Để Hà Nội không còn khói rơm rạ!
Hà Nội: Tiếp tục thu hơn 2.600 kg rác tái chế trong ngày thứ 7 "GREEN DAY" Sương mù khiến chất lượng không khí suy giảm Giải pháp “xanh” thay thế bếp than tổ ong |
Nhiều hệ lụy
Những ngày này, nhiều vùng ngoại thành như Phú Xuyên, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Thanh Oai… người dân đang tất bật thu hoạch nông sản. Trên những cánh đồng bạt ngàn lúa, sau thu hoạch rơm rạ thường được chất thành từng đống lớn, chờ thời tiết thuận lợi để đốt bỏ. Theo suy nghĩ của không ít người, nếu như trước đây rơm rạ hoặc các phế phẩm nông nghiệp thường được “giành giật” và chở về nhà làm nguyên liệu đốt, thức ăn cho gia súc… thì nay hoàn toàn không cần thiết vì đã có bếp gas thay thế.
Tình trạng đốt rơm rạ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông. Ảnh: Giang Nam |
Gia súc, gia cầm cũng “chuộng” loại thức ăn khác, tăng trọng nhanh hơn thay vì “nhai” rơm khô. Ngoài ra, việc đốt bỏ các phụ phẩm nông nghiệp trên sẽ làm sạch ruộng, tạo không gian quang đãng cho canh tác.
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, mỗi dịp như này ngoại thành Hà Nội lại có hàng nghìn tấn khí CO2, CH4, N2O, CO… xả thẳng ra môi trường. Nhãn tiền hơn, việc đốt rơm rạ sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Trước mắt sẽ gây hiện tượng khó thở, khiến những người nhạy cảm chịu tác động đến sức khỏe.
Chia sẻ quan điểm quanh câu chuyện này, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, bản thân người nông dân cũng “gặp khó” trong xử lý.
Dễ thấy, ở vụ lúa Đông Xuân các phụ phẩm nông nghiệp còn có thời gian dài để đợi xử lý, với vụ Hè Thu chỉ kéo dài có 15 ngày để giải phóng rơm rạ, nếu nông dân không lựa chọn phương cách đốt bỏ thì rất khó để có không gian phục vụ canh tác. Ngoài ra, nếu đặt môi trường là trung tâm thì chúng ta xử phạt người nông dân, nhưng nếu đặt người nông dân ở vị trí trung tâm thì Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ.
Mở rộng câu chuyện này, tại lớp tập huấn “Đưa tin về chất lượng không khí ở Việt Nam” do hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, bà Sophia – Kỹ sư chất lượng không khí thuộc tổ chức Air Parif (đơn vị đang triển khai dự án quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội, trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và cơ quan Phát triển Pháp - AFD)- cho biết, ở Pháp Chính phủ cấm hoàn toàn việc đốt rơm rạ, trừ trường hợp bị nhiễm côn trùng, sâu bệnh. “Tất cả rác thải Nông nghiệp được chúng tôi coi là “rác thải xanh”, sẽ đưa ra các cơ sở lưu trữ, phân loại rác thải lớn để chế biến thành phân hữu cơ”, bà Sophia nói.
Tái diễn do đâu?
Thực tế cho thấy, hệ thống pháp luật về môi trường dường như vẫn tương đối sơ sài. TS Hoàng Dương Tùng cho rằng, hiện chúng ta không có bộ luật về môi trường mà chỉ có duy nhất luật Bảo vệ môi trường ra đời năm 1993, được sửa đổi vào năm 2005, sau đó sửa tiếp năm 2014 và hiện đang tiếp tục sửa đổi để trình Quốc hội thông qua vào tháng 11 tới. “Tôi đề xuất phải chia thành các luật thành phần như Luật Không khí sạch, luật Chất thải rắn, luật về Nước sạch... để quản lý chặt chẽ.
