Để báo chí phát triển hơn nữa sau quy hoạch
Hội nhà báo Thành phố Hà Nội kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam | |
Luật Báo chí (sửa đổi): Động lực để báo chí phát triển | |
TP sẽ quan tâm, tạo điều kiện để báo chí phát triển hơn |
Từ định hướng, phương án sắp xếp và lộ trình thực hiện…
Theo Quyết định của Thủ tướng, đối với báo và tạp chí in tiến hành sắp xếp hệ thống các cơ quan báo in gắn với đổi mới mô hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo in, mỗi cơ quan có thể có nhiều ấn phẩm (trong đó có 01 ấn phẩm chính và có thể có một số ấn phẩm khác). Các cơ quan báo sau khi sắp xếp đều có cơ quan chủ quản trực tiếp là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp bộ, ngành trung ương (trừ các quân khu, quân chủng) tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, quản lý. Các cơ quan báo chí được giao quyền tự chủ tài chính.
Các phóng viên tác nghiệp tại những sự kiện chính trị của đất nước |
Nhà nước tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được xác định. Đổi mới hình thức, nội dung các ấn phẩm đáp ứng yêu cầu thông tin chung và thông tin chuyên biệt của từng nhóm độc giả, vùng miền. Phương án sắp xếp và lộ trình thực hiện như sau:
Ban Chấp hành Trung ương có Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản. Báo Nhân dân thực hiện theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện. Đến năm 2020, mỗi ban đảng Trung ương có không quá 01 tạp chí in; khuyến khích các tạp chí có phiên bản điện tử và chuyển dần từ hình thức tạp chí in sang tạp chí điện tử.
Sau năm 2020, trên cơ sở lấy Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương) làm nòng cốt, hợp nhất tạp chí các ban đảng Trung ương để xây dựng một cơ quan báo chí tập trung, đa phương tiện; Văn phòng Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước mỗi cơ quan có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in; Bộ, cơ quan ngang bộ có 01 cơ quan báo và 01 cơ quan tạp chí.
Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ nếu tiếp nhận thêm cơ quan báo thuộc các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội trung ương, các doanh nghiệp thì được có tối đa 02 cơ quan báo nhưng chậm nhất đến năm 2025 phải hoàn thành việc sắp xếp (còn 01 cơ quan báo); Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân thực hiện theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện; Cơ quan thuộc Chính phủ (trừ Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam) có một cơ quan tạp chí. Quân khu, quân chủng có 01 cơ quan báo hoặc 01 cơ quan tạp chí; Tổng cục và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có 01 cơ quan tạp chí.
Về lộ trình thực hiện: Đến hết năm 2020, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch; Bộ Công an hoàn thành sắp xếp báo của công an 5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành ấn phẩm của Báo Công an nhân dân trong năm 2020; Học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, bệnh viện đủ điều kiện theo quy định được có cơ quan tạp chí khoa học chuyên ngành.
Các cơ quan tạp chí này thực hiện tự chủ theo quy định của pháp luật; Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 01 cơ quan báo thuộc Đảng bộ cấp tỉnh, 01 cơ quan tạp chí thuộc hội văn học - nghệ thuật tỉnh. Một số tỉnh, thành phố là địa bàn trọng điểm về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, du lịch được có cơ quan tạp chí chuyên ngành.
Các cơ quan cấp sở, ngành thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có cơ quan báo chí. Lộ trình thực hiện: Đến hết năm 2020, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đến hết năm 2020 sắp xếp còn tối đa 05 cơ quan báo (không tính các cơ quan báo thuộc tổ chức tôn giáo); đến năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp (còn 01 cơ quan báo).
Mỗi tổ chức chính trị - xã hội trung ương có 01 cơ quan báo và 01 cơ quan tạp chí. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 01 cơ quan báo trực thuộc Liên hiệp và một số tạp chí của các hội thành viên. Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam có 01 cơ quan báo và 01 cơ quan tạp chí.
Mỗi tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội trung ương có 01 cơ quan tạp chí. Lộ trình thực hiện: Đến hết năm 2019, các tổ chức ở trung ương hoàn thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch. Riêng Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đến hết năm 2020 sắp xếp còn tối đa 03 cơ quan báo; đến năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp (còn 01 cơ quan báo); Đến hết năm 2020, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước không còn cơ quan báo.
Các tạp chí của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo giấy phép đã được cấp; việc cấp lại giấy phép thực hiện theo quy định của Luật Báo chí; Cơ quan trung ương của các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam có 01 cơ quan tạp chí. Lộ trình thực hiện: Đến năm 2025, các tổ chức tôn giáo hoàn thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch.
