-->

Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước

Lưu lượng mưa quá lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, lại hệ thống thoát nước một số nơi chậm tiến độ khiến Thành phố ngập lụt diện rộng trong những trận mưa vừa qua. Vấn đề đặt ra, cần đẩy nhanh tốc đô thi công các dự án thoát nước.
Chia sẻ, động viên công nhân thoát nước Thủ đô giữa cao điểm mưa bão Công nhân thoát nước Thủ đô ứng trực 100%, sẵn sàng ứng phó bão số 2

Hệ thống chưa hoàn chỉnh

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hệ thống thoát nước khu vực đô thị Hà Nội mới được đầu tư cải tạo cơ bản đồng bộ ở lưu vực sông Tô Lịch (phạm vi 77,5km2, gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một phần các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai) nên cơ bản mới chỉ đáp ứng yêu cầu thoát nước với cường độ mưa 310mm/2 ngày đối với toàn bộ hệ thống, 50mm/giờ đối với hệ thống cống. Còn các khu vực khác: Long Biên (thuộc lưu vực sông Cầu Bây); Hà Đông, Nam Từ Liêm (thuộc lưu vực sông Nhuệ) thời quan qua có tốc độ đô thị nhanh, song hệ thống thoát nước chưa được đầu tư, cải tạo đồng bộ, vẫn chủ yếu tự tiêu, tự chảy theo mương nông nghiệp và phụ thuộc nhiều vào mực nước các sông Nhuệ, sông Cầu Bây. Để hoàn thiện các hạng mục chính theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013), thành phố Hà Nội đã cho xây dựng Trạm bơm Liên Mạc (công suất 170m3/giây); Trạm bơm Gia Thượng, Cự Khối (tổng công suất 65m3/giây) và các công trình đầu mối kèm theo như kênh dẫn, kênh xả, hồ điều hòa... chưa được đầu tư xây dựng; Trạm bơm Yên Nghĩa (công suất 120m3/giây) đã hoàn thành đầu tư xây dựng từ năm 2021, song kênh dẫn nước về trạm bơm (kênh La Khê) vẫn thi công dang dở...

Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước
Dự án mương dẫn La Khê chậm tiến độ, chưa hẹn ngày về đích gây ảnh hưởng đến công suất hoạt động trạm bơm Yên Nghĩa.

Như vậy, trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng hệ thống thoát nước, trạm bơm, cải tạo hồ chứa nước trong các quận nội thành và khu vực phía Tây. Thế nhưng đến nay, cứ mưa lớn là Hà Nội lại quay cuồng với ngập lụt, phố phường như sông, sinh hoạt của người dân Thủ đô vẫn đảo lộn vì ngập. Nguyên nhân thì chỉ có 1, đó là tất cả các công trình nêu trên đều chưa hoàn thiện, chậm tiến độ hoặc không hoạt động hết công suất vì nhiều lý do khác nhau.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Trạm bơm Liên Mạc được phê duyệt lần đầu vào năm 2013, với diện tích sử dụng đất khoảng 42,4ha, trong đó diện tích đất thu hồi vĩnh viễn khoảng 38,5ha và thu hồi tạm thời khoảng 3,9ha. Tổng mức đầu tư của dự án này là 4.242 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.716 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 855 tỷ đồng... Tại thời điểm phê duyệt lần đầu, tiến độ dự án thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2015 nhưng đến nay, nghĩa là sau hơn 10 năm, dự án vẫn chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư. Còn dự án trạm bơm Yên Nghĩa, mặc dù đã hoàn thành đầu tư xây dựng từ năm 2021, nhưng kênh dẫn nước về trạm bơm (kênh La Khê) hiện vẫn thi công dang dở và đang đình trệ do vướng trong công tác giải phóng mặt bằng. Còn tại khu vực Đại lộ Thăng Long, quá trình đô thị hóa đã biến các khu vực trũng thấp, trước đây là vùng chứa nước điều hòa, trở thành các khu đô thị với mật độ bê tông hóa cao. Hạ tầng kỹ thuật thoát nước chưa được đầu tư tương xứng, cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan đã biến các hầm chui dân sinh số 3, 5, 6 và Km9+656 Đại lộ Thăng Long - nơi có cao độ nền đường thấp hơn 0,5-0,7m so với nền đường xung quanh, thành nơi chứa nước. Khi mực nước sông Nhuệ và sông Cầu Ngà dâng cao, thậm chí nước còn chảy ngược trở lại các khu vực này.