Ảnh minh họa. |
Trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2020, vấn đề không khí được đề cập rất ít. Cách đây một tháng, Ủy ban Khoa học của Quốc hội họp với các nhà khoa học để lấy ý kiến trước khi thông qua luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), tôi có nói tôi chưa thấy nước nào mà quy định về môi trường không khí xung quanh chỉ nói trong 1,5 trang trên tổng số 174 trang của Luật Bảo vệ môi trường. Trong khi đó, vấn đề kiểm kê khí thải, vấn đề vùng sinh thái, bụi mịn PM2.5 đang nóng dư luận hiện nay... thì lại không được đưa vào luật lần này” - TS Hoàng Dương Tùng chia sẻ.
Trở lại câu chuyện ngăn ngừa đốt rơm rạ, ông Hoàng Dũng – Giám đốc công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp công nghệ D&L, “cha đẻ” của app đo chất lượng không khí PAM Air, một start-up Việt vừa đạt giải thưởng quốc tế về công nghệ thông tin khu vực châu Á Thái Bình Dương cho hay, dưới góc độ doanh nghiệp biết là việc đốt rơm rạ gây ra khói bụi và nhiều tạp chất độc hại nhưng hoạt động ngăn chặn chưa hiệu quả vì chưa có nguồn ra cho loại phụ phẩm này. “Giải pháp thì có nhưng phải có quy trình xử lý. Theo tôi được biết thì một số công ty đã đặt vấn đề nhận thu gom rơm rạ nhưng đều bỏ cuộc vì chi phí thu gom quá lớn”, ông Dũng nói.
Rõ ràng, việc các hộ dân làm nông nghiệp tự ý đốt bỏ rơm rạ vẫn khó kiểm soát. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chẳng hạn, có thể xuất phát từ nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ đến đời sống, sức khỏe và môi trường còn hạn chế; Nhà nước chưa có các quy định, chế tài cụ thể đối với việc đốt rơm rạ; quyết tâm vào cuộc, công tác tuyên truyền của nhiều địa phương trong việc hướng dẫn xử lý triệt để hạn chế đốt rơm rạ chưa cao... Trong khi đó, các doanh nghiệp thu mua rơm rạ để làm nấm, làm phân vi sinh… thường yêu cầu cao về chất lượng rơm, độ ẩm và vận chuyển bảo đảm đúng yêu cầu.
Hơn hết, để ngăn chặn tình trạng này, các địa phương cần trực tiếp hướng dẫn người dân sử dụng rơm rạ phủ gốc cây, làm phân bón, dùng máy phay cắt bỏ gốc rơm rạ ngay tại ruộng. Người nông dân cũng cần được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng chế phẩm sinh học để ủ rơm thành phân bón ruộng, kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thu mua rơm làm nguyên liệu sản xuất… Chỉ khi, chính quyền và các cơ quan chức năng cần có hướng giải quyết phù hợp, quyết liệt hơn, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn giao thông. /.
Với các hành vi như phơi, đốt phế rơm rạ, các phụ phẩm nông sản liên quan, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rất rõ hướng xử lý. Cụ thể, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 34 ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông lâm, hải sản trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng; bị buộc phải thu dọn các vật cản, thu dọn những vật liệu, đồ vật chiếm dụng mặt đường và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Không những thế, người vi phạm còn có thể bị truy tố hình sự theo quy định tại điểm đ, Khoản 1, Điều 203 Bộ luật Hình sự: Người nào có hành vi lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường cản trở giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 - 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Văn bản pháp lý là vậy, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia luật, thực tế nếu xảy ra hiện tượng do phơi rơm trên đường gây tai nạn, thậm chí cháy xe, việc xử lý sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp và kéo dài. Theo đó, chủ phương tiện và cơ quan chức năng phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh được việc cháy xe là do lỗi cố ý của người phơi rơm, phơi nông sản… và những thứ đó là chất đã gây ra cháy xe, mới có thể yêu cầu bồi thường. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?
Môi trường 17/01/2025 06:41