Đối với báo điện tử và tạp chí điện tử: Phương án sắp xếp đối với báo, tạp chí điện tử tương tự như đối với báo, tạp chí in. Các cơ quan, tổ chức được có cơ quan báo, tạp chí in như quy định tại khoản 1 trên đây thì được phép có báo, tạp chí điện tử. Tạp chí điện tử phải thể hiện đúng tính chất tạp chí, không được sử dụng giấy phép xuất bản tạp chí điện tử để xuất bản báo điện tử.
Lộ trình thực hiện: Việc sắp xếp thực hiện theo lộ trình như đối với báo in, tạp chí in; Các báo điện tử hiện có cơ quan chủ quản là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì thực hiện chuyển đổi cơ quan chủ quản hoặc chuyển thành tạp chí.
Đối với báo điện tử và tạp chí điện tử: Phương án sắp xếp đối với báo, tạp chí điện tử tương tự như đối với báo, tạp chí in. Các cơ quan, tổ chức được có cơ quan báo, tạp chí in như quy định tại khoản 1 trên đây thì được phép có báo, tạp chí điện tử. Tạp chí điện tử phải thể hiện đúng tính chất tạp chí, không được sử dụng giấy phép xuất bản tạp chí điện tử để xuất bản báo điện tử.
Lộ trình thực hiện: Việc sắp xếp thực hiện theo lộ trình như đối với báo in, tạp chí in; Các báo điện tử hiện có cơ quan chủ quản là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì thực hiện chuyển đổi cơ quan chủ quản hoặc chuyển thành tạp chí.
Về cơ bản các báo điện tử tự cân đối tài chính. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ phát triển một số báo điện tử chủ lực có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính tương tác cao, phong phú về nội dung, có khả năng thu hút công chúng, định hướng dư luận xã hội, nhất là trước các sự kiện, vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài);
Sắp xếp hệ thống các báo điện tử gắn với đổi mới công nghệ, quản lý nhằm phát huy tối đa lợi thế về bao phủ thông tin, khả năng tương tác, tìm kiếm thông tin và xâu chuỗi sự kiện, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ đa phương tiện, trở thành công cụ hữu hiệu định hướng thông tin mạng…
...đến quy hoạch báo chí Thủ đô
Để thực thi Quyết định về Quy hoạch và Quản lý báo chí của Thủ tướng, ngày 2/1/2020, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 18/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án sắp xếp phát triển và quản lý báo chí thành phố Hà Nội đến năm 2025. Theo đó, trong giai đoạn 1, từ khi đề án được phê duyệt đến hết năm 2020 có 3 cơ quan báo chí không phải sắp xếp; 15 cơ quan báo chí phải sắp xếp.
Các phóng viên tác nghiệp Đại hội Đảng lần thứ XII. |
Trong đó, dừng hoạt động 6 tạp chí, gồm: Giáo dục Thủ đô; Thương gia; Hàng hóa và Thương hiệu; Tinh hoa Đất Việt; Phái đẹp (Elle); Golf Việt Nam. Dừng hoạt động 3 cơ quan báo: Báo Màn ảnh Sân khấu; Thời báo Doanh nhân; Cựu chiến binh Thủ đô. Giữ ổn định 4 cơ quan báo: Kinh tế và Đô thị; Phụ nữ Thủ đô; Lao động Thủ đô; Tuổi trẻ Thủ đô. Sáp nhập báo Pháp luật và Xã hội vào báo Kinh tế và Đô thị. Chuyển đổi mô hình hoạt động 1 cơ quan báo: Chuyển báo Người Hà Nội thành tạp chí chuyên ngành Văn học Nghệ thuật của thành phố Hà Nội.
Kết quả sau sắp xếp còn 8 cơ quan báo chí: 5 báo, 2 tạp chí, 1 Đài PT-TH Hà Nội; giảm 10 cơ quan báo chí, cụ thể như sau: 5 báo in gồm Hà Nội mới; Kinh tế và Đô thị; Phụ nữ Thủ đô; Lao động Thủ đô; Tuổi trẻ Thủ đô. 2 tạp chí gồm Khoa học (thuộc trường Đại học Thủ đô); Văn học và Nghệ thuật Hà Nội.
Giai đoạn 2, từ ngày 1/1/2021 đến hết năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp; ổn định hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả các cơ quan báo chí Thành phố sau sắp xếp. Xác định cơ quan báo chí chủ lực, nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chính trị, định hướng thông tin tạo đồng thuận trong xã hội.
Đối với báo in và tạp chí sẽ hoạt động theo mô hình một cơ quan báo in có nhiều ấn phẩm; đổi mới hình thức, nội dung. Đối với báo điện tử và tạp chí điện tử: tập trung phát triển báo điện tử có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính tương tác cao, định hướng dư luận xã hội, tuyên truyền và thông tin đối ngoại (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài); đổi mới công nghệ, trở thành công cụ hữu hiệu định hướng thông tin mạng.
Đối với phát thanh, truyền hình: Đài PT-TH Hà Nội hoàn thiện tổ chức nhân sự theo mô hình tinh gọn, hiệu quả; đẩy mạnh cung cấp trên mạng internet; đầu tư thiết bị chuyên ngành và hệ thống an ninh, an toàn trong phát sóng; sản xuất chương trình truyền hình theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại.
Vì một nền báo chí phát triển
Trước và sau Quy hoạch, báo chí Việt Nam đều tổ chức một cách thống nhất theo nguyên tắc không có báo chí tư nhân. Mỗi cơ quan báo chí đều thuộc một cơ quan chủ quản từ Trung ương đến cấp tỉnh, thành, bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội. Và dù tôn chỉ hoạt động có khác nhau, song bất luận thế nào mỗi cơ quan báo chí (báo in, báo điện tử, tạp chí, phát thanh, truyền hình) đều thống nhất tôn chỉ: Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, Văn hóa Việt Nam! Và bất luận thế nào, báo chí đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thực tế, trong suốt quá trình cách mạng cũng như hiện tại, các cơ quan báo chí đã và luôn hoành thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, các cơ quan báo chí hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Về khách quan: Sự bùng nổ của công nghệ thông tin với sự ra đời của hệ thống báo mạng, hệ thống thông tin trên không gian mạng không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến báo giấy mà còn những cơ quan báo điện tử hoạt đúng tôn chỉ mục đích.
Về chủ quan, trong số các cơ quan báo chí hiện nay, thì hầu như chỉ hệ thống báo chí của Đảng, chính quyền là được biên chế về nhân sự, hưởng lương ngân sách, còn lại phải tự hạch toán độc lập. Điều này nảy sinh mâu thuẫn, đó là để cơ quan tồn tại, phát triển, đủ tài chính trang trải cho hoạt động chuyên môn, trả lương cán bộ, phóng viên đòi hỏi phải chạy theo các tin tức thị trường, câu view, giật tít…Làm cách này hay dẫn đến sa đà, mà giới chuyên môn gọi là thương mại hóa báo chí. Nhưng nếu không làm như vậy sẽ không thu hút được bạn đọc, nguồn quảng cáo và doanh thu từ hoạt động báo chí giảm.
Vì vậy, vấn đề đặt ra, báo chí sẽ phát triển như thế nào sau khi có Quyết định của Thủ tướng về quy hoạch và quản lý báo chí đến năm 2025. Một số lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí cũng như chuyên gia về luật, kinh tế cho rằng: Quyết định về quy hoạch và quản lý báo chí của Thủ tướng về điều kiện để tồn tại cơ quan báo chí, chuyển từ báo xuống tạp chí và lộ trình sáp nhập rất rõ ràng.
Vì vậy, ngoài nỗ lực của mỗi cơ quan quan báo chí, điều mà lãnh đạo, cán bộ, phóng viên mỗi cơ quan báo quan tâm nhất, các bộ, ngành cần tham mưu Chính phủ sớm có cơ chế về tài chính để báo chí phát triển và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Cụ thể, bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, hệ thống báo chí Việt Nam cũng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia đấu tranh với những luận điệu sai trái, thế lực chống phá, đấu tranh chống tiêu cực, lãng phí, tham ô, cổ vũ cái đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…
Do đó, nếu một số cơ quan chủ quản không có điều kiện biên chế cho đội ngũ cán bộ, phóng viên như hệ thống báo Đảng, chính quyền thì các cơ quan quản lý Nhà nước phải sớm cụ thể hóa cơ chế đặt hàng như Quyết định 362 của Thủ tướng cũng như tạo điều kiện để cơ quan phát triển tốt hơn nữa kinh tế báo chí.
Quy hoạch báo chí đã có hiệu lực, tiến trình sắp xếp các cơ quan báo chí đã và đang triển khai, để báo chí ngày càng phát triển, xứng đáng là “binh chủng trên mặt trận thông tin- tuyên truyền của Đảng”, hơn lúc nào hết các cơ quan chuyên môn cần sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến các cơ chế tài chính và nhân sự cho các cơ quan báo chí.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13