Đề xuất giám sát hỗ trợ cai nghiện rượu, bia với người có hành vi bạo lực gia đình
Từng bước xóa bỏ bạo lực gia đình Đại dịch Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng |
Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) (sửa đổi), do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì soạn thảo.
Theo Tờ trình của cơ quan soạn thảo, sau 14 năm thi hành, Luật PCBLGĐ đã có những đóng góp quan trọng, giúp nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và chính quyền các cấp trong PCBLGĐ. Mọi hành vi bạo lực gia đình (BLGĐ) đều bị lên án và xử lý, tình trạng BLGĐ đã có xu hướng giảm đáng kể theo từng năm cả về số vụ và mức độ bạo lực.
Tuy nhiên, tình trạng BLGĐ vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Một số địa phương vẫn xảy ra các vụ BLGĐ nghiêm trọng. Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy: Có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra), cứ 3 phụ nữ có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác, hoặc bạo lực tình dục.
Đáng chú ý, có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả điều tra này còn cho thấy, năm 2019, BLGĐ với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012)…
Ảnh minh họa (Ảnh: VGP) |
Trong Luật PCBLGĐ hiện hành, tuy đã giải thích khái niệm BLGĐ nhưng chưa bao quát đủ các dạng BLGĐ, mặt khác, còn một số khái niệm chưa giải thích rõ, dẫn đến nhận diện chưa đầy đủ các hành vi BLGĐ.
Kinh nghiệm của các quốc gia khi xây dựng Luật PCBLGĐ, người bị bạo lực được coi là trung tâm để xây dựng chính sách (tiếp cận trên quyền để bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực). Tuy nhiên, trong luật hiện hành, các quy định về việc bảo vệ, hỗ trợ người bị BLGĐ chưa thể hiện được tính chủ động, các thủ tục hành chính và điều kiện để xử lý vụ việc BLGĐ còn khá phức tạp. Nhiều người bị BLGĐ ngại tiếp xúc với chính quyền vì không biết phải trình bày thế nào và bị người gây bạo lực đe dọa nếu viết đơn hoặc tố cáo.
Luật hiện hành quy định các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ người bị BLGĐ, chấm dứt hành vi BLGĐ, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra. Tuy nhiên, các biện pháp được quy định trong Luật gặp khó khăn khi triển khai do chưa xác định rõ cơ quan giữ vai trò chính trong việc thực hiện biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực, bảo vệ người bị BLGĐ…
Để khắc phục các bất cập trên, Luật PCBLGĐ (sửa đổi) tập trung vào 3 nội dung chính trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua, bao gồm: Các biện pháp phòng ngừa BLGĐ, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác PCBLGĐ; khuyến khích xã hội hóa công tác PCBLGĐ.
Đáng quan tâm, theo Tờ trình, trong quá trình xây dựng Luật, quy định cai nghiện rượu bia cho người có hành vi BLGĐ còn có ý kiến khác nhau, nên cơ quan chủ trì soạn thảo xin kiến Chính phủ.
Theo đó, xác định một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ BLGĐ là lạm dụng rượu, bia, Dự thảo Luật quy định việc cai nghiện rượu, bia ở 2 cấp độ. Thứ nhất là thực hiện việc tuyên truyền vận động người nghiện rượu, bia nói chung thực hiện cai nghiện rượu, bia. Người có hành vi BLGĐ trong tình trạng say rượu, bia sẽ được giám sát hỗ trợ cai nghiện rượu, bia theo quy định của Bộ Y tế.
Thứ hai, trường hợp người nghiện rượu, bia tiếp tục có hành vi BLGĐ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi BLGĐ, đã được tuyên truyền vận động cai nghiện rượu, bia mà vẫn tiếp tục có hành vi BLGĐ thì đề nghị cai nghiện rượu, bia bắt buộc.
Cơ quan soạn thảo cho rằng cần thiết có quy định cai nghiện rượu, bia bắt buộc trong trường hợp người nghiện rượu thường xuyên có hành vi BLGĐ, các biện pháp xử phạt hành chính không hiệu quả thì cần phải tiếp cận theo hướng hỗ trợ người nghiện rượu, bia như là hỗ trợ đối với người bị bệnh tâm thần…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17