Cần đảm bảo tiến độ các dự án

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố hiện nay mới chỉ hoàn chỉnh theo quy hoạch ở khu vực các sông Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu, diện tích 77,5km2 (gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ). Hệ thống thoát nước ở khu vực phía Tây Thành phố như quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm… vẫn chỉ nằm trên lý thuyết. Trong khi đó, hệ thống thoát nước trong khu vực nội thành của Hà Nội hiện nay cũng chỉ đáp ứng được lượng mưa 100mm/2h. Còn nếu lượng mưa trên 100mm/2h sẽ gây quá tải, dẫn đến ngập úng.

Cũng cần phải nói thêm rằng, đó mới chỉ là thống kê tại các khu vực có hệ thống thoát nước của Thành phố do Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội quản lý, còn đối với các ngõ, xóm thuộc hệ thống quản lý của quận, huyện thì tình trạng còn phức tạp hơn rất nhiều. Qua duy trì hệ thống thoát nước khu vực nội đô, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Trịnh Ngọc Sơn cho hay, nhiều dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật đang thi công đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của các trục thoát nước chính. Trong khi đó, tình trạng vi phạm các quy định về thoát nước ở một số khu vực vẫn tiếp tục xảy ra, điển hình như việc người dân tự ý đặt các tấm chắn, vật cản bịt các ga thu nước; xây dựng bục bệ, cầu dẫn lên vỉa hè gây cản trở dòng chảy; vứt rác thải, phế thải xuống hệ thống kênh, mương, cống thoát nước...

Trả lời phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, hiện tại, Hà Nội có 8 dự án thoát nước, xử lý nước thải. Trong đó có 5 dự án nhóm B và 3 dự án nhóm A. 4 trong số 5 dự án nhóm B đã được trình thẩm định, còn lại dự án Trạm bơm Gia Thượng cần chờ quận Long Biên điều chỉnh vị trí trạm bơm, sau đó sẽ trình ngay đề xuất chủ trương. Đối với 3 dự án nhóm A, bao gồm Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ, và Dự án thoát nước và cải thiện môi trường Long Biên - Gia Lâm, là 3 dự án lớn, do đó cần rà soát kỹ khi lập đề xuất chủ trương để đảm bảo báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi đồng bộ, tránh tình trạng điều chỉnh nhiều lần. Sau khi hoàn thiện, Sở Xây dựng sẽ trình Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình Hội đồng nhân dân vào kỳ họp cuối năm.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo ngày 19/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, thời tiết Hà Nội dự báo chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng nóng.
Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo ngày 17/4, khu vực Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ từ 20 đến 35 độ C.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Thời điểm này cũng trùng với giai đoạn giao mùa ở miền Bắc và miền Trung, do đó thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là một đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất: 30-32 độ.
Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Hà Nội những ngày giữa tháng 4, bầu trời xanh ngắt, mây trắng, nắng vàng rực rỡ. Diện mạo của Thủ đô, dáng vóc của Thủ đô lại càng rực rỡ hơn, phố phường “xanh” hơn trong mắt bạn bè quốc tế khi công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đang có nhiều đột phá, nhất là tại hai địa bàn 2 phường Quán Thánh và Điện Biên, quận Ba Đình. Nơi đang được duy trì mức độ vệ cao nhất (mức độ 1).
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/4: Không mưa, trưa và chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/4: Không mưa, trưa và chiều trời nắng

Dự báo ngày 15/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/4: Ngày nắng, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/4: Ngày nắng, đêm và sáng trời rét

Dự báo ngày 14/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng trời rét.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/4: Trời chuyển rét, chiều và tối có mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/4: Trời chuyển rét, chiều và tối có mưa dông rải rác

Dự báo ngày 13/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, chiều tối và tối có mưa rào và rải rác có dông, sau có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 3.
Xem thêm
Phiên bản di động