trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất trong số vụ bạo hành trẻ em, chiếm tới 72,84%. Đây mới chỉ là con số thống kê của một tổng đài, con số thực tế tôi tin sẽ lớn hơn rất nhiều”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) băn khoăn.

Phòng, chống bạo lực gia đình: Cần cơ chế đặc biệt để bảo vệ trẻ em

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, nhiều quy định trong Dự thảo Luật chưa phù hợp với trẻ em. (Ảnh: Quốc hội)

Tuy nhiên, theo đại biểu, những nội dung quy định trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hầu như chỉ hướng đến người lớn, nhiều quy định không phù hợp với đối tượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình. Cụ thể, nếu người bị bạo lực gia đình là trẻ em, các em không thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Các em cũng không thể yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của luật này và cũng không thể yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình bồi thường thiệt hại, thậm chí quyền khiếu nại, tố cáo về phòng, chống bạo lực gia đình cũng không có ý nghĩa đối với nạn nhân là trẻ em, nhất là trẻ em còn rất nhỏ tuổi...

“Ngay cả trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến vụ việc bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cũng không phù hợp đối với đối tượng trẻ em. Với sự non nớt, với nỗi sợ hãi khi bị bạo lực gia đình, các em không thể cung cấp đầy đủ, chính xác về vụ việc.

Khi trẻ em bị bạo lực bởi người thân cũng không hy vọng người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình là các em cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác. Tôi đề nghị phương pháp hòa giải trong phòng ngừa bạo lực gia đình quy định ở Điều 17, 18 cũng không áp dụng với trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình là trẻ em”, đại biểu nói.

Về quy định người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng cũng không phù hợp nếu đối tượng bị bạo lực gia đình là trẻ em, các em không thể lựa chọn chỗ ở cho mình được.

Phòng, chống bạo lực gia đình: Cần cơ chế đặc biệt để bảo vệ trẻ em
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

“Tôi đề nghị có những quy định riêng phù hợp hơn với nạn nhân bị bạo lực gia đình là trẻ em. Bởi lẽ trẻ em là đối tượng đặc biệt yếu thế, khi là nạn nhân bạo lực gia đình không thể kháng cự, không thể kêu cứu, cũng không thể phản ứng hay yêu cầu, đề nghị được”, đại biểu nhấn mạnh.

Tách riêng quy định về phòng, chống bạo lực trẻ em

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn Ninh Bình) cho hay, thực tế trong thời gian qua, việc trẻ em bị đối tượng là người tình của cha hoặc mẹ bạo hành đã rất nhiều nhưng không thuộc trường hợp được áp dụng biện pháp tạm thời cách ly trẻ em theo Luật Trẻ em.

Vì vậy, theo đại biểu, việc Dự thảo sửa đổi đã bổ sung trẻ em là đối tượng cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là hợp lý, lấp được khoảng trống của pháp luật hiện hành để kịp thời bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo hành.

Phòng, chống bạo lực gia đình: Cần cơ chế đặc biệt để bảo vệ trẻ em
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (Đoàn Hải Dương) kiến nghị Dự thảo luật cần tách riêng một mục quy định về phòng, chống bạo lực trẻ em. (Ảnh: Quốc hội)

Cùng quan tâm đến vấn đề trẻ em, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (Đoàn Hải Dương) kiến nghị trong Dự thảo luật cần tách riêng một mục quy định về phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình cho phù hợp với đặc điểm, đặc thù của nhóm đối tượng này.

Những nội dung cụ thể cần tách ra như về nguyên tắc phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình, định nghĩa các hành vi bạo lực trẻ em trong gia đình, các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.

Đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu ý kiến về việc bổ sung riêng các hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em, trong đó có hành vi cưỡng ép, sử dụng các chất kích thích, kể cả rượu, bia và các chất kích thích khác.

Đồng thời, bổ sung quy định các hình thức tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó bổ sung hình thức tư vấn tại nhà hoặc tại trường học trong trường hợp người bị bạo hành gia đình là trẻ em từ 6 tuổi trở lên; bổ sung địa chỉ tiếp nhận tin báo tố giác bạo lực gia đình phù hợp với trẻ em, ví dụ như là nhà trường, giáo viên...

“Tôi tán thành với việc bổ sung một số nội dung trong quy định về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, cần quy định rõ hơn về những vấn đề yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục hỗ trợ trẻ em trong trường hợp phát hiện trẻ bị bạo lực gia đình và khi nhận được tin trẻ em báo về việc học sinh thuộc nhà trường bị bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, cũng cân nhắc về việc nhà trường có thể trở thành một trong những địa chỉ đáng tin cậy để trẻ em tạm lánh khi bị bạo lực gia đình hay không đối với các trường có thể đáp ứng được về cơ sở vật chất”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa đề nghị.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

(LĐTĐ) Sáng 23/1, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và trao Huân chương Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Ngày 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dâng hương tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng và các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp) người dân và phương tiện lần lượt rời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để về quê đón Tết, khiến khu vực cửa ngõ thành phố kẹt cứng. Hàng nghìn người và phương tiện chen chân, mệt mỏi, xếp thành hàng dài trên các quốc lộ, cao tốc, đường dẫn lên cao tốc. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô trong sáng ngày 23/1.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

(LĐTĐ) Ngày 22/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

(LĐTĐ) Về quảng cáo trên mạng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

(LĐTĐ) Sau gần 1 tháng kể từ ngày chính thức vận hành toàn tuyến (ngày 22/12/2024) cho đến ngày 20/1/2025, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện 5.808 lượt vận chuyển an toàn với số lượng hành khách là 2.776.936, vượt chi tiêu 247,6% so với kế hoạch đề ra.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

(LĐTĐ) Nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 19/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt 100 đại biểu đại diện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”.
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 01/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 của Chính phủ).
Xem thêm
Phiên bản di động