Để giảm gánh nặng học phí đại học
Học phí đại học sẽ tăng theo giá, rút ngắn thời gian đào tạo xuống 3 năm Câu chuyện học phí đại học |
Anh bạn tôi quê Ninh Bình, gia đình thuộc diện thu nhập trung bình, thậm chí là khó khăn; hai năm trước có con gái thi đỗ Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, mừng nhưng gia đình anh cũng “khốn đốn” vì chuyện học của con. Nào học phí, nào tiền thuê nhà. Năm nay, cậu con trai út lại đỗ Học viện Ngoại giao, gánh nặng tài chính lại đè lên gia đình anh gấp bội. Kinh tế thị trường, “tiền nào của ý”, những trường đại học tốp đầu bao giờ học phí cũng cao.
Nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước. (Ảnh minh họa) |
Ngồi trầm tư bên ly trà nóng, tính chuyện lo tiền cho con trai nhập học, anh nói, xưa học đại học, đa số được Nhà nước bao cấp. Nay trừ những học sinh xuất sắc được nhận học bổng toàn phần, một phần học bổng, còn lại sinh viên phải tự lo học phí. “Học phí vài triệu đồng/tháng, đối với những gia đình có thu nhập không thành vấn đề, nhưng với những gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp hoặc thu nhập không ổn định, với mức học phí như vậy kèm tiền thuê nhà và một loạt các chi phí sinh hoạt ở Thủ đô quả là không đơn giản”, anh cho hay.
Như chúng ta đều biết, hệ thống các trường đại học công lập, bệnh viện công lập đều là những đơn vị sự nghiệp công lập. Nhà nước khuyến khích các hệ thống này tiến tới mô hình đơn vị tự chủ tài chính hoàn toàn, nghĩa là đơn vị hoạt động có thu, Nhà nước không bao cấp quỹ lương và một số khoản đầu tư khác (song không được tiến hành cổ phần hóa). Chính trong quá trình “chuyển đổi” sang tự chủ tài chính, lấy thu bù chi, nhiều trường chưa có kinh nghiệm khai thác giá trị gia tăng từ những hoạt động khác để tạo nguồn thu cho trường, nên hầu như các khoản chi thường xuyên như lương… đều “bổ đầu” vào học phí.
Về vấn đề học phí trường công, một số người đồng quan điểm, khi ngân sách Nhà nước còn eo hẹp, chúng ta còn phải đi vay nước ngoài để có vốn cho đầu tư phát triển, thì chưa thể có nguồn ngân sách dồi dào nhằm thực hiện mục tiêu học sinh, sinh viên học trong hệ thống trường công không phải đóng học phí. Tuy nhiên, khi nói đến hệ thống trường công, nghĩa là trường của Nhà nước và thực tế Nhà nước đã đầu tư nguồn lực đất đai, trụ sở, cơ sở vật chất cho các hệ thống trường công, trong đó có bậc học đại học. Do đó, cũng nên tính toán lại cơ cấu, mức học phí.
Đặc biệt, vừa qua Bộ Y tế đã có Thông tư hướng dẫn giá khám chữa bệnh, sử dụng dịch vụ y tế đối với hệ thống bệnh viện công. Vì vậy, nên chăng ngành Giáo dục cũng nên quy chuẩn biên độ học phí cho hệ thống đại học công lập. Như thế nào là đại học loại 1, thế nào là đại học loại 2 để từ đó xác lập mặt bằng học phí. Vì thực tế, nghị định quy mức học phí của Chính phủ chỉ quy định đối với ngành học, còn mức đóng học phí thực tế mỗi trường một khác.
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25