--> -->

Làm rõ nguyên nhân chậm hoàn thành 8 dự án thoát nước, xử lý nước thải tại Hà Nội

Sáng 7/12, tiếp tục Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI tiến hành tái chất vấn việc thực hiện một số nội dung nghị quyết, kết luận chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội đã đến thời hạn giải quyết nhưng còn chậm, chưa hiệu quả.
Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước Bế mạc giải bóng đá CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

4 dự án chưa bố trí được nguồn vốn

Tại phiên tái chất vấn, đại biểu Nguyễn Minh Tuân (Tổ đại biểu huyện Phú Xuyên) nêu, UBND Thành phố đã có cam kết phê duyệt 8 dự án thoát nước và thu gom xử lý nước thải; nhưng tới nay mới trình được 4 dự án. Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng cho biết nguyên nhân, trách nhiệm chưa hoàn thành tiến độ các dự án?

Trả lời vấn đề đại biểu nêu, Giám đốc Sở Xây Dựng Võ Nguyên Phong cho biết, Sở đã triển khai thực hiện lập đề xuất chủ trương đầu tư của 8 dự án thoát nước, thu gom xử lý nước thải với tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng, trong đó đã trình HĐND được 4 dự án; hiện nay còn 4 dự án.

Trong 4 dự án còn lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản trả lời Sở Xây dựng chưa bố trí được nguồn vốn nên chưa triển khai lập chủ trương đầu tư với dự án cải thiện môi trường thoát nước của quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Làm rõ nguyên nhân chậm hoàn thành 8 dự án thoát nước, xử lý nước thải tại Hà Nội
Giám đốc Sở Xây Dựng Võ Nguyên Phong trả lời câu hỏi chất vấn.

Trong đó, với dự án trạm bơm Gia Thượng (quận Long Biên), hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh, có tổng mức đầu tư khoảng 894 tỷ đồng. Tháng 10 vừa qua, Sở Quy hoạch và Kiến trúc đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ phân khu N10, làm cơ sở để Sở Xây dựng hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư của dự án.

Đối với hệ thống thu gom của lưu vực S1 về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Sở Xây dựng cũng đã hoàn thành việc lập đề xuất chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 2.600 tỷ đồng. Với tổng mức đầu tư như vậy và với cả toàn bộ phần lưu vực của dự án này là 2.894 tỷ đồng.

“Lý do của dự án này chậm do liên quan lưu vực sông, phải kết nối được tới khoảng gần xấp xỉ với 100 dự án nhà ở, khu đô thị. Hiện nay đang trình Sở Kế hoạch và Đầu tư”, Giám đốc Sở Xây dựng nêu.

Về dự án thu gom và xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ, ông Võ Nguyên Phong cũng nêu khó khăn khi lưu vực của dự án liên quan đến toàn bộ diện tích 3.006ha, tổng mức đầu tư là 2.900 tỷ đồng; phải xác định vị trí đấu nối với khu vực làng xóm hiện hữu chưa được đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống cống và nhiều tuyến đường chưa được đầu tư theo quy hoạch.

Đang hoàn chỉnh thủ tục khởi công giai đoạn 1 dự án Nhà máy xử lý chất thải Núi Thoong

Cũng tại phiên tái chất vấn, đại biểu Trịnh Xuân Quang (Tổ Đại biểu quận Thanh Xuân) chất vấn kết quả xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Núi Thoong. Đề nghị UBND Thành phố cho biết các kết quả thực hiện cam kết này thế nào để đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn Thành phố?

Trả lời chất vấn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết, đối với Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Núi Thoong, dự án hiện tại đã được duyệt 450 tấn/ngày.

Làm rõ nguyên nhân chậm hoàn thành 8 dự án thoát nước, xử lý nước thải tại Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông trả lời về tiến độ nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Núi Thoong.

Doanh nghiệp đang triển khai để làm hoàn chỉnh các thủ tục để khởi công dự án giai đoạn 1 là 450 tấn vào cuối năm 2023 và sẽ chỉnh quy hoạch để dự án này nâng lên công suất 2.000 tấn/ngày/đêm mới đảm bảo được tiêu chuẩn về định mức kinh tế kỹ thuật để phát điện.

“Trong quá trình điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô trong thời gian tới sẽ điều chỉnh lại quy hoạch. Trong quá trình được duyệt sẽ điều chỉnh lại dự án và cam kết thực hiện trong năm 2023 để khởi công với công suất 450 tấn”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông thông tin.

Đại biểu Lê Vĩnh Sơn (tổ đại biểu huyện Mỹ Đức) đặt câu hỏi với đại diện UBND Thành phố về việc tiến độ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư ở 148 Giảng Võ (Ba Đình)? Liệu có hoàn thành được trong năm 2023 như cam kết?

Trả lời đại biểu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, ngày 10/11, UBND Thành phố đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết 1/500 dự án ở 148 Giảng Võ, quận Ba Đình. Hiện nay, đồ án điều chỉnh đang lấy ý kiến cộng đồng, xử lý các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc có liên quan và nội dung cải tạo khu tập thể Giảng Võ liền kề, đảm bảo các hạ tầng kỹ thuật, xã hội…

Việc điều chỉnh quy hoạch này rất quan trọng, UBND Thành phố đã xin ý kiến Bộ Xây dựng, đã cơ bản thống nhất, báo cáo Chính phủ. Quy hoạch trước là 10 tòa nhà ở cao 50 tầng, giờ điều chỉnh loại bỏ chức năng nhà ở và đưa về các chức năng phù hợp với khu vực, đảm bảo các quy chuẩn. Hiện nay, các Sở đang cố gắng triển khai, dự kiến cuối năm 2023 sẽ phê duyệt đồ án, chậm nhất vào tháng 1/2024.

Về tiến độ dự án công viên văn hóa thể thao Hà Đông, Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà cho biết, đến nay, quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt. Quận đã lập xong hồ sơ chủ trương đầu tư dự án để báo cáo HĐND quận thông qua trong thời gian sớm nhất. Bà Cấn Thị Việt Hà cũng khẳng định trong năm 2024 sẽ phê duyệt được chủ trương đầu tư dự án.

Tại phiên chất vấn, Giám đốc các sở, ngành, quận cũng giải trình về vấn đề còn chậm trong ban hành các đơn giá, định mức; phân cấp ủy quyền các thủ tục về các quận, huyện, thị xã nhưng thiếu quy trình…

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với 15 tổ chức Đảng trực thuộc

Thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với 15 tổ chức Đảng trực thuộc

Chiều ngày 22/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức Đảng trực thuộc.
Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp phải hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý; cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cơ sở dữ liệu công chứng.
Quyết tâm xây dựng lực lượng Công an vững mạnh, vì nhân dân phục vụ

Quyết tâm xây dựng lực lượng Công an vững mạnh, vì nhân dân phục vụ

Ngày 22/7, Đại hội Đảng bộ Công an phường Ba Đình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và lực lượng Công an cơ sở. Đây là kỳ Đại hội đầu tiên của Đảng bộ Công an phường kể từ khi bộ máy chính quyền 2 cấp chính thức được kiện toàn, thể hiện tinh thần đoàn kết, đổi mới và quyết tâm xây dựng lực lượng Công an chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vì bình yên của nhân dân.
Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng, thời gian qua, những đồng vốn nghĩa tình từ Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ Thủ đô.
Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414:  Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414: Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414, thêm cơ hội phát triển du lịch
Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tây Mỗ đã tổ chức các đoàn công tác đi thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.

Tin khác

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo ngày 22/7, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Xem thêm
Phiên bản